Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời Ôn tập Chương 4: Châu Âu và nước Mỹ từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 4: Châu Âu và nước Mỹ từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX (P3). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 4: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Câu 1: Cơ quan cao nhất của Công xã Pa-ri là

  1. Hội đồng Công xã.
  2. Ủy ban An ninh xã hội.
  3. Ủy ban Quân sự.
  4. Ủy ban Giáo dục.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về hoạt động của Quốc tế thứ nhất?

  1. Trong suốt thời kì tồn tại, Quốc tế thứ nhất đã tổ chức 5 kì đại hội.
  2. Quốc tế thứ nhất chỉ tập trung vào những hoạt động truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học.
  3. Quốc tế thứ nhất chống những tư tưởng lệch lạc trong phong trào công nhân quốc tế.
  4. Quốc tế thứ nhất thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng như: tiến hành bãi công, thành lập công đoàn, ngày làm 8 giờ,...

Câu 3: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  1. Khiến 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương.
  2. Lôi cuốn 38 nước với hàng triệu dân thường vào vòng khói lửa.
  3. Khiến 10 triệu binh lính bị chết và khoảng 20 triệu người bị thương.
  4. Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, nhà máy bị phá huỷ...

Câu 4: Câu nào sau đây đúng về khoa học tự nhiên trong các thế kỉ XVIII – XIX?

  1. Đạt được những tiến bộ vượt bậc với nhiều phát minh lớn của thế giới.
  2. Có phát triển nhưng không được đồng đều và không có nhiều thành tựu nổi trội.
  3. Chỉ đạt được những tiến bộ ở lĩnh vực vũ khí quân sự.
  4. Không đạt được nhiều tiến bộ do sự tình trạng chiến tranh liên miên.

Câu 5: Chiến tranh nhanh chóng trở thành cuộc chiến tranh thế giới vì:

  1. Chiến tranh lan rộng nhiều nước châu Âu.
  2. Cuộc chiến tranh đã lôi cuốn 38 nước trên thế giới tham chiến và nhiều thuộc địa cũng bị lôi cuốn vào vòng khói lửa.
  3. Nhiều loại vũ khí hiện đại trên thế giới lúc bấy giờ đều được sử dụng trong chiến tranh.
  4. Tham gia chiến tranh có một số nước châu Âu và cả nước Mỹ ở phía tây bán cầu.

Câu 6: Cuối thế kỉ XIX, trước sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế đã đặt ra yêu cầu thành lập:

  1. Quốc tế Cộng sản.
  2. Tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân.
  3. Cơ quan lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế.
  4. Tổ chức thống nhất hành động của công nhân quốc tế.

Câu 7: Quốc tế thứ 2 bị chia rẽ và tan rã khi Chiến tranh thế giới thứ nhất

  1. bùng nổ.
  2. bước vào giai đoạn quyết liệt.
  3. bước vào giai đoạn kết thúc.
  4. kết thúc.

Câu 8: Từ năm 1912, sau khi đế quốc Áo – Hung thôn tính nước nào thì tình hình trên bán đảo Balkan trở nên phức tạp?

  1. Tây Ban Nha
  2. Romania
  3. Bosnia và Herzegovina
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Các ngành khoa học xã hội trong các thế kỉ XVIII – XIX gắn liền với:

  1. Chủ nghĩa xã hội khoa học
  2. Học thuyết Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh
  3. Sự xuất hiện của nhiều trào lưu tư tưởng tiến bộ
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Đến cuối thế kỉ XIX, Pháp là nước đứng thứ hai thế giới (sau Anh) về

  1. sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp.
  2. xuất khẩu tư bản và sản xuất công nghiệp.
  3. sản xuất công nghiệp và hệ thống thuộc địa.
  4. xuất khẩu tư bản và hệ thống thuộc địa.

Câu 11: Tháng 11/1918 diễn ra sự kiện nào?

  1. Đức kí hiệp ước đầu hàng. Chiến tranh kết thúc.
  2. Cách mạng tháng Mười Nga thành công. Nga rút khỏi cuộc chiến.
  3. Mỹ tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất.
  4. Bắt đầu trận chiến ở Somme.

Câu 12: Cuộc cách mạng tháng Mười Nga đã

  1. lật đổ sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế.
  2. đưa nhân dân lao động Nga lên nắm chính quyền.
  3. thiết lập được nền chuyên chính của giai cấp tư sản.
  4. dẫn đến cục diện hai chính quyền song song tồn tại.

Câu 13: Đối với quân đội thường trực thì Hội đồng Công xã Paris có chính sách gì?

  1. Giải thể, thay vào đó, trang bị vũ khí cho dân chúng
  2. Củng cố sức mạnh, mua thêm trang bị, vũ khí
  3. Thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự.
  4. Đưa một bộ phận sang Anh để huấn luyện.

Câu 14: Đỉnh cao trong phong trào công nhân Mỹ là cuộc đấu tranh của công nhân:

  1. Boston
  2. Chicago
  3. Philadelphia
  4. New York

Câu 15: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tác động của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  1. Dẫn đến sự hình thành của trật tự thế giới hai cực Ianta.
  2. So sánh lực lượng giữa các nước tư bản có sự thay đổi.
  3. Hệ thống Vécxai - Oasinhtơn được thiết lập.
  4. Bản đồ châu Âu được phân định lại.

Câu 16: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga?

  1. Giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột.
  2. Đã đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, thành lập bộ máy nhà nước mới của giai cấp công nhân và nông dân Nga.
  3. Đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới, đồng thời mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
  4. Tạo điều kiện cho V. I. Lenin thành lập tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân thế giới.

Câu 17: F. Engels sinh năm (1)... trong một gia đình (2)... giàu có ở thành phố Barmen, Đức. Do hiểu rõ thủ đoạn làm giàu của giai cấp tư sản nên ông tỏ ra khinh ghét họ. Năm (3)...., F. Engels sang Anh, tìm hiểu thực tế phong trào công nhân ở đây và biên soạn nhiều tài liệu, trong đó có cuốn (4)....

Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

  1. 1812, yêu nước, 1844, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
  2. 1820, chủ xưởng, 1842, Tình cảnh giai cấp công nhân Anh
  3. 1843, quý tộc, 1895, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
  4. 1864, công chức, 1943, Tình cảnh giai cấp công nhân Anh

Câu 18: Chính sách nào của Hội đồng Công xã Paris là không đúng?

  1. Giáo dục công miễn phí.
  2. Tiếp quản các nhà máy và giao cho công nhân kiểm soát.
  3. Tính tổng số tiền và tài sản mà nhân dân Paris đang có rồi đem chia đều cho tất cả để không ai hơn nhau.
  4. Bình ổn giá bán bánh mì.

Câu 19: Ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng được xây dựng tương đối hoàn thiện với những đại diện xuất sắc là:

  1. Karl Marx và F. Engels
  2. L. Feuerbach và G. Hegel
  3. Karl Marx và L. Feuerbach
  4. Cả A và B.

Câu 20: Trước cuộc tấn công xâm lược của quân Phổ, nhân dân Pháp có thái độ như thế nào?

  1. Ủng hộ quân Phổ lật đổ chính phủ tư sản.
  2. Kiên quyết chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc.
  3. Chấp nhận kí hòa ước đầu hàng quân Phổ.
  4. Phối hợp với chính phủ Vệ quốc để kháng chiến.

Câu 21: Năm (1)..., F. Engels từ Anh sang Pháp và gặp Karl Marx, hai ông đã thành lập (2)... – chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế.

Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

  1. 1844, Đồng minh những người cộng sản
  2. 1848, Quốc tế cộng sản
  3. 1864, Quốc tế vô sản
  4. 1779, Cộng sản Đồng minh hội

Câu 22: Đâu không phải hậu quả/tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại?

  1. Tình hình kinh tế, chính trị của châu Âu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi chiến tranh. Châu Âu bước ra khỏi cuộc chiến với một nền kinh tế kiệt quệ, nhiều nước trở thành con nợ của Mỹ.
  2. Đế quốc Áo – Hung tan rã, bản đồ châu Âu được phân định lại.
  3. Chiến tranh đã thúc đẩy phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản lên một tầm cao mới. Đã đến lúc mà giai cấp vô sản cần phải nắm quyền để giúp thế giới tránh những tai hoạ như khi giai cấp tư sản nắm quyền.
  4. Trong giai đoạn hai của cuộc chiến, Cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu một sự chuyển biến lớn lao trong cục diện chính trị thế giới.

Câu 23: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những thành tựu về kĩ thuật của nhân loại trong các thế kỉ XVIII - XIX?

  1. Kĩ thuật luyện kim được cải tiến.
  2. Sử dụng phổ biến năng lượng Mặt Trời.
  3. Giao thông vận tải có những tiến bộ vượt bậc.
  4. Tìm ra nhiều nguồn nguyên liệu, nhiên liệu mới.

Câu 24: Chiến tranh giữa Pháp và Phổ xảy ra vào thời gian nào?

  1. Tháng 07/1870
  2. Tháng 03/1871
  3. Tháng 10/1881
  4. Tháng 02/1882

Câu 25: Tháng 6 – 1848, công nhân Paris:

  1. Tụ hợp lại thành một đội quân vũ trang, tấn công chính quyền Pháp.
  2. Đứng lên khởi nghĩa đòi tăng lương, có việc làm, thực hiện cải cách dân chủ.
  3. Bị sa thải hàng loạt bởi các ông chủ tư sản.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

=> Giáo án Lịch sử 8 chân trời bài 9: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay