Phiếu trắc nghiệm Hoá học 10 chân trời Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Hoá học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hóa học 10 chân trời sáng tạo (bản word)
TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 02:
Câu 1: Liên kết hydrogen là loại liên kết hóa học được hình thành giữa các nguyên tử nào sau đây?
A. Phi kim và hydrogen trong hai phân tử khác nhau
B. Phi kim và hydrogen trong cùng một phân tử
C. Phi kim có độ âm điện lớn và nguyên tử hydrogen
D. F, O, N...có độ âm điện lớn, đồng thời có cặp electron hóa trị chưa liên kết và nguyên tử hydrogen linh động
Câu 2: Tương tác Van der Waals có mặt trong loại phân tử nào?
A. Chỉ trong hợp chất ion
B. Chỉ trong hợp chất có liên kết hydrogen
C. Trong tất cả các phân tử
D. Chỉ trong kim loại
Câu 3: Khi đốt cháy hoàn toàn 3,2g CH₄ trong khí oxi, thể tích khí CO₂ thu được ở đktc là bao nhiêu?
A. 2,24 L
B. 4,48 L
C. 6,72 L
D. 8,96 L
Câu 4: Cách nào sau đây làm tăng enthalpy của hệ?
A. Làm lạnh hệ
B. Thêm chất xúc tác
C. Cung cấp nhiệt cho hệ
D. Giảm áp suất hệ
Câu 5: Nước có nhiệt độ sôi cao hơn nhiều so với H₂S, mặc dù khối lượng phân tử của chúng tương đương, vì:
A. Nước có khối lượng nhẹ hơn nên dễ bay hơi hơn
B. H₂S có lực Van der Waals mạnh hơn H₂O
C. Nước tạo liên kết hydro bền vững hơn
D. Nước có liên kết ion mạnh hơn
Câu 6: Liên kết hydrogen không được hình thành giữa hai phân tử nào sau đây?
A. 2 phân tử .
B. 1 phân tử và 1 phân tử
.
C. 1 phân tử và 1 phân tử
.
D. 2 phân tử HF.
Câu 7: Những ngày nóng nực, pha viên sủi vitamin C vào nước để giải khát, khi viên sủi tan, thấy nước trong cốc mát hơn đó là do
A. Xảy ra phản ứng thu nhiệt.
B. Xảy ra phản ứng tỏa nhiệt.
C. Xảy ra phản ứng trao đổi chất với môi trường.
D. Có sự giải phóng nhiệt lượng ra ngoài môi trường.
Câu 8: Số oxi hóa của Mn trong các phân tử MnO2, KMnO4, K2MnO4 lần lượt là
A. +4, +7, +6
B. +2, +5, +6
C. −4, +7, +6
D. +2, +4, +3
Câu 9: Sự phá vỡ liên kết cần ….. năng lượng, sự hình thành liên kết …... năng lượng.
Cụm từ tích hợp điền vào chỗ chấm trên lần lượt là
A. cung cấp, giải phóng.
B. giải phóng, cung cấp.
C. cung cấp, cung cấp.
D. giải phóng, giải phóng.
Câu 10: Trong dãy HX, các acid HCl, HBr, HI là axit mạnh nhưng HF là axit yếu. Đó là do
A. khối lượng phân tử HF nhỏ hơn nhiều so với các acid khác
B. năng lượng liên kết của H-F lớn hơn nhiều các liên kết H-X khác.
C. trong phân tử HF có liên kết hydrogen.
D. trong phân tử HF có tương tác van der Waals.
Câu 11: Làm các thí nghiệm tương tự nhau: Cho 0,05 mol mỗi kim loại Mg, Zn, Fe vào ba bình đựng 100 mL dung dịch CuSO4 0,5 M. Nhiệt độ tăng lên cao nhất ở mỗi bình lần lượt là ∆T1, ∆T2, ∆T3. Sự sắp xếp nào sau đây là đúng?
A. ∆T1 < ∆T2 < ∆T3.
B. ∆T3 < ∆T1 < ∆T2.
C. ∆T2 < ∆T3 < ∆T1.
D. ∆T3 < ∆T2 < ∆T1.
Câu 12: Cho phản ứng: Fe + CuSO4 ⟶ Cu + FeSO4. Khẳng định đúng là
A. Chất khử là Fe, chất oxi hóa là Cu2+
B. Chất khử là Cu2+, chất oxi hóa là Fe
C. Chất khử là Cu, chất oxi hóa là Fe2+
D. Chất khử là Fe2+, chất oxi hóa là Cu
Câu 13: Trong phân tử, khi các electron di chuyển tập trung về một phía bất kì của phân tử sẽ hình thành nên các
A. một ion âm.
B. lưỡng cực cảm ứng.
C. lưỡng cực vĩnh viễn.
D. lưỡng cực tạm thời.
Câu 14: Cho phản ứng: (g) + HCl(g) →
(s)
Biết (
(s)) = − 314,4 kJ/mol;
(HCl(g)) = − 92,31 kJ/mol;
(
(g)) = − 45,9 kJ/mol.
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng tính là
A. – 176,19 kJ.
B. – 314,4 kJ.
C. – 452,61 kJ.
D. 176,2 kJ.
Câu 15: Tổng hệ số cân bằng (hệ số tối giản) của phản ứng: FeS2 + O2 → SO2 + Fe2O3 là?
A. 23
B. 24
C. 25
D. 26
Câu 16: ........................................
........................................
........................................