Giáo án Lịch sử 8 chân trời bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn

Giáo án Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn sách Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 8 chân trời bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG 3: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

BÀI 4: XUNG ĐỘT NAM – BẮC TRIỀU VÀ TRỊNH – NGUYỄN

(3 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

HS học về:

  • Thời kì đất nước xảy ra những cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn.
  • Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc xung đột đó.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử:
  • Biết giải mã các tư liệu 4.1, 4.2 để tìm hiểu về tình hình nước ta đầu thế kỉ XVI và hệ quả của các cuộc xung đột.
  • Biết cách thu thập thông tin, đọc hiểu phần Em có biết để tìm hiểu về những biện pháp ứng phó của họ Nguyễn trong cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn.
  • Giải mã nguồn tư liệu về một đoạn tường thành nhà Mạc và tư liệu 4.3 để hình dung được dấu tích của nhà Mạc, về tổ chức chính quyền vua Lê, chúa Trịnh.
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử:
  • Nêu được những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc.
  • Giải thích được nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn.
  • Nêu được hệ quả của xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Viết được đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu về di tích thành nhà Mạc ở Cao Bằng.
  1. Phẩm chất
  • Yêu nước: hình thành ý thức về sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ dân tộc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Lược đồ, hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV trình chiếu cho HS hình ảnh một số địa danh, di tích được nhắc đến trong bài học. GV yêu cầu HS chia sẻ về những sự kiện lịch sử có liên quan đến các địa danh hoặc di tích đó.
  4. Sản phẩm: HS trình bày hiểu biết về sự kiện lịch sử có liên quan đến địa danh, di tích sẽ được nhắc đến trong bài học.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh sau:

  

Quảng Bình Quan

(Cổng Hạ Lũy Thầy)

Một đoạn thành nhà Mạc

(Tam Thanh, Lạng Sơn)

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:

+ Các em đã từng đến các địa danh, di tích được nhắc đến trong bài chưa?

+ Nếu có, hãy chia sẻ về những sự kiện lịch sử có liên quan đến các địa danh hoặc di tích đó?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết thực tế, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ một số hiểu biết về về những sự kiện lịch sử có liên quan đến các địa danh, di tích trong hình.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Hệ thống Lũy Thầy:

  • Là một tuyến phòng thủ kiên cố.
  • Trận đánh ác liệt nhất trong cuộc chiến Trịnh – Nguyễn vào năm 1672 đã chứng tỏ sự lợi hại của hệ thống thành lũy. Quân Trịnh liên tục tấn công mặt lũy Trấn Ninh nhưng không hạ được thành, phải rút lui, chấm dứt cuộc chiến gần 50 năm và mở ra hơn một thế kỷ hòa hoãn.

+ Thành nhà Mạc:

  • Là một trong số khá ít di tích còn lại của thời kỳ nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam.
  • Năm 1592, thời chiến tranh Lê - Mạc, quân Nam triều (nhà Lê trung hưng) tiến ra bắc đánh chiếm Thăng Long. Vua nhà Mạc bị bắt và bị xử tử. Các quý tộc và quan lại rút về vùng núi Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang để tiếp tục chống cự. Trong thập niên cuối thế kỷ XVI, một quý tộc nhà Mạc đã tổ chức đắp thành ở núi Vệ Sơn - Đông Kinh. Thành lũy được xây dựng dựa trên địa hình tự nhiên trấn giữ con đường độc đạo qua Lạng Sơn đến Trung Quốc.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 5 – Cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Sự ra đời Vương triều Mạc

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Tư liệu 4.1, thông tin trong mục 1 SGK tr.26 và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc.

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và hoàn thành Phiếu học tập: Xác định những điểm giống nhau về quá trình thâu tóm quyền lực và phế truất ngôi vua của Hồ Quý Ly và Mạc Đăng Dung.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát, khai thác hình ảnh dẫn nhập, Tư liệu 4.1 SGK tr.26 và cho biết:

+ Nạn đói có thường xuyên xảy ra không? Tình cảnh đói khổ ra sao? Những nơi nào xảy ra nạn đói?

+ Vì sao thành nhà Mạc lại được xây dựng ở Lạng Sơn?

- GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc cá nhân, đọc thông tin trong mục 1 SGK tr.26 và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc.

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập: Xác định những điểm giống nhau về quá trình thâu tóm quyền lực và phế truất ngôi vua của Hồ Quý Ly và Mạc Đăng Dung.

PHIẾU HỌC TẬP

 

Hồ Quý Ly

Mạc Đăng Dung

Thâu tóm quyền lực

 

 

Thành lập Vương triều

 

 

- GV cho HS quan sát thêm hình ảnh, video về Mạc Đăng Dung:

Mạc Đăng Dung

http://vtv.vn/video/khat-vong-non-song-mac-dang-dung-va-viec-kien-lap-vuong-trieu-mac-nam-1527-354681.htm

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục 1 SGK tr.26, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi khai thác hình ảnh, tư liệu:

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc.

- GV mời đại diện 1 HS nêu những điểm giống nhau về quá trình thâu tóm quyền lực và phế truất ngôi vua của Hồ Quý Ly và Mạc Đăng Dung theo phiếu học tập.

(Kết quả Phiếu học tập: đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Sự ra đời Vương triều Mạc

- Sự suy yếu của nhà Lê:

+ Thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái.

+ Dân chúng chống lại triều đình, các cuộc khởi nghĩa nổ ra.

- Sự ra đời của Triều Mạc:

+ Năm 1527, Mạc Đăng Dung (một võ quan trong triều) thâu tóm quyền hành, lật đổ triều Lê sơ, lên ngôi vua.

→ Triều Mạc được thành lập (Bắc triều), đóng đô ở Thăng Long.

 

PHIẾU HỌC TẬP

 

Hồ Quý Ly

Mạc Đăng Dung

Thâu tóm quyền lực

Hồ Quý Ly nhờ mối quan hệ khăng khít với các vua Trần. Ông có hai người cô là vợ vua Trần Minh Tông, bản thân ông lấy em gái vua Trần Nghệ Tông, lại gả con gái vua cho vua Trần Thuận Tông.

Mạc Đăng Dung đi lên bằng con đường võ nghiệp. Thời Lê Uy Mục, ông thi tuyển dũng sĩ, trúng Đô lực sĩ xuất thân (Võ trạng nguyên), được sung vào đội Túc vệ hầu vua.

Thành lập Vương triều

Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần, lên làm vua, lập ra nhà Hồ.

Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê, lật đổ triều Lê sơ, lên ngôi vua, lập ra nhà Mạc.

Hoạt động 2: Các cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được nguyên nhân làm bùng nổ xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc thông tin mục 2a, 2b SGK tr.27 và trả lời câu hỏi: Em hãy giải thích nguyên nhân làm bùng nổ xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nguyên nhân làm bùng nổ xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Xung đột Nam – Bắc triều

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc thông tin mục 2a SGK tr.27 và trả lời câu hỏi: Em hãy giải thích nguyên nhân làm bùng nổ xung đột Nam – Bắc triều.

- GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận:

+ Tại sao các cựu thần nhà Lê không chấp nhận vị trí chính thống của nhà Mạc?

+ Khẩu hiệu “phù Lê diệt Mạc” giúp ích gì cho Nguyễn Kim?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục 2a SGK tr.27, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu nguyên nhân làm bùng nổ xung đột Nam – Bắc triều.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Cuộc xung đột Nam – Bắc triều tạo ra mầm mống dẫn đến xung đột Trịnh – Nguyễn sau này.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

2. Các cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn

a. Xung đột Nam – Bắc triều

- Năm 1533, Nguyễn Kim (võ quan Triều Lê) đưa con của vua Lê Chiêu Tông lên làm vua, nhân danh “phù Lê diệt Mạc”. Sử gọi là Nam triều.

→ Xung đột Nam – Bắc triều.

- Năm 1592, Nam triều chiếm Thăng Long, triều đình nhà Mạc chạy lên Cao Bằng.

- Năm 1677, triều Mạc chấm dứt.

Nhiệm vụ 2: Trịnh – Nguyễn phân tranh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 

b. Trịnh – Nguyễn phân tranh

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THÉ KỈ XVIII

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 5. CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐÊN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 6. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THÉ KỈ XVIII

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 5. CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐÊN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 6. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Chat hỗ trợ
Chat ngay