Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời bài 17: Ấn Độ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 17: Ấn Độ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 8 chân trời sáng tạo

CHƯƠNG 5: CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

BÀI 17: ẤN ĐỘ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Từ nửa sau thế kỉ XIX, các đồn điền ở Ấn Độ được lập ra chỉ trồng:

  1. Trà, cà phê, bông, vải, thuốc phiện,..
  2. Các loại rau
  3. Các loại cây lương thực: lúa mì, ngô, lúa gạo,…
  4. Các loại cây lấy gỗ giá trị cao.

Câu 2: Chính sách phát triển kinh tế của thực dân Anh áp đặt lên Ấn Độ đã dẫn đến tình trạng:

  1. Thừa mứa lương thực
  2. Thiếu hụt lương thực
  3. Tầng lớp tư sản thì kiệt quệ còn tầng lớp vô sản dần giàu lên
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về nạn đói ở Ấn Độ?

  1. 1860 – 1861: 2 triệu người chết
  2. 1876 – 1878: 4,3 triệu người chết; thêm 1,2 triệu người ở các tỉnh Tây Bắc và Kashmir trong năm 1877 – 1878.
  3. 1896 – 1897: 5 triệu người chết.
  4. 1899 – 1900: hơn 10 triệu người chết.

Câu 4: Chính sách cai trị hà khắc, khơi sâu mâu thuẫn chủng tộc, đẳng cấp của thực dân Anh đã:

  1. Đưa Ấn Độ trở thành một nước có kỉ luật cao, kinh tế phát triển.
  2. Làm bùng lên làn sóng đấu tranh của nhân dân Ấn Độ dưới nhiều hình thức khác nhau
  3. Làm cho người dân Ấn Độ không còn dũng khí để đấu tranh.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Cuộc khởi nghĩa Sepoy bùng nổ vào thời gian nào?

  1. 04/04/1858
  2. 17/06/1879
  3. 10/05/1857
  4. 34/05/1865

Câu 6: Câu nào sau đây đúng về cuộc khởi nghĩa Sepoy?

  1. Binh lính người bản xứ nổi dậy chống lại các chỉ huy người Anh.
  2. Cuộc khởi nghĩa lan khắp miền Bắc và miền Trung Ấn Độ.
  3. Năm 1859, quân đội Anh dập tắt cuộc khởi nghĩa.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Đầu thế kỉ XX, những cuộc đấu tranh ở Ấn Độ vẫn tiếp tục, điển hình là:

  1. Cuộc nổi dậy của công nhân Bombay năm 1908
  2. Cuộc nổi dậy của công nhân New Delhi năm 1911
  3. Cuộc chiến bảo vệ xứ Bengal năm 1904
  4. Cuộc chiến chống thuốc phiện năm 1907

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Thực dân Anh hoàn thành việc xâm chiếm và áp đặt ách cai trị lên Ấn Độ vào thời gian nào?

  1. Giữa thế kĩ XIX
  2. Đầu thế kỉ XIX
  3. Hoàn thành xâm chiếm vào đầu thế kỉ XIX và áp đặt ách cai trị vào giữa thế kỉ XIX
  4. Hoàn thành xâm chiếm vào giữa thế kỉ XIX và áp đặt ách cai trị vào cuối thế kỉ XIX

Câu 2: Ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX, để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị, thực dân Anh đã thực hiện chính sách gì?

  1. Nhượng bộ tầng lớp trên của phong kiến bản xứ, biến bộ phận này thành tay sai
  2. Tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo,…
  3. Xây dựng một hệ thống chính trị để quản lí đất nước giống như ở chính quốc.
  4. Cả A và B.

Câu 3: Ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX, thực dân Anh đã thi hành chính sách gì về xã hội?

  1. Chính sách "ngu dân"
  2. Khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động
  3. Giáo dục những tư tưởng cấp tiến
  4. Cả A và B.

Câu 4: Từ đầu thế kỉ XVIII, điều gì đã làm cho Ấn Độ suy yếu?

  1. Sự xâm lăng của thực dân Anh và Pháp
  2. Cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước
  3. Thiên tai, dịch bệnh, mất mùa
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX, về chính trị, thực dân Anh thi hành nhiều biện pháp để:

  1. Đưa Ấn Độ vào khối Thịnh vượng chung Anh.
  2. Thực thi chính nghĩa và giải quyết vấn đề hoà bình giữa các dân tộc.
  3. Áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Thực dân Anh thực hiện các chính sách khai thác thuộc địa nhằm biến Ấn Độ thành:

  1. Một vùng đất lớn mạnh mới của Anh.
  2. Nơi để tập trận và thử nghiệm vũ khí.
  3. Nguồn cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp tại Anh
  4. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX, thay mặt Chính phủ Anh ở Ấn Độ là:

  1. Một Thủ tướng và 6 bộ thành viên, có quyền lực chi phối toàn bộ lĩnh vực xã hội và kinh tế.
  2. Một Phó vương và một hội đồng điều hành gồm 5 uỷ viên, có quyền lực như một chính phủ
  3. Một Tư lệnh và một đảng Bảo thủ gồm 10 thành viên chính.
  4. Một Tư lệnh và một đảng Tự do gồm 10 thành viên chính

Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu bước hoàn thành việc chinh phục Ấn Độ của thực dân Anh?

  1. Ngày 01/01/1877, Nữ hoàng Anh Victoria tuyên bố đồng thời là Nữ hoàng Ấn Độ
  2. Ngày 02/05/1870, Thủ tướng Anh tuyên bố sáp nhập Ấn Độ vào với chính quốc.
  3. Ngày 10/10/1881, Tuyên ngôn Độc lập của Ấn Độ ra đời.
  4. Tháng 11/1885, Anh tiêu diệt toàn bộ lực lượng chống lại Anh trên toàn cõi Ấn Độ.

Câu 3: Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh là mâu thuẫn cơ bản trong xã hội. Đó là nguyên nhân dẫn tới:

  1. Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
  2. Sự biến đổi về mặt tôn giáo
  3. Việc thực dân Anh không thể duy trì xâm lược các nước khác.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: “Bắt đầu từ những thương điểm do ………….. lập ra vào đầu thế kỉ XVII, nước Anh dần dần thôn tính và biến Ấn Độ thành thuộc địa có giá trị nhất của họ.”

Hãy điền vào chỗ trống.

  1. Công ty Đông Ấn Anh
  2. Công ty Đông Ấn Hà Lan.
  3. Thương nhân người Pháp
  4. Chính quyền Mogul

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Từ năm 1875 đến 1885, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân Ấn Độ liên tục diễn ra, đã tác động đến tầng lớp trí thức và tư sản Ấn Độ.
  2. Năm 1885, giai cấp tư sản Ấn Độ thành lập Đảng Quốc dân Đại hội.
  3. Trong 20 năm đầu, Đảng Quốc đại chủ trương đấu tranh ôn hoà yêu cầu thực dân Anh thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội và tạo điều kiện để giai cấp tư sản được tham gia các hội đồng tự trị.
  4. Kể từ M. Gandhi nắm quyền Đảng Quốc đại vào năm 1889, Đảng Quốc đại trở nên hùng mạnh, áp đảo về thực dân Anh trong việc tác động đến người dân.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về những chính sách kinh tế của thực dân Anh thực thi ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX?

  1. Thực dân Anh tiến hành cuộc khai thác Ấn Độ một cách quy mô, ra sức vơ vét nguồn nguyên liệu và bóc lột nhân công để thu lợi nhuận tối đa.
  2. Trong nông nghiệp, chính quyền thực dân tăng cường chiếm đoạt ruộng đất để lập đồn điền. Người nông dân bị bần cùng và chết đói ngày càng nhiều.
  3. Tìm cách xây dựng các trung tâm tài chính để kiếm lợi nhiều hơn nữa từ các tầng lớp giàu có trong xã hội bản xứ.
  4. Công nghiệp cũng có những chuyển biến nhất định như: đẩy mạnh khai thác hầm mỏ, phát triển công nghiệp chế biến, mở mang hệ thống đường giao thông, nhiều thành phố và hải cảng mới xuất hiện.

 --------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Lịch sử 8 chân trời bài 17: Ấn Độ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay