Phiếu trắc nghiệm Hoá học 10 chân trời Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Hoá học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hóa học 10 chân trời sáng tạo (bản word)
TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 05:
Câu 1: Cho các khí hiếm sau: He, Ne, Ar, Kr, Xe.
Khí hiếm có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất và cao nhất lần lượt là
A. Xe và He
B. Ar và Ne
C. He và Xe
D. He và Kr
Câu 2: Tại sao NH₃ có nhiệt độ sôi thấp hơn H₂O mặc dù đều có liên kết hydrogen?
A. Vì H₂O có nhiều liên kết hydrogen hơn
B. Vì NH₃ nhẹ hơn H₂O
C. Vì NH₃ có lực Van der Waals yếu hơn
D. Vì NH₃ có áp suất hơi lớn hơn
Câu 3: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng tỏa nhiệt?
A. Bay hơi nước
B. Quá trình quang hợp
C. Đốt cháy nhiên liệu
D. Phân hủy CaCO₃
Câu 4: Loại liên kết nào đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cấu trúc chuỗi DNA?
A. Liên kết ion
B. Liên kết cộng hóa trị
C. Liên kết hydro
D. Lực Van der Waals
Câu 5: Cho phản ứng : →
Khi x có giá trị là bao nhiêu thì phản ứng trên không thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử ?
A. x = 1
B. x = 2
C. x = 1 hoặc x = 2
D. x = 3
Câu 6: Loại liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn thường là F, O, N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết là
A. liên kết ion.
B. liên kết cộng hóa trị có cực.
C. liên kết hydrogen.
D. liên kết cộng hóa trị không cực.
Câu 7: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?
A. CaCO3 CaO + CO2.
B. BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓+ 2NaCl.
C. 4Al + 3O2 2Al2O3.
D. NaOH + HCl → NaCl + H2O.
Câu 8: Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với
A. nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch);
B. nhiệt độ thường được chọn là 0° C (273 K);
C. 0 atm (đối với chất khí);
D. nhiệt độ 25° C (298 K) và áp suất 1 bar (đối với chất khí);
Câu 9: Hệ số cân bằng (là các số nguyên, tối giản) của Cu2S và HNO3 trong phản ứng: Cu2S + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O là
A. 3 và 12
B. 3 và 18
C. 3 và 22
D. 3 và 10
Câu 10: Liên kết hydrogen được hình thành như thế nào?
A. Giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia vào liên kết.
B. Giữa nguyên tử H và nguyên tử O.
C. Giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn).
D. Giữa nguyên tử H và các phi kim.
Câu 11: Cho sơ đồ phản ứng :
→
Cân bằng PTHH của phản ứng trên. Các hệ số tương ứng với phân tử các chất là dãy số nào sau đây ?
A. 3, 14, 9, 1, 7
B. 3, 28, 9, 1, 14
C. 3, 26, 9, 2, 13
D. 2, 28, 6, 1, 14
Câu 12: Trong phản ứng đốt cháy tạo ra sản phẩm CuO,
và
thì một phân tử
sẽ
A. Nhường 12 electron.
B. Nhận 12 electron.
C. Nhận 13 electron.
D. Nhường 13 electron.
Câu 13: Số lượng liên kết giữa các phân tử càng nhiều, lực liên kết càng mạnh thì
A. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của chất đó càng ổn định.
B. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của chất đó càng thấp.
C. nhiệt độ nóng chảy của chất đó càng cao và nhiệt độ sôi của chất đó càng thấp.
D. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của chất đó càng cao.
Câu 14: Cho phương trình hóa học 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O. Cho các phát biểu sau
(1) Chất khử là Cu, chất oxi hóa là HNO3
(2) Quá trình khử là Cu
(3) Số phân tử HNO3 bị khử là 2
(4) Các số nguyên tố có sự thay đổi số oxi hóa là Cu, H, N
Số phát biểu đúng là :
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
Câu 15: Điều chế NH3 từ N2 (g) và H2 (g) làm nguồn chất tải nhiệt, nguồn để điều chế nitric acid và sản xuất phân urea. Tính enthalpy tạo thành của phản ứng tạo thành NH3 biết khi sử dụng 7 g khí N2 sinh ra 22,95 kJ nhiệt
A. -91,8 kJ
B. -23,4 kJ
C. 93,3 kJ
D. 83,2 kJ
Câu 16: ........................................
........................................
........................................