Phiếu trắc nghiệm khoa học 4 Chân trời bài 3: Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước

Bộ câu hỏi trắc nghiệm khoa học 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án khoa học 4 chân trời sáng tạo

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (14 CÂU)

Câu 1: Hình nào cho thấy nguồn nước đang bị ô nhiễm?

  1. B. 
  2. D. 

Câu 2: Đâu là dấu hiệu nước bị ô nhiễm?

  1. Có màu lạ
  2. Có mùi hôi thối
  3. Có chất bẩn, cặn, váng nổi trên bề mặt
  4. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 3: Trong các nguồn nước sau, nguồn nào là nước sạch, có thể sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày?

  1. Nước chứa trong chum, vại,…
  2. Nước ao, hồ gần các khu công nghiệp
  3. Nước máy
  4. Nước sông chảy qua các khu dân cư

Câu 4: Đâu là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước?

  1. Xả rác, phân, nước thải không đúng nơi quy định
  2. Nước thải từ các nhà máy, khai thác khoáng sản chưa được xử lí
  3. Sự cố tràn dầu
  4. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 5: Đâu không phải là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước?

  1. Phun thuốc trừ sâu hoá học
  2. Phân loại rác trước khi vứt
  3. Thiên tai: lũ lụt, gió bão,...
  4. Rác thải y tế

Câu 6: Ô nhiễm nguồn nước gây hại đến những đối tượng nào sau đây?

  1. Con người
  2. Các loài động – thực vật
  3. Cả A và B đều đúng
  4. Cả A và B đều sai

Câu 7: Hành động nào sau đây giúp bảo vệ nguồn nước?

  1. Xử lí nước thải trước khi xả ra môi trường
  2. Vứt rác bừa bãi
  3. Sử dụng đường ống dẫn nước đã cũ, bị rỉ sét,…
  4. Dùng thuốc trừ sâu, phân bón hoá học trong nông nghiệp

Câu 8: Đâu không phải hành động giúp bảo vệ nguồn nước?

  1. Cải tạo, thay mới định kì đường ống dẫn nước
  2. Đổ trực tiếp nước thải sinh hoạt ra sông, suối ở nơi mình đang sống
  3. Phân loại rác trước khi vứt
  4. Tham gia các hoạt động tình nguyện giúp làm sạch nguồn nước

Câu 9: Việc nào sau đây nên làm để tiết kiệm nước?

  1. Khoá chặt vòi nước khi không sử dụng
  2. Tắm bằng vòi hoa sen thay vì tắm bồn
  3. Tưới cây bằng nước rửa rau, nước vo gạo
  4. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 10: Việc nào sau đây không nên làm để tiết kiệm nước?

  1. Kiểm tra định kì, phát hiện và sửa chữa đường ống nước bị rò rỉ
  2. Sử dụng hệ thống nhỏ giọt để dưới cây
  3. Xả tràn nước khi rửa bát
  4. Hứng nước mưa để rửa xe, tưới cây,…

Câu 11: Nguồn nước sạch mà chúng ta đang sử dụng phổ biến trong sinh hoạt hiện nay là

  1. Nước máy
  2. Nước ngầm
  3. Nước cất
  4. Nước tinh khiết

Câu 12: Để làm sạch nước trong gia đình, chúng ta có thể làm gì?

  1. Lọc
  2. Đun sôi
  3. Sử dụng hoá chất
  4. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 13: Những hành động nào sau đây góp phần bảo vệ nguồn nước sạch?

(1) Dùng cốc đựng nước khi đánh răng

(2) Rửa mặt dưới vòi nước chảy

(3) Dùng nước sạch để rửa xe

(4) Tận dụng nước rửa rau để tưới cây

(5) Hứng nước mưa để vệ sinh sân vườn

  1. (1), (2), (4)
  2. (1), (4), (5)
  3. (2), (3), (5)
  4. (3), (4), (5)

Câu 14: Hãy chọn đáp án đúng

  1. Để tiết kiệm nước, chúng ta nên uống ít nước đi
  2. Để tiết kiệm nước, khi rửa mặt chỉ cần làm ướt khăn là đủ
  3. Cần phải tiết kiệm nước vì nguồn nước sạch trong tự nhiên không phải là vô tận
  4. Nước ở vòi, giếng không phải tiết kiệm, chỉ có nước đun sôi mới phải làm vậy vì chúng ta đã tốn than, gas,… để đun chúng

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1. Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước có thể là

  1. Làm chết các loài động vật sống dưới nước: cá, tôm,…
  2. Lan truyền các dịch bệnh: thương hàn, tả, kiết lị,…
  3. Huỷ hoại nơi sống và đời sống của các sinh vật
  4. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 2: Theo em, đâu không phải lí do chính khiến chúng ta cần bảo vệ nguồn nước?

  1. Vì nước có vai trò quan trọng đối với sự sống của con người và các loài động – thực vật
  2. Vì khách du lịch phàn nàn về chất lượng nước khi đến Việt Nam du lịch
  3. Vì sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẽ gây hại trực đến sức khoẻ chúng ta
  4. Vì bảo vệ nguồn nước cũng chính là bảo vệ môi trường

Câu 3: Hoá chất nào sau đây có thể dùng để làm sạch nước?

  1. Phèn chua
  2. Viên khử trùng
  3. Cloramin B
  4. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 4: Khi dùng phương pháp lọc để làm sạch nước, chúng ta có thể dùng gì?

  1. Cát, than hoạt tính, sỏi,…
  2. Máy lọc nước
  3. Cả A và B đều đúng
  4. Cả A và B đều sai

Câu 5: Cách làm sạch nước nào loại bỏ được vi khuẩn trong nước?

  1. Lọc
  2. Đun sôi
  3. Sử dụng hoá chất
  4. Không cách nào làm được

Câu 6: Cách làm sạch nước nào loại được hầu hết vi khuẩn và các chất gây mùi cho nước?

  1. Lọc
  2. Đun sôi
  3. Sử dụng hoá chất
  4. Không cách nào làm được

Câu 7: Cách làm sạch nước nào loại bỏ được các chất không tan trong nước?

  1. Lọc
  2. Đun sôi
  3. Sử dụng hoá chất
  4. Không cách nào làm được

Câu 8: Loại nước nào sau đây chứa ít vi khuẩn, phù hợp với cách đun sôi để làm sạch?

  1. Nước máy
  2. Nước ngầm
  3. Nước cất
  4. Nước tinh khiết

Câu 9: Tại sao chúng ta phải sử dụng tiết kiệm nước trong sinh hoạt hằng ngày?

  1. Vì ở nhiều nơi còn thiếu nước sạch
  2. Vì nước sạch dùng trong sinh hoạt phải trải qua nhiều bước xử lí rất tốn kém
  3. Vì nguồn nước trên Trái Đất không phải là vô hạn
  4. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 10: Sử dụng tiết kiệm nước sẽ giúp chúng ta

  1. Có nước để chia sẻ cho người khác
  2. Giảm chi phí sinh hoạt
  3. Ngăn ngừa việc cạn kiệt nguồn nước
  4. Cả ba đáp án trên đều đúng

III. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Ngày nước thế giới là ngày bao nhiêu?

  1. 22/2
  2. 22/3
  3. 22/4
  4. 22/5

Câu 2:Ở nước ta, sông Tô Lịch bị ô nhiễm nghiêm trọng là do nguyên nhân nào sau đây?

  1. Hoạt động sản xuất nông nghiệp
  2. Hoạt động sản xuất công nghiệp
  3. Chất thải sinh hoạt của dân cư đô thị xả trực tiếp ra sông
  4. Hoạt động dịch vụ, du lịch

Câu 3: Vì sao nên kiểm tra định kì, sửa chữa và thay mới đường ống để bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước?

  1. Vì đường ống sử dụng lâu ngày có thể đóng cặn, chất bẩn, ảnh hưởng đến chất lượng nước
  2. Vì trong quá trình sử dụng, đường ống có thể bị rò rỉ, nứt, vỡ gây lãng phí nước
  3. Để đảm bảo hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ cho đường ống
  4. Cả ba đáp án trên đều đúng

-----------Còn tiếp --------

=> Giáo án Khoa học 4 chân trời bài 3: Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khoa học 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay