Phiếu trắc nghiệm Hoá học 10 chân trời Ôn tập Chương 3: Liên kết hoá học (P3)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 3: Liên kết hoá học (P3). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hóa học 10 chân trời sáng tạo (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC
(PHẦN 3 – 25 CÂU)
Câu 1: Liên kết cộng hóa trị là liên kết hình thành giữa hai nguyên tử bằng
- một cặp electron chung
- các electron hóa trị riêng
- một hay nhiều cặp electron chung
- lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu
Câu 2: Một phân tử nước có thể tạo liên kết hydrogen tối đa với bao nhiêu phân tử nước khác?
- 1
- 2
- 3
- 4
Câu 3: Các phi kim với 5, 6 hoặc 7 electron ở lớp ngoài cùng có xu hướng
- nhường 5, 6 hoặc 7 electron để đạt 8 electron ở lớp ngoài cùng.
- nhường 3, 2 hoặc 1 electron để đạt 8 electron ở lớp ngoài cùng.
- nhận 5, 6 hoặc 7 electron để đạt 8 electron ở lớp ngoài cùng.
- nhận 3, 2 hoặc 1 electron để đạt 8 electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 4: Phân tử nào sau đây có liên kết ion?
- CaCl2.
- Cl2.
- HCl
- CO2
Câu 5: Bản chất hình thành liên kết hydrogen và tương tác van der waals đều do
- tương tác hút tĩnh điện
- sự góp chung electron
- sự nhường – nhận electron
- Cả A, B và C đều sai
Câu 6: Khẳng định sai là
- Liên kết đôi gồm một liên kết σ và một liên kết π, liên kết ba gồm một liên kết σ và hai liên kết π
- Liên kết đơn còn gọi là liên kết π
- Liên kết được tạo nên từ xen phủ bên của hai AO gọi là liên kết pi π
- Liên kết được tạo nên từ xen phủ trục của hai AO gọi là liên kết σ
Câu 7: Tương tác van der Waals tăng khi
- khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử giảm
- khối lượng phân tử giảm, kích thước phân tử giảm
- khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng
- khối lượng phân tử giảm, kích thước phân tử tăng
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai?
- Khi tạo liên kết thì nguyên tử có xu hướng đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm
- Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn
- Trong các phản ứng hóa học, tất cả các electron của phân tử tham gia vào quá trình tạo thành liên kết
- Các electron hóa trị của nguyên tử được quy ước biểu diễn bằng các dấu chấm đặt xung quanh kí hiệu nguyên tố
Câu 9: Hợp chất có chứa liên kết ion là
- CO2
- BaCl2
- HCl
- N2
Câu 10: Tương tác van der Waals là lực tương tác yếu giữa các phân tử, được hình thành do sự xuất hiện của các
- ion âm và ion dương
- lưỡng cực tạm thời
- lưỡng cực cảm ứng
- Cả B và C.
Câu 11: Nếu giữa hai nguyên tử chỉ có một cặp electron chung thì cặp electron này được biểu diễn
- bằng một mũi tên (→) và gọilà liên kết đơn.
- bằng một nối ba (≡≡) và gọilà liên kết ba.
- bằng một nối đơn (–) và gọi là liên kết đơn.
- bằng một nối đôi (=) và gọilà liên kết đôi.
Câu 12: Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals làm
- tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất.
- giảm nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất.
- tăng nhiệt độ nóng chảy và giảm nhiệt độ sôi của các chất.
- giảm nhiệt độ nóng chảy và tăng nhiệt độ sôi của các chất.
Câu 13: Cation R+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Phần trăm khối lượng của R trong oxide cao nhất là
- 67,82%.
- 32,18%.
- 74,19%.
- 25,81%.
Câu 14: Giải thích sự hình thành liên kết giữa nguyên tử K và Cl nào sau đây là đúng?
- Nguyên tử K nhường 1 electron tạo thành cation K+, nguyên tử Cl nhận 1 electron tạo thành anion Cl-. Các ion trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo nên hợp chất ion.
- Nguyên tử K nhường 2 electron tạo thành cation K2+, nguyên tử Cl nhận 1 electron tạo thành anion Cl-. Các ion trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo nên hợp chất ion.
- Nguyên tử K nhường 1 electron tạo thành cation K+, nguyên tử Cl nhận 2 electron tạo thành anion Cl2-. Các ion trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo nên hợp chất ion.
- Nguyên tử K nhận 1 electron tạo thành cation K+, nguyên tử Cl nhường 1 electron tạo thành anion Cl-. Các ion trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo nên hợp chất ion.
Câu 15: Yếu tố nào đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử khi hình thành liên kết hóa học?
- Độ âm điện
- Năng lượng ion hóa
- Bán kính nguyên tử
- Lực hút tĩnh điện.
Câu 16: Cho các phân tử HF, HBr, HI, HCl. Sắp xếp theo chiều tăng dần độ bền liên kết là
- HF, HCl, HBr, HI
- HF, HBr, HI, HCl
- HI, HBr, HCl, HF
- HBr, HI, HF, HCl
Câu 17: Giữa các phân tử C2H5OH
- không tồn tại liên kết hydrogen
- tồn tại liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với C) và nguyên tử O
- tồn tại liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với O) và nguyên tử C
- tồn tại liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với O) và nguyên tử O
Câu 18: Nguyên tử C và H trong các hydrocarbon nào dưới đây thỏa mãn quy tắc octet? Biết rằng mỗi gạch (−) trong công thức biểu diễn 2 electron hóa trị chung.
- H – C ≡ C – H
- H2C = CH2
- H3C – CH3
- Cả A, B và C
Câu 19: Hợp chất ion X được tạo bởi cation Na+ và ion đa nguyên tử .Cho 15,9 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là
- 4,48.
- 5,60.
- 3,36.
- 1,12.
Câu 20: Cho năng lượng liên kết của liên kết C-H là 418kJ/mol, của liên kết C=C là 612kJ/mol. Tổng năng lượng liên kết trong phân tử C2H4 là
- 1030 kJ/mol
- 2866kJ/mol
- 2284kJ/mol
- 2900kJ/mol
Câu 21: Có 2 oxit AO2 và BO2 mà tỉ lệ phân tử lượng AO2 và BO2 là 11:16. Tỉ lệ thành phần khối lượng của A và B trong oxit theo thứ tự là 6:11. Cho các phát biểu sau:
(1) Oxide AO2 và BO2 đều tan trong nước tạo dung dịch acid yếu
(2) A và B đều có 3 electron độc thân ở trạng thái cơ bản
(3) Trong AO2 có 2 liên kết pi và 2 liên kết sigma
(4) cả AO3 và BO3 đều có thể tồn tại
Số phát biểu đúng là
- 4
- 3
- 1
- 2
Câu 22: Cho ba chất C2H5OH, HCOOH, CH3COOH và các giá trị nhiệt độ sôi là 118,2oC; 78,3oC, 100,5oC. Hãy sắp xếp nhiệt độ sôi phù hợp vào đúng mỗi chất?
- C2H5OH: 118,2oC; HCOOH: 78,3oC; CH3COOH: 100,5oC
- C2H5OH: 118,2oC; HCOOH: 100,5oC; CH3COOH: 78,3oC
- C2H5OH: 78,3oC; HCOOH: 100,5oC; CH3COOH: 118,2oC
- C2H5OH: 78,3oC; HCOOH: 118,2oC; CH3COOH: 100,5oC
Câu 23: Cho các tính chất dưới đây:
(i) Dẫn điện ở trạng thái rắn.
(ii) Dễ tan trong nước tạo thành dung dịch có khả năng dẫn điện.
(iii) Thường tồn tại ở thể rắn trong điều kiện thường.
(iiii) Dễ nóng chảy, dễ bay hơi.
Số tính chất điển hình đúng của hợp chất ion là
- 1
- 2
- 3
- 4
Câu 24: Một hợp chất ion có công thức XY. Hai nguyên tố X,Y thuộc 2 chu kì kế cận nhau trong bảng tuần hoàn. X thuộc nhóm IA hoặc IIA, còn Y thuộc VIA hoặc VIIA. Biết tổng số electron trong XY bằng 20. XY là hợp chất nào sau đây
- NaCl
- NaF
- KCl
- BaO
Câu 25: Tổng số hạt trong nguyên tử M và nguyên tử bằng 86, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26 hạt. Số khối của X lớn hơn của M là 12. Tổng số hạt trong nguyên tử X nhiều hơn trong nguyên tử M là 18 hạt
Cho các phát biểu sau:
(1) M là kim loại
(2) M với X tạo với nhau liên kết cộng hóa trị
(3) X thuộc nhóm VIIA
(4) X có độ âm điện lớn nhất trong các nguyên tố của bảng tuần hoàn
Số phát biểu đúng là
- 2
- 1
- 3
- 4