Phiếu trắc nghiệm Hoá học 10 chân trời Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Hoá học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hóa học 10 chân trời sáng tạo (bản word)

TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 2 

ĐỀ SỐ 01:

Câu 1: Tương tác van der Waals được hình thành do

A. tương tác tĩnh điện lưỡng cực - lưỡng cực giữa các nguyên tử

B. tương tác tĩnh điện lưỡng cực - lưỡng cực giữa các phân tử

C. tương tác tĩnh điện lưỡng cực - lưỡng cực giữa các nguyên tử hay phân tử

D. lực hút tĩnh điện giữa các phân tử phân cực

Câu 2: Tại sao nước có nhiệt độ sôi cao bất thường so với các hợp chất có khối lượng phân tử tương tự?

A. Do nước có liên kết ion

B. Do lực Van der Waals mạnh

C. Do liên kết hydrogen giữa các phân tử nước

D. Do nước có liên kết đôi giữa các nguyên tử oxy

Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng về enthalpy?

A. Biến thiên enthalpy của phản ứng phụ thuộc vào con đường phản ứng

B. Enthalpy của chất khí luôn lớn hơn chất lỏng

C. Nếu ΔH > 0, phản ứng tỏa nhiệt

D. Nếu ΔH < 0, phản ứng tỏa nhiệt

Câu 4: Phản ứng nào sau đây có ΔH dương?

A. Đốt cháy than

B. Hòa tan NaOH vào nước

C. Quá trình bay hơi nước

D. Ngưng tụ hơi nước

Câu 5: Để tẩy vết bẩn gỉ sét trên quần áo, người ta thường dùng nước chanh (chứa axit citric). Quá trình này liên quan đến phản ứng nào?

A. Phản ứng trao đổi ion

B. Phản ứng nhiệt phân

C. Phản ứng oxi hóa - khử giữa Fe²⁺ và axit

D. Phản ứng kết tủa

Câu 6: Liên kết hydrogen là

A. liên kết được hình thành bởi một hay nhiều cặp electron chung giữa hai nguyên tử.

B. liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.

C. liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron riêng.

D. liên kết mà cặp electron chung được đóng góp từ một nguyên tử.

Câu 7: Phản ứng nào sau đây là phản ứng tỏa nhiệt?

A. Phản ứng nhiệt phân thuốc tím (KMnO4).

B. Phản ứng nhiệt phân Fe(OH)3.

C. Phản ứng đốt cháy cồn (ethanol).

D. Phản ứng nung NH4Cl(s) tạo ra NH3(g) và HCl(g).

Câu 8: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về số oxi hóa trong hợp chất?

A. Số oxi hóa của Al luôn là +3, của F luôn là –1

B. Số oxi hóa của H là +1 (trừ một số hydride kim loại NaH, CaH2, …)

C. Số oxi hóa của các kim loại kiềm (nhóm IA: Li, Na, K, …) luôn là +1, của kim loại kiềm thổ (nhóm IIA: Be, Mg, Ca, …) luôn là +2

D. Số oxi hóa của O luôn là –2

Câu 9: Cho sơ đồ như sau. Kết luận nào sau đây là đúng?

Tech12h

A. Phản ứng tỏa nhiệt

B. Năng lượng chất tham gia phản ứng nhỏ hơn năng lượng sản phẩm

C. Biến thiên enthalpy của phản ứng là a kJ/mol

D. Phản ứng thu nhiệt.

Câu 10: Tại áp suất 1 bar, nước có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tương ứng là 0℃ và (xấp xỉ) 100℃, cao hơn so với nhiều chất có khối lượng phân tử lớn hơn nước. Tính chất này là do

A. các phân tử nước liên kết khá chặt chẽ với nhau bởi các liên kết cho – nhận.

B. các phân tử nước liên kết khá chặt chẽ với nhau bởi các liên kết ion.

C. các phân tử nước liên kết khá chặt chẽ với nhau bởi các liên kết hydrogen.

D. các phân tử nước liên kết khá chặt chẽ với nhau bởi các liên kết cộng hóa trị. 

Câu 11: Cho phương trình hóa học của phản ứng: 

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaOCl + H2O. 

Trong phản ứng trên, Cl2

A. là chất oxi hóa.

B. là chất khử.

C. không là chất oxi hóa, không là chất khử

D. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.

Câu 12: Số lượng mỗi loại liên kết trong phân tử CH3Cl là

A. 1 liên kết C – H, 1 liên kết C – Cl

B. 3 liên kết C – H, 1 liên kết H – Cl

C. 2 liên kết C – H, 1 liên kết C – Cl

D. 3 liên kết C – H, 1 liên kết C – Cl

Câu 13: Nguyên nhân làm cho các liên kết phân cực là

A. sự chênh lệch năng lượng liên kết.

B. do bán kính của nguyên tử.

C. do liên kết hidro trong phân tử.

D. sự chênh lệch độ âm điện lớn. 

Câu 14: Cho phản ứng:

Tech12h(g) → Tech12h(g) (1)

Tech12h(g) → Tech12h(g) (2)

Biết phân tử Tech12h gồm 1 liên kết đôi O = O và 1 liên kết đơn O – O.

So sánh Tech12h của hai phản ứng là

A. Tech12h (1) > Tech12h (2)

B. Tech12h (1) = Tech12h (2)

C. Tech12h (1) < Tech12h (2)

D. Tech12h (1) Tech12h Tech12h (2)

Câu 15: Những phát biểu nào sau đây đúng?

(a). Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hoá học là lượng nhiệt kèm theo phản ứng đó ở áp suất 1 atm và 25oC.

(b) Nhiệt (toả ra hay thu vào) kèm theo một phản ứng được thực hiện ở 1 bar và 298 K là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đó.

(c) Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh nóng lên là phản ứng thu nhiệt.

(d) Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh lạnh đi là do các phản ứng này thu nhiệt và lấy nhiệt từ môi trường.

A. (a) và (c)

B. (b) và (d)

C. (a), (b), (d)

D. (b), (c), (d)

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoá học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay