Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời Ôn tập Chương 3: Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 3: Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 4: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Câu 1: Địa danh nào được đề cập đến trong câu đố dưới đây?

“Sông nào chia cắt sơn hà

Dưới thời Trịnh - Nguyễn, thật là xót xa?”

  1. sông Lệ Thủy (Quảng Trị).
  2. sông Bến Hải (Quảng Trị).
  3. sông Mã (Thanh Hóa).
  4. sông Gianh (Quảng Bình).

Câu 2: Theo “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”, sự kiện nào sau đây xảy ra vào năm 1730?

  1. Chúa Trịnh chính thức cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Trịnh.
  2. Nghĩa quân Tây Sơn tấn công ra bắc, tiêu diệt chúa Trịnh.
  3. Hàng vạn dân ở Hải Dương phải đi đào sông, kéo gỗ và đắp đường, chở gạch đá để tu sửa hai chùa Quỳnh Lâm và Sùng Nghiêm
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Lê Quý Đôn trong “Đại Việt thông sử” đã nói gì về Mạc Đăng Dung?

  1. Quân lực của Đăng Dung ngày càng nhiều, công danh ngày càng thịnh, triều đình ai cũng phục.
  2. Đăng Dung uy quyền ngày một lớn, lòng người đều hướng theo.
  3. Mạc Đăng Dung học rộng, tài cao, chí khí ngút trời.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về Mạc Đăng Dung?

  1. Mạc Đăng Dung quê ở làng Cổ Trai (Kiến Thụy, Hải Phòng), là cháu bảy đời của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (thời Trần).
  2. Là người có sức khoẻ và giỏi võ, thi đỗ lực sĩ và được sung vào đội Túc vệ.
  3. Khi vào triều, ông dần được thăng các chức quan trong triều Lê và được trọng dụng
  4. Đến năm 1527, ông được phong là An Dương Vương

Câu 5: Nghệ thuật dân gian phát triển, tiêu biểu là:

  1. Nghệ thuật vị nhân sinh
  2. Nghệ thuật điêu khắc trong các đình, chùa
  3. Nghệ thuật hội hoạ Phục hưng
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Đến giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài đã

  1. hình thành và bước đầu phát triển.
  2. phát triển đến đỉnh cao.
  3. rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
  4. sụp đổ hoàn toàn.

Câu 7: Nghĩa quân Tây Sơn dùng danh nghĩa gì khi tấn công ra Thăng Long?

  1. Phù Lê diệt Trịnh
  2. Thống nhất giang sơn
  3. Giải phóng đất nước
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Câu ca dao nào dưới đây không đề cập đến các làng nghề thủ công truyền thống người Việt?

  1. “Ước gì anh lấy được nàng/ Để anh mua gạch Bát Tràng về xây”.
  2. “Quê em có đá Ngũ Hành/ Có nghề khắc đá lừng danh khắp vùng”.
  3. “Tiếng đồn con gái Nghĩa Đô/ Quanh năm làm giấy cho vua được nhờ”.
  4. “Chợ huyện một tháng sáu phiên/ Gặp cô hàng xén kết duyên Châu - Trần”.

Câu 9: Năm 1533, Nguyễn Kim đã làm gì?

  1. Đem 50 vạn quân trong tay, dựng lá cờ chính nghĩa, tấn công triều Mạc, thiết lập vương triều mới: Bắc triều.
  2. Đem 50 vạn quân trong tay, dựng lá cờ chính nghĩa, tấn công triều Mạc, thiết lập vương triều mới: Nam triều.
  3. Vào Thanh Hoá, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc” đưa một người con của vua Lê lên ngôi, thiết lập lại vương triều.
  4. Phò trợ Mạc Đăng Dung, tiếp quản vùng đàng trong.

Câu 10: Nguyễn Danh Phương tập hợp nghĩa quân xây dựng căn cứ ở:

  1. Tam Đảo
  2. Sơn Tây
  3. Tuyên Quang
  4. Thăng Long

Câu 11: Năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn giành được thắng lợi nào sau đây?

  1. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
  2. Đánh tan hơn 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
  3. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
  4. Đánh tan hơn 29 vạn quân Mãn Thanh xâm lược.

Câu 12: Một trong những tác phẩm văn học chữ Nôm tiêu biểu nhất của nhân dân Đại Việt ở thế kỉ XVI - XVIII là

  1. “Cung oán ngâm khúc”.
  2. “Tụng giá hoàn kinh sư”.
  3. “Nam quốc sơn hà”.
  4. “Bình Ngô đại cáo”.

Câu 13: Theo “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”, tại sao ở Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII lại có tình trạng “có người vì thuế sơn sống mà chặt cây sơn; vì thuế vải lụa mà phá khung cửi; vì thu cá tôm mà phải cất giấu chài lưới,....”?

  1. Vì phủ chúa chỉ muốn dân chúng tập trung vào làm nông nghiệp thay vì làm nghề thủ công, tránh tình trạng nhiều thương nhân trở nên giàu có.
  2. Vì để có tiền giải quyết khó khăn, phủ chúa có lệnh “ai có nghề gì cũng đều phải nộp thuế” và mức thu thì quá cao.
  3. Vì những người này lo sợ sẽ bị chúa bán đi làm nô lệ ở những nơi khác.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: Sự quan tâm của các chính quyền phong kiến và hoạt động liên tục của các đội dân binh trong suốt các thế kỉ XVII – XVIII đã khẳng định:

  1. Tinh thần yêu nước, thương dân của các triều đại phong kiến Việt Nam.
  2. Quá trình khai thác, thực thi chủ quyền từ rất sớm của người Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
  3. Giá trị truyền thống và quý báu của ngành hàng hải Việt Nam.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 15: Đến đầu thế kỉ XVI, Mạc Đăng Dung đã làm gì để tiêu diệt các thế lực đối địch và thâu tóm mọi quyền hành?

  1. Lợi dụng xung đột giữa các phe phái
  2. Đem quân đi tạo phản
  3. Mua chuộc các phe phái
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 16: Câu nào sau đây không đúng về tình hình nông nghiệp của Việt Nam từ thế kỉ XVI – XVIII?

  1. Ở Đàng Ngoài, từ khi đất nước làm vào các cuộc xung đột từ Nam – Bắc triều (1533 – 1592) đến Trịnh – Nguyễn phân tranh (1627 – 1672), kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ruộng đất bỏ hoang không có người cấy cày.
  2. Vào cuối thế kỉ XVII, xung đột chấm dứt, nền nông nghiệp mới dần dần ổn định trở lại.
  3. Vùng lưu vực sông Đồng Nai và sông Cửu Long là những vùng nông nghiệp nghèo nàn nhất cả nước trong các thế kỉ XVII – XVIII.
  4. Sự phát triển của nông nghiệp ở Đàng Trong dẫn đến sự hình thành một tầng lớp địa chủ lớn, có nhiều ruộng đất “thẳng cánh cò bay".

Câu 17: Câu nào sau đây không đúng về Trương Phúc Loan?

  1. Ông là người học rộng, tài cao, mới trẻ tuổi đã được vào trong triều chúa Nguyễn làm quan.
  2. Ông làm việc ở thời Chúa Nguyễn (Phúc Thuần), tự xưng là Quốc phó, chuyên quyền hơn 30 năm.
  3. Ông là người “bán quan, buôn ngục”, rất tham lam và tàn nhẫn, giết hại nhiều người
  4. Ruộng vườn, nhà cửa, vàng bạc, châu ngọc, tôi tớ, ngựa trâu,... mà ông có được không biết bao nhiêu mà kể

Câu 18: Đoạn tư liệu sau đây phản ánh về vấn đề gì?

Tư liệu. … hễ có ai có nghề nghiệp gì cũng căn cứ vào đấy mà đánh thuế, bèn đi đến chỗ: có người vì phải nộp thuế sơn sống mà đẵn cả cây sơn; vì phải nộp thuế vải lụa mà hủy bỏ khung cửi…; thu thuế cá, thuế tôm mà người ta cất giấu cả vó lưới…” (Quốc sử quán triều Nguyễn (bản dịch của Viện sử học), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007)

  1. Cuộc sống thanh bình, thịnh trị, ấm no của nhân dân Đàng Ngoài.
  2. Sự sa sút của sản xuất nông nghiệp Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII.
  3. Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài vơ vét, bóc lột nhân dân.
  4. Các chính sách phát triển kinh tế của chính quyền Lê - Trịnh.

Câu 19: Câu nào sau đây nói đúng về việc tạo ra chữ Quốc ngữ?

  1. Trong quá trình các giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để truyền đạo, họ đã dùng chữ cái Latin để ghi âm tiếng Việt, tạo ra chữ Quốc ngữ.
  2. Các giáo sĩ phương Tây ban đầu học tiếng Nôm sau đó dịch ra tiếng Tây Ban Nha, kết hợp một số yếu tố rồi tạo ra chữ Quốc ngữ.
  3. Các thương nhân và những người có học của Việt Nam học tập tiếng nước ngoài để giao tiếp, từ đó tạo ra chữ Quốc ngữ.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 20: Đoạn tư liệu dưới đây đề cập đến nhiệm vụ nào của hải đội Hoàng Sa dưới thời các chúa Nguyễn?

Tư liệu: “Giữa biển có một bãi cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng (…) Từ cửa biển Đại Chiêm đến cửa sa Vinh, mỗi lần có gió Tây - Nam thì thương thuyền của các nước ở phía trong trôi dạt về đấy; gió Đông - Bắc thì thương thuyền phía ngoài đều trôi dạt về đấy, đều cùng chết đói cả. Hàng hóa đều ở nơi đó. Họ Nguyễn mỗi năm, vào tháng cuối mùa đông đưa mười tám chiếc thuyền đến lấy hóa vật, phần nhiều là vàng, bạc, tiền tệ, súng đạn,…”

  1. Khai thác các sản vật quý (ốc, hải sâm,...).
  2. Canh giữ, bảo vệ các đảo ở Biển Đông.
  3. Cắm mốc chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa.
  4. Thu gom hàng hóa của tàu nước ngoài bị đắm.

Câu 21: Loại hình nghệ thuật nào thịnh hành ở Đàng Trong của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII?

  1. Hát chèo.
  2. Hát tuồng.
  3. Nhã nhạc cung đình.
  4. Đờn ca tài tử.

Câu 22: Đến năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn đã:

  1. Lật đổ được chính quyền chúa Nguyễn
  2. Chiếm được Lan Xang
  3. Làm chủ được một vùng rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận
  4. Hợp lực với quân phản Thanh phục Minh ở phương Bắc tấn công chính quyền chúa Trịnh.

Câu 23: Dinh Thái Khanh được thành lập năm nào?

  1. 1653
  2. 1611
  3. 1592
  4. 1707

Câu 24: Câu nào sau đây không đúng về Hội An trong các thế kỉ XVI – XVIII?

  1. Hội An là cảng thị lớn nhất Đàng Trong và là nơi cập bến của nhiều thuyền buôn nước ngoài.
  2. Ngoài người Nhật, người Hoa, thương nhân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp cũng thường xuyên lui tới Hội An.
  3. Thương nhân nước ngoài đến đây bán vũ khí, hàng mĩ nghệ, thực phẩm đã chế biến, kẽm, bạc,... và mua đủ thứ như: tơ lụa, lâm sản quý, yến sào, nông sản.
  4. Thương cảng Hội An có sức mạnh chi phối toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam và các nước xung quanh lúc đó.

Câu 25: Cuối thế kỉ XVII, phủ Gia Định được thành lập, gồm 2 dinh là

  1. dinh Trấn Biên và dinh Phiên Trấn.
  2. dinh Quảng Bình và dinh Quảng Đức.
  3. dinh Quảng Nam và dinh Quảng Trị.
  4. dinh Biên Hòa và dinh Vĩnh Tường.

 

=> Giáo án Lịch sử 8 chân trời bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay