Phiếu trắc nghiệm Khoa học 4 cánh diều bài 23: Vai trò của sinh vật trong chuỗi thức ăn

Bộ câu hỏi trắc nghiệm khoa học 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 23: Vai trò của sinh vật trong chuỗi thức ăn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án khoa học 4 cánh diều

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Gạo là thức ăn nằm trong nhóm

  1. Các loại lương thực.
  2. Chất chứa nhiều chất béo.
  3. Các loại hạt.
  4. Các loại chứa nhiều vi-ta-min.

Câu 2: Đâu là các loại thức ăn thuộc nhóm rau củ?

  1. Cà chua, trứng, lạc, ngô.
  2. Cà chua, cải bắp, súp lơ, rau muống.
  3. Hạnh nhân, rau muống, ngô.
  4. Gạo, ngô, khoai tây, khoai lang.

Câu 3: Thức ăn của con người có ngồn gốc từ thực vật là

  1. Thịt xông khói.
  2. Thịt cừu.
  3. Cải bắp.
  4. Thịt dê.

Câu 4: Để giữ cân bằng chuỗi thức ăn, ta không nên

  1. Giữ bầu không khí trong lành.
  2. Giữ môi trường trong sạch.
  3. Không khai thác quá mức một loài sinh vật.
  4. Săn bắn động vật hoang dã.

Câu 5: Một dãy các loài sinh vật có mối quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng, trong đó loài này ăn loài khác phía trước và là thức ăn của loài tiếp theo phía sau là

  1. Lưới dinh dưỡng.
  2. Tháp dinh dưỡng.
  3. Chuỗi thức ăn.
  4. Vi sinh vật.

Câu 6: Cho hình ảnh về chuỗi thức ăn

Các mắt xích trong chuỗi thức ăn ở hình trên là

  1. cà rốt, thỏ, cáo, sư tử.
  2. cà rốt, thỏ.
  3. thỏ, cáo.
  4. cáo, sư tử.

Câu 7: Cho hình ảnh về chuỗi thức ăn sau

Trong hình, cà rốt là thức ăn của

  1. thỏ.
  2. cáo.
  3. sư tử.
  4. Con người.

Câu 8: Cho hình ảnh về chuỗi thức ăn sau

Trong hình, thỏ là thức ăn của

  1. cà rốt
  2. cáo.
  3. sư tử.
  4. con người.

Câu 9: Cho hình ảnh về chuỗi thức ăn sau

Trong hình, nếu số lượng thỏ suy giảm sẽ dẫn đến

  1. Số lượng cà rốt suy giảm.
  2. Số lượng cáo suy giảm.
  3. Số lượng sư tử suy giảm.
  4. Số lượng cáo và sư tử suy giảm.

Câu 10: Điền vào chỗ chấm

“ Trong tự nhiên, khi số lượng sinh vật của một …(1)… trong chuỗi thức ăn tăng hoặc giảm quá mức sẽ làm chuỗi thức ăn đó bị …(2)…

  1. (1) cân bằng, (2) mắt xích.
  2. (1) mắt xích, (2) cân bằng.
  3. (1) mất cân bằng, (2) mắt xích.
  4. (1) mắt xích, (2) mất cân bằng.

Câu 11: Thực vật không phải là thức ăn của

  1. bò.
  2. gà.
  3. báo.
  4. con người.

Câu 12: Thực vật là thức ăn của

  1. Khỉ.
  2. Gà.
  3. Sâu.
  4. Tất cả đáp án trên.

Câu 13: Thức ăn của những con bò sữa là

  1. Cỏ.
  2. Sâu.
  3. Hổ.
  4. Báo.

Câu 14: Cho hình ảnh về nơi sống của cú mèo. Phát biểu đúng là

  1. Cú mèo đào hang dưới đất.
  2. Cú mèo hay sống ở trên mái nhà
  3. Cú mèo sống trong hốc cây.
  4. Trong chuồng trại.

Câu 15: Tác hại của cú mèo là?

  1. Mỗi khi cú mèo kêu là có người mất.
  2. Làm ô nhiễm nguồn nước
  3. Cú săn mồi đêm làm dân làng mất ngủ.
  4. Cú rất hôi.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Vì sao khi số lượng cú giảm thì số lượng chuột tăng?

  1. Vì cú là thức ăn của chuột.
  2. Vì chuột là thức ăn của cú, không còn cú nên chuột không bị kìm hãm số lượng.
  3. Vì cú làm chuột không thể sinh sôi phát triển.
  4. Tất cả đáp án trên đều sai.

Câu 2: Tại sao số lượng chuột tăng, lượng trâu lại giảm?

  1. Vì chuột cạnh tranh thức ăn của trâu là cỏ.
  2. Vì chuột phá chỗ ở của trâu.
  3. Vì chuột lây bệnh làm trâu bị chết.
  4. Vì chuột ăn các con nghé con.

Câu 3: Việc làm nào sau đây không giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên?

  1. Không sử dụng động vật hoang dã làm thức ăn, thuốc.
  2. Trồng nhiều cây xanh
  3. Bảo vệ rừng.
  4. Xả rác thải chưa qua xử lí ra môi trường.

Câu 4: Cho chuỗi thức ăn sau

Trong chuỗi thức ăn trên có bao nhiêu mắt xích?

  1. 3
  2. 4
  3. 5
  4. 6

Câu 5: Hãy sắp xếp các sinh vật sau để tạo một lưới thức ăn.

“ Cỏ, châu chấu, ếch”

  1. Cỏ → ếch → châu chấu.
  2. Châu chấu → Cỏ → ếch.
  3. Cỏ → châu chấu → ếch.
  4. Ếch → châu chấu → cỏ.

Câu 6: Hãy điền sinh vật phù hợp vào mắt xích còn thiếu trong chuỗi thức ăn sau

  1. Mèo.
  2. Lợn.
  3. Con người.
  4. Ếch.

Câu 7: Trong lưới thức ăn sau có bao nhiêu mát xích?

  1. 6.
  2. 7.
  3. 8.
  4. 9.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Cho các sinh vật sau, hãy sắp xếp chúng để tạo một chuỗi thức ăn hoàn chỉnh.

“ Cỏ, chuột, rắn, châu chấu, diều hâu”

  1. Châu chấu → Chuột → Cỏ → Rắn → Diều hâu.
    B. Cỏ → Châu chấu → Chuột → Rắn → Diều hâu.
  2. Diều hâu → Rắn → Chuột → Châu chấu → Cỏ.
    D. Diều hâu → Rắn → Cỏ → Chuột → Châu chấu.

Câu 2: Cho lưới thức ăn sau

Chuỗi thức ăn nào sau đây thuộc lưới thức ăn trên?

  1. Cỏ → Sâu → Gà → Rắn.
  2. Cỏ → Dê → Cáo → Vi sinh vật.

C.Cỏ → Gà → Hổ → Vi sinh vật.

  1. Cỏ → Dê → Cáo → Hổ.

Câu 3: Có bao nhiêu chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn sau?

  1. 3
  2. 4
  3. 5
  4. 6

 -----------Còn tiếp --------

=> Giáo án Khoa học 4 cánh diều Bài 23: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khoa học 4 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay