Phiếu trắc nghiệm khoa học 4 Chân trời bài 5: Gió, bão
Bộ câu hỏi trắc nghiệm khoa học 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5: Gió, bão. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án khoa học 4 chân trời sáng tạo
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (14 CÂU)
Câu 1: Diều có thể bay lên cao nhờ
- Từ trường của Trái Đất
- Trọng lực của Trái Đất
- Gió
- Không khí
Câu 2: Đâu là nguyên nhân gây ra gió?
- Do sự tuần hoàn của không khí
- Do không khí chuyển động
- Do lực hút của Trái Đất
- Do từ trường của Trái Đất
Câu 3: Đặc điểm của không khí nóng là
- Nóng, nhẹ và bốc lên cao
- Nóng, nhẹ và đi xuống thấp
- Nặng và bốc lên cao
- Nặng và đi xuống thấp
Câu 4: Đặc điểm của không khí lạnh là
- Nặng và bốc lên cao
- Nặng và đi xuống thấp
- Nóng, nhẹ và bốc lên cao
- Nóng, nhẹ và đi xuống thấp
Câu 5: Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu:
“Không khí chuyển động càng …(1) thì tạo ra gió càng lớn. Không khí chuyển động càng yếu thì tạo ra gió càng …(2).”
- (1) yếu, (2) lớn
- (1) yếu, (2) nhẹ
- (1) mạnh, (2) lớn
- (1) mạnh, (2) nhẹ
Câu 6: Gió cấp 2 tác động lên các vật xung quanh như thế nào khi nó thổi qua?
- Gió nhẹ, thời tiết sáng sủa, có thể cảm thấy không khí trên da, nghe thấy tiếng lá rì rào, nhìn được làn khói bay,…
- Gió khá mạnh, mây bay, cây đu đưa, sóng nước hồ dập dờn,…
- Gió to, trời tối và có thể có bão, cây lớn đu đưa, đi bộ ngoài trời rất khó khăn,…
- Gió dữ, bầu trời đầy mây đen, cây gãy cành, nhà có thể bị tốc mái,..
Câu 7: Gió cấp 9 tác động lên các vật xung quanh như thế nào khi nó thổi qua?
- Gió nhẹ, thời tiết sáng sủa, có thể cảm thấy không khí trên da, nghe thấy tiếng lá rì rào, nhìn được làn khói bay,…
- Gió khá mạnh, mây bay, cây đu đưa, sóng nước hồ dập dờn,…
- Gió to, trời tối và có thể có bão, cây lớn đu đưa, đi bộ ngoài trời rất khó khăn,…
- Gió dữ, bầu trời đầy mây đen, cây gãy cành, nhà có thể bị tốc mái,..
Câu 8: Các cấp độ của gió có đặc điểm là
- Ít cấp độ, từ nhẹ đến mạnh
- Ít cấp độ, từ mạnh đến nhẹ
- Nhiều cấp độ, từ nhẹ đến mạnh
- Nhiều cấp độ, từ mạnh đến nhẹ
Câu 9: Nhận định nào sau đây là đúng?
- Bão có mạnh hoặc rất mạnh
- Bão gây ra những thiệt hại rất lớn về người và tài sản
- Cả A và B đều đúng
- Cả A và B đều sai
Câu 10: Đâu là những việc cần làm để phòng tránh bão?
- Thường xuyên cập nhật thông tin về cơn bão
- Tìm cách bảo vệ nhà cửa, tài sản, cây trồng và vật nuôi
- Đề phòng tai nạn do bão
- Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 11: Đâu là việc không được phép làm để phòng tránh bão?
- Dự trữ các nhu yếu phẩm cần thiết
- Tranh thủ ra khơi và trở về bờ trước khi bão đổ bộ
- Xác định vị trí an toàn để trú ẩn
- Chủ động sơ tán khỏi các nhà không đảm bảo an toàn
Câu 12: Vật nào sau đây không cần chuẩn bị để đảm bảo sinh hoạt khi có bão?
- Đồ chơi
- Nước uống, lương thực – thực phẩm
- Thuốc men
- Đèn pin, quần áo
Câu 13: Chúng ta nên trú ẩn ở…
- Trong nhà, khi đã được gia cố, chằng chống
- Dưới các mái hiên, gốc cây
- Trên tàu, thuyền neo đậu ở bờ biển
- Gần nơi có cột điện bị đổ
Câu 14: Hiện tượng thời tiết nào sau đây cho thấy sắp có bão đổ bộ?
- Trời quang đãng
- Sương mù dày đặc
- Gió dữ, mây đen kéo đến
- Nắng to
II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1. Trong tự nhiên, dưới ánh sáng mặt trời, các phần khác nhau của Trái Đất…
- Không nóng lên như nhau
- Nóng lên như nhau
- Không nguội đi như nhau
- Nguội đi như nhau
Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng?
- Phần đất liền nóng nhanh hơn biển
- Phần đất liền nóng chậm hơn biển
- Phần đất liền nguội nhanh hơn biển
- Cả A và C đều đúng
Câu 3: Vào ban ngày, không khí trên đất liền và biển ở đâu nóng hơn?
- Không khí trên đất liền nóng hơn
- Không khí trên biển nóng hơn
- Không khí trên đất liền và biển nóng như nhau
Câu 4: Vào ban đêm, không khí trên đất liền và biển ở đâu nóng hơn?
- Không khí trên đất liền nóng hơn
- Không khí trên biển nóng hơn
- Không khí trên đất liền và biển nóng như nhau
Câu 5: Không khí dịch chuyển theo hướng như thế nào?
- Từ nơi nóng tới nơi lạnh
- Từ nơi lạnh tới nơi nóng
- Từ nơi cao xuống nơi thấp
- Từ nơi thấp lên nơi cao
Câu 6: Loại thang đo nào sau đây được dùng để xác định cường độ gió, phục vụ công tác dự báo thời tiết?
- Thang đo thứ bậc (Ordinal scale)
- Thang đo tỉ lệ (Ratio scale)
- Thang sức gió Bô-pho (Beaufort)
- Thang nhiệt độ Xen-xi-út (Celsius)
Câu 7: Thang sức gió Bô-pho ra đời năm nào?
- Năm 1805
- Năm 1810
- Năm 1815
- Năm 1820
Câu 8: Theo thang sức gió Bô-pho, gió như thế nào được gọi là bão?
- Gió từ cấp 8 trở lên
- Gió giật từng cơn
- Cả A và B đều đúng
- Cả A và B đều sai
Câu 9: Gió mạnh và chuyển động nhanh có thể gây ra hiện tượng nào?
- Sóng thần
- Động đất
- Thuỷ triều
- Lốc xoáy
Câu 10. Hậu quả nào sau đây có thể xảy ra khi bão đổ bộ?
- Gây thiệt hại về mùa màng: làm gãy đổ cây cối, ngập úng,…
- Gây thiệt hại về người: cuốn bay người, đuối nước,…
- Gây thiệt hại về của: làm nhà cửa bị hư hại, tốc mái, sập đổ,…
- Cả ba đáp án trên đều đúng
III. VẬN DỤNG (4 CÂU)
Câu 1: Theo quy định về cấp gió ở Việt Nam, gió được chia thành bao nhiêu cấp?
- 10 cấp
- 15 cấp
- 18 cấp
- 20 cấp
Câu 2: Việc nào sau đây phải làm trước khi có bão?
- Gia cố, chằng chống nhà cửa, tỉa cành cây
- Dự trữ nước uống, lương thực – thực phẩm, thuốc men
- Đưa tàu thuyền về nơi neo đậu an toàn
- Cả ba đáp án trên đều đúng
-----------Còn tiếp --------
=> Giáo án Khoa học 4 chân trời bài 5: Gió, bão