Phiếu trắc nghiệm Hoá học 10 chân trời Ôn tập Chương 6: Tốc độ phản ứng hoá học
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 6: Tốc độ phản ứng hoá học. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hóa học 10 chân trời sáng tạo (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 6: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Câu 1: Mối quan hệ giữa nồng độ và tốc độ tức thời của phản ứng hóa học là
Câu 2: Mối quan hệ giữa nhiệt độ và tốc độ phản ứng hóa học được biểu diễn bằng công thức
Câu 3: Hằng số k chỉ phụ thuộc vào
- Nhiệt độ và thể tích
- Bản chất của phản ứng và số mol chất ban đầu
- Bản chất của phản ứng và nhiệt độ
- Nhiệt độ và áp suất
Câu 4: Cho phản ứng xảy ra trong pha khí sau: H2 + Cl2 → 2HCl
Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng là
- .
- .
Câu 5: Cho các phản ứng hoá học sau
- a) Fe3O4(s) + 4CO (g) → 3Fe (s) + 4CO2 (g)
- b) 2NO2(g) → N2O4(g)
- c) H2(g) + Cl2(g) → 2HCl (g)
- d) CaO (s) + SiO2(s) → CaSiO3(s)
- e) CaO (s) + CO2(g) → CaCO3(s)
- g) 2KI (aq) + H2O2(aq) → I2(s) + 2KOH (aq)
Tốc độ những phản ứng nào ở trên thay đổi khi áp suất thay đổi?
- a, b, c, e.
- a, c, e, g.
- b, d, e, g.
- a, b, d, e.
Câu 6: Xét phản ứng: 3O2 → 2O3.
Nồng độ ban đầu của oxygen là 0,024 M. Sau 5 giây nồng độ của oxygen còn lại là 0,02M. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên là
- 2,67.10-4(mol/(L.s))
- 2,28.10-4(mol/(L.s))
- 2,28.104(mol/(L.s))
- 2,67.104(mol/(L.s))
Câu 7: NOCl là chất khí độc, sinh ra do sự phân huỷ nước cường toan (hỗn hợp HNO3 và HCl có tỉ lệ mol 1:3). NOCl có tính oxi hoá mạnh, ở nhiệt độ cao bị phân huỷ theo phản ứng hoá học sau: 2NOCl → 2NO + Cl2
Tốc độ phản ứng ở 70°C là 2.10−7 mol/(L·s) và ở 80°C là 4,5.10−7 mol/(L.s).
Hệ số nhiệt độ γ của phản ứng là
- 2,93.
- 2,35.
- 1,33.
- 2,25.
Câu 8: Phương trình tổng hợp ammonia (NH3), N2 (g) + 3H2 (g) → 2NH3(g). Nếu tốc độ tạo thành NH3 là 0,345 M/s thì tốc độ của chất phản ứng H2 là
- 0,345 M/s.
- 0,690 M/s.
- 0,173 M/s.
- 0,518 M/s.
Câu 9: Cho biết những phát biểu sau đây là đúng
- Để phản ứng hóahọc xảy ra, các hạt (phân tử, nguyên tử, ion) của chất phản ứng phải va chạm với nhau.
- Khi áp suất khi CO tăng, tốc độ phản ứng 4CO + Fe3O4→ 4CO2+ 3Fe tăng lên.
- Khi tăng nhiệt độ lên 10°C, tốc độ của các phản ứng hoá học đều tăng gấp đôi.
- Nếu năng lượng va chạm giữa hai phân tử chất phản ứng nhỏ hơn năng lượng hoạt hoá thì sẽ gây ra phản ứng hoá học.
Câu 10: Hydrogen peroxide phân hủy theo phản ứng: 2H2O2 → 2H2O + O2. Tốc độ trung bình của phản ứng (theo cm3/min) trong các khoảng thời gian từ 15 ÷ 30 phút là
- 2,34
- 0,93
- 1,75
- 1,06
Câu 11: Sulfuric acid (H2SO4) là hóa chất quan trọng trong công nghiệp, ứng dụng trong sản xuất phân bón, lọc dầu, xử lí nước thải,... Một giai đoạn để sản xuất H2SO4 là phản ứng 2SO2(g) + O2 (g) → 2SO3 (g), kết quả thực nghiệm của phản ứng cho giá trị theo bảng:
Thời gian |
SO2 (M) |
O2 (M) |
SO3 (M) |
300 |
0,0270 |
0,0500 |
0,0072 |
720 |
0,0194 |
0,0462 |
0,0148 |
Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên là
- 8.10-5M/s
- 7.10-6M/s
- 9.10-6M/s
- 5.10-5M/s
Câu 12: Chất độc màu da cam dioxin gây tác hại vô cùng nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe con người. Nó phân huỷ vô cùng chậm trong đất. Nghiên cứu cho thấy phải mất tám năm để lượng dioxin trong đất giảm đi một nửa.
Nếu một mảnh đất có chứa 0,128 mg dioxin thì sau bao lâu lượng dioxin còn lại là 10-6 g dioxin.
- 66 năm.
- 56 năm.
- 46 năm.
- 67 năm.
Câu 13: Phản ứng phân huỷ một loại hoạt chất kháng sinh có hệ số nhiệt độ là 2,5. Ở 27°C, sau 10 giờ thì lượng hoạt chất giảm đi một nửa.
Khi đưa vào cơ thể người (37°C) thì lượng hoạt chất giảm đi một nửa sau bao lâu?
- 2h.
- 4h.
- 1h.
- 9h.
Câu 14: Phản ứng phân huỷ một loại hoạt chất kháng sinh có hệ số nhiệt độ là 2,5. Ở 27°C, sau 10 giờ thì lượng hoạt chất giảm đi một nửa.
Sau bao lâu thì hoạt chất kháng sinh này trong cơ thể người còn lại 12,5% so với ban đầu?
- 9h.
- 4h.
- 12h.
- 7h.
Câu 15: Khí oxygen và hydrogen có thể cùng tồn tại trong một bình kín ở điều kiện bình thường mà không nguy hiểm. Nhưng khi có tia lửa điện hoặc một ít bột kim loại được thêm vào bình thì lập tức có phản ứng mãnh liệt xảy ra và có thể gây nổ. Tia lửa điện và bột kim loại có phải chất xúc tác không?
- Chỉ có tia lửa điện là chất xúc tác.
- Chỉ có bột kim loại là chất xúc tác.
- Cả tia lửa điện và bột kim loại đều là chất xúc tác.
- Cả tia lửa điện và bột kim loại đều không phải chất xúc tác.
Câu 16: Bộ chuyển đổi xúc tác là thiết bị được sử dụng để giảm lượng khí thải từ động cơ đốt trong của ô tô và các loại phương tiện giao thông hiện đại. Thiết bị có sử dụng các kim loại platinum, rhodium và palladium để thúc đẩy quá trình nhường, nhận electron của chất trong khí thải, nó hoạt động theo cơ chế phản ứng oxi hoá – khử, chuyển đổi khoảng 98 % khí thải độc hại thành khí ít độc hại hoặc không độc hại cho môi trường. Khí thải chứa các hydrocarbon bị oxi hóa thành carbon dioxide và nước, carbon monoxide thành carbon dioxide, các oxide của nitrogen bị khử thành nitrogen và oxygen giải phóng ra môi trường.
Thiết bị trên vận dụng yếu tố nào để tác động đến phản ứng?
- Nhiệt độ
- Xúc tác
- Nồng độ
- Bề mặt tiếp xúc
Câu 17: Năm 1785, một vụ nổ xảy ra tại nhà kho nhà Giacomelli (Roma, Italia) làm nghề nghiền bột mì. Sau khi điều tra, nguyên nhân ban đầu dẫn đến vụ nổ là do bột mì khô. Sự cố xảy ra khi bột mì bay trong không khí, chạm tới nguồn lửa của chiếc đèn, đây là vụ nổ bụi đầu tiên trong lịch sử. Sau đó là các vụ nổ bụi trong hầm than, xưởng sản xuất sữa bột, dược phẩm, nhựa, kim loại,... có tác nhân tương tự gồm: nguồn oxygen, nguồn nhiệt, bụi có thể cháy được, nồng độ bụi để đạt được vụ nổ và không gian đủ kín. Để ngăn ngừa và hạn chế nổ bụi, có thể can thiệp vào những tác nhân nào?
- Giảm nồng độ hạt bụi và kiểm soát nguồn nhiệt trong khu vực sản xuất.
- Tăng nồng độ hạt bụi và kiểm soát nguồn nhiệt trong khu vực sản xuất.
- Giảm nồng độ hạt bụi và giảm không gian tiếp xúc.
- Tăng nồng độ hạt bụi và sử dụng không gian thoáng.
Câu 18: Hệ thống phun nhiên liệu điện tử (Electronic Fuel Injection – EFI) được sử dụng trong động cơ ô tô, xe máy giúp tiết kiệm nhiên liệu, xe vận hành êm và giảm ô nhiễm môi trường. Hệ thống sử dụng bộ điều khiển điện tử để can thiệp vào bước phun nhiên liệu vào buồng đốt, nhiên liệu được phun giọt cực nhỏ (1); hệ thống điều chỉnh chính xác tỉ lệ nhiên liệu – không khí trước khi phun vào buồng đốt, một cách đồng đều, nhiên liệu được đốt cháy hoàn toàn (2). Khi phương tiện thay đổi vận tốc (tăng hoặc giảm), hệ thống sẽ nhanh chóng thay đổi lượng nhiên liệu – không khí phù hợp để phun vào buồng đốt (3), nên tiết kiệm nhiên liệu và giảm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường. Các ý (1) vận dụng yếu tố chính nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
- Bề mặt tiếp xúc
- Nồng độ
- Nhiệt độ
- Xúc tác
Câu 19: Để hoà tan một tấm Zn trong dd HCl ở 200c thì cần 27 phút, cũng tấm Zn đó tan hết trong dd HCl nói trên ở 400c trong 3 phút. Hỏi để hoà tan hết Tấm Zn đó trong dd HCl trên ở 550c thì cần bao nhiêu thời gian?
- 64,64 s
- 34,64 s
- 24,64 s
- 44,64 s
Câu 20: Hydrogen peroxide phân hủy theo phản ứng: 2H2O2 → 2H2O + O2. Tốc độ trung bình của phản ứng (theo cm3/min) trong các khoảng thời gian từ 0 ÷ 15 phút là
- 2,34
- 1,25
- 1,75
- 1,06
Câu 21: Cho phản ứng ở 45°C: 2N2O5 (g) ⟶ O2 (g) + 2N2O4 (g)
Sau 275 giây đầu tiên, nồng độ của O2 là 0,188 M. Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo O2 trong khoảng thời gian trên.
- 1463 M/giây
- 6,8.10−4M/giây
- 8,6.10−4M/giây
- 6,8.104M/giây
Câu 22: Cho phản ứng: Br2 (l) + HCOOH (aq)⟶ 2HBr (aq) + CO2 (s)
Nồng độ ban đầu của Br2 là aM, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,02M. Tốc độ trung bình của phản ứng trên là 4.10-5M/s. Giá trị của a là
- 0,012 M
- 0,032 M
- 0,042 M
- 0,022 M
Câu 23: Khi cho cùng một lượng dung dịch axit sunfuric vào hai cốc đựng cùng một thể tích dung dịch Na2S2O3 với nồng độ khác nhau, ở cốc đựng dung dịch Na2S2O3 có nồng độ lớn hơn thấy kết tủa xuất hiện trước. Điều đó chứng tỏ ở cùng điều kiện về nhiệt độ, tốc độ phản ứng:
- Không phụ thuộc vào nồng độ của chất phản ứng.
- Tỉ lệ thuận với nồng độ của chất phản ứng.
- Tỉ lệ nghịch với nồng độ của chất phản ứng.
- Không thay đổi khi thay đổi nồng độ của chất phản ứng.
Câu 24: Tốc độ của phản ứng sẽ tăng lên bao nhiêu lần khi tăng nhiệt độ từ 20oC đến 100oC, nếu hệ số nhiệt độ của phản ứng đã cho bằng 2?
- 256 lần
- B. 265 lần
- 275 lần
- 257 lần
Câu 25: Phản ứng giữa hai chất A và B được biểu thị bằng phương trình hóa học sau: A + B → 2C
Tốc độ phản ứng này là V = K.[A].[B]. Thực hiện phản ứng này với sự khác nhau về nồng độ ban đầu của các chất:
Trường hợp 1: Nồng độ của mỗi chất là 0,01 mol/l.
Trường hợp 2: Nồng độ của mỗi chất là 0,04 mol/l
Trường hợp 3: Nồng độ của chất A là 0,04 mol/l, của chất B là 0,01 mol/l.
Tốc độ phản ứng ở trường hợp 2 và 3 lớn hơn so với trường 1 số lần là
- 12 và 8
- 13 và 7
- 16 và 4
- 15 và 5