Phiếu trắc nghiệm khoa học 4 Chân trời bài 14: Ôn tập chủ đề Năng lượng - Sửa
Bộ câu hỏi trắc nghiệm khoa học 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 14: Ôn tập chủ đề Năng lượng - Sửa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án khoa học 4 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ 2. NĂNG LƯỢNGBÀI 14. ÔN TẬP CHỦ ĐỀ NĂNG LƯỢNG
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Vật phát sáng là
- Vật phát ra ánh sáng
- Vật tồn tại ở cả ba thể rắn, lỏng, khí
- Vật có thể bay hơi dưới tác động của ánh sáng
- Vật không phát sáng nhưng phản chiếu ánh sáng chiếu vào nó
Câu 2: Vật được chiếu sáng là
- Vật phát ra ánh sáng
- Vật tồn tại ở cả ba thể rắn, lỏng, khí
- Vật có thể bay hơi dưới tác động của ánh sáng
- Vật không phát sáng nhưng phản chiếu ánh sáng chiếu vào nó
Câu 3: Trong không khí, ánh sáng truyền theo
- Đường cong
- Đường thẳng
- Đường tròn
- Một đường bất kì
Câu 4: Ta nhìn thấy các vật khi
- Vật tự phát sáng
- Vật có màu đen
- Có ánh sáng phản chiếu từ các vật đến mắt
- Cả A, B, C
Câu 5: Với động vật, ánh sáng giúp
- Tìm thức ăn
- Tránh khỏi nguy hiểm
- Quan sát môi trường xung quanh
- Cả A, B, C
Câu 6: Bóng của một vật thay đổi kích thước khi
- Vị trí của vật hoặc vật phát sáng thay đổi
- Chỉ khi vị trí của vật thay đổi
- Chỉ khi vị trí của vật phát sáng thay đổi
- Bóng của một vật là cố định, không thay đổi
Câu 7: Nguồn âm là
- Nguồn tiếp nhận âm thanh
- Nguồn phát ra âm thanh
- Thường là tay
- Điện thoại
Câu 8: Điểm chung của các vật phát ra âm thanh là
- Đều rung động
- Đều có khối lượng lớn
- Đều hình tròn
- Đều tự phát ra âm thanh
Câu 9: Âm thanh có thể truyền qua
- Chất khí
- Chất lỏng
- Chất rắn
- Cả A, B, C
Câu 10: Ta thấy âm thanh to hơn khi
- Ở xa nguồn âm
- Ở gần nguồn âm
- Vật có khối lượng lớn
- Hình dạng của vật càng to, âm thanh phát ra càng lớn
Câu 11: Ta thấy âm thanh nhỏ hơn khi
- Ở xa nguồn âm
- Ở gần nguồn âm
- Vật có khối lượng lớn
- Hình dạng của vật càng nhỏ, âm thanh phát ra càng nhỏ
Câu 12: Dựa trên cách làm các nhạc cụ phát âm thanh, có thể chia thành
- Nhạc cụ dây
- Nhạc cụ gõ
- Nhạc cụ hơi
- Cả A, B, C
Câu 13: Nhiệt kế dùng để
- Đo khối lượng
- Xác định hình dạng các vật
- Đo nhiệt độ
- Xác định cấp gió
Câu 14: Nhiệt độ của một vật cho biết
- Sự nóng, lạnh của vật đó
- Khối lượng của vật đó
- Vật đó ở thể rắn, lỏng hay khí
- Hình dạng của vật
Câu 15: Nhiệt truyền từ
- Vật lạnh sang vật nóng
- Vật nóng sang vật lạnh
- Vật ở thể rắn sang thể lỏng
- Vật ở thể lỏng sang thể khí
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Trong các vật sau, đâu là vật tự phát sáng?
- Mặt Trời
- Cái bàn
- Cửa sổ
- Rèm cửa
Câu 2: Vật được phát sáng là
- Mặt Trời
- Đom đóm
- Ngọn nến đang cháy
- Ô tô
Câu 3: Vật nào sau đây là vật cản sáng?
- Kính
- Nước
- Tường nhà
- Nhựa trong suốt
Câu 4: Nhạc cụ nào sau dây là nhạc cụ dây?
- Đàn ghi ta
- Đàn tranh
- Trống
- Cả A và B
Câu 5: Việc làm giúp giảm ô nhiễm tiếng ồn là
- Mở nhạc rất to trong nhà
- Treo biển cấm bấm còi ở những nơi gần bệnh viện, trường học
- Nô đùa, hò hét trong khi mẹ đang ốm
- Hát vào nửa đêm
Câu 6: Vật dẫn nhiệt tốt là
- Vàng
- Len
- Bông
- Xốp
Câu 7: Vật dẫn nhiệt kém là
- Đồng
- Bạc
- Gỗ
- Sắt
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Khi đun nước bằng ấm đồng và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm đồng nhanh sôi hơn vì
- Đồng có khối lượng nhỏ hơn
- Đồng có khối lượng riêng nhỏ hơn
- Đồng mỏng hơn
- Đồng có tính dẫn nhiệt tốt hơn
Câu 2: Để giữ nước đá lâu chảy, người ta thường để nước đá vào các hộp xốp kín vì
- Hộp xốp kín nên dẫn nhiệt kém
- Trong xốp có các khoảng không kín nên dẫn nhiệt kém
- Trong xốp có các khoảng chân không nên dẫn nhiệt kém
- Cả A, B, C
Câu 3: Người ta thường dùng chất liệu sứ để làm bát ăn cơm vì
- Sứ rẻ tiền
- Sứ dẫn nhiệt tốt
- Sứ dẫn nhiệt kém
- Sứ làm cho cơm ngon hơn
Câu 4: Ở xứ lạnh tại sao người ta thường làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính vì
- Để tránh gió lạnh thổi vào nhà
- Để tăng thêm bề dày của kính
- Đề phòng lớp này vỡ thì còn có lớp khác
- Không khí giữa hai tấm kính dẫn nhiệt kém làm giảm sự mất nhiệt trong nhà
Câu 5: Chọn câu trả lời đúng. Một bàn gỗ và một bàn nhôm có cùng nhiệt độ. Khi sờ tay vào mặt bàn ta cảm thấy mặt bàn nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ vì
- Ta nhận nhiệt độ từ bàn nhôm ít hơn từ bàn gỗ
- Tay ta làm nhiệt độ bàn nhôm giảm xuống và làm nhiệt độ bàn gỗ tăng thêm
- Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào bàn nhôm ta mất nhiệt nhiều hơn khi ta sờ tay vào bàn gỗ
- Tay ta làm tăng nhiệt độ của hai bàn nhưng nhiệt độ của bàn nhôm tăng ít hơn
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Em hãy giải thích vì sao mùa đông áo bông giữ ấm được cơ thể?
- Vì áo bông truyền cho cơ thể nhiều nhiệt lượng hơn áo thường
- Vì khi ta vận động các sợi bông cọ xát vào nhau làm tăng nhiệt độ bên trong áo bông
- Vì sợi bông dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự truyền nhiệt từ khí lạnh bên ngoài vào cơ thể
- Vì bông xốp nên trong áo bông có chứa không khí mà không khí dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra ngoài
Câu 2: Hiện tượng nào dưới đây liên quan đến sự truyền nhiệt?
- Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sôi tay ta có cảm giác nóng lên
- Dùng một que sắt dài đưa một đầu vào bếp than đang cháy đỏ, một lúc sau cầm đầu còn lại ta thấy nóng tay
- Khi đun nước trong ấm, nước sẽ nóng dần lên nếu ta sờ ngón tay vào nước thì tay sẽ ấm lên
- Các trường hợp nêu trên đều liên quan đến hiện tượng truyền nhiệt
Câu 3: Về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày, vì
- Giữa các lớp áo mỏng có không khí dẫn nhiệt kém
- Áo dày nặng nề
- Áo dày truyền nhiệt nhanh hơn
- Áo mỏng nhẹ hơn
=> Giáo án Khoa học 4 kết nối bài 14: Ôn tập chủ đề Năng lượng