Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời Ôn tập Chương 4: Châu Âu và nước Mỹ từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 4: Châu Âu và nước Mỹ từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 4: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Câu 1: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của Công xã Pa-ri?

  1. Cổ vũ tinh thần cách mạng cho nhân dân lao động.
  2. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
  3. Để lại kinh nghiệm cho phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản.
  4. Mở ra con đường giải phóng mới cho nhân dân các nước thuộc địa.

Câu 2: Năm 1807, Fulton (người Mỹ) đã lần đầu tiên chế tạo được:

  1. Máy vi tính
  2. Máy bay
  3. Tàu thuỷ chạy bằng động cơ hơi nước
  4. Pin mặt trời

Câu 3: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bối cảnh ra đời của giai cấp công nhân?

  1. Nông dân bị mất ruộng, phải làm thuê trong các đồn điền, hầm mỏ.
  2. Nhiều nhà máy, công xưởng ở các đô thị mở rộng quy mô sản xuất.
  3. Xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ.
  4. Cách mạng công nghiệp làm thay đổi căn bản xã hội của các nước tư bản.

Câu 4: “Phong trào Hiến chương” là một phong trào rộng lớn, có tổ chức của:

  1. Công nhân Pháp.
  2. Công nhân Anh.
  3. Công nhân Hà Lan.
  4. Công nhân Đức

Câu 5: Hội đồng Công xã ra đời vào:

  1. 18/03/1871
  2. 26/03/1871
  3. 15/04/1891
  4. 27/08/1891

Câu 6: Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, ở các nước tư bản Âu - Mĩ, tầng lớp tư bản tài chính đã ra đời trên cơ sở kết hợp giữa

  1. tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp.
  2. những chủ đồn điền lớn và tư bản công nghiệp.
  3. tư bản ngân hàng và những chủ đồn điền lớn.
  4. tư bản công nghiệp và tư bản nhà nước.

Câu 7: A. Smith và D. Ricardo cho ra đời những tác phẩm nổi tiếng trong lĩnh vực nào?

  1. Triết học tư sản
  2. Chủ nghĩa tâm lí chuẩn
  3. Kinh tế chính trị học tư sản
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Sự kiện nào sau đây diễn ra trước sự kiện “Đức tuyên chiến với Pháp”?

  1. Bắt đầu trận Verdun
  2. Trận Marne.
  3. Đức xâm chiếm Bỉ. Anh tuyên chiến với Đức.
  4. Đức xâm lược Luxembourg

Câu 9: Cơ quan cao nhất của nhà nước kiểu mới được bầu ra theo nguyên tắc:

  1. Tiến cử.
  2. Bầu cử.
  3. Căn cứ vào vai trò của từng cá nhân trong cách mạng.
  4. Phổ thông đầu phiếu.

Câu 10: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

  1. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội.
  2. Đức đánh chiếm vùng An-dát và Lo-ren của Pháp.
  3. Thái tử Áo - Hung bị một người Xéc- bi ám sát.
  4. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa.

Câu 11: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Ngày 25/08, Lenin tuyên bố thiết quân luật ở Petrograd, giải tán chính phủ Kerensky và lập chính phủ do mình cầm đầu.
  2. Chiều ngày 24/10, Lenin cải trang đến Điện Smolny để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Tại Điện Smolny trên các cửa sổ đều có đốt lửa, phía ngoài là xe thiết giáp, trạm gác bố trí tại cửa ra vào. Binh sĩ vũ trang đi lại tấp nập.
  3. Tháng 12/1917, Hội đồng Kinh tế Quốc dân Tối cao được thành lập nhằm xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
  4. Ngày 03/03/1918, nước Nga Xô viết chấp nhận ký Hòa ước Brest-Litovsk với các nước phe Liên minh Trung tâm, chính thức rút khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 12: Đâu không phải một tác động của những trào lưu tư tưởng tiến bộ trong các thế kỉ XVIII – XIX?

  1. Lên án mặt trái của chủ nghĩa tư bản
  2. Thúc đẩy chiến tranh, làm suy thoái kinh tế toàn cầu.
  3. Phản ánh khát vọng xây dựng một xã hội mới không có chế độ tư hữu, không có bóc lột
  4. Từng bước hình thành cương lĩnh của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản

Câu 13: Đâu là kết quả chiến tranh Pháp – Phổ?

  1. Thành phố Paris và nước Pháp tan hoang.
  2. Pháp chiến thắng ngoạn mục.
  3. Napoleon III cùng 10 vạn quân thất trận ở Sedan và bị bắt làm tù binh.
  4. Napoleon I cùng 10 vạn quân thất trận ở Sedan và bị bắt làm tù binh.

Câu 14: Khi “Chính phủ Vệ quốc” chấp nhận các điều kiện đầu hàng nước Phổ thì nhân dân Paris:

  1. Đồng thuận để đất nước được yên bình.
  2. Đồng ý vì quân Phổ mạnh hơn quân Pháp quá nhiều.
  3. Không đồng ý. Họ muốn chiến đấu đến cùng để bảo vệ thủ đô.
  4. Không đồng ý. Họ muốn nước Pháp phải làm bá chủ thế giới.

Câu 15: Đây là nhà khoa học nào?

  1. I. Newton
  2. M. Lomonosov
  3. C. Darwin
  4. A. Einstein

Câu 16: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình cảnh của giai cấp công nhân?

  1. Lương lao động thấp.
  2. Thời gian lao động nhiều.
  3. Điều kiện sống và làm việc tồi tàn.
  4. Phụ nữ và trẻ em được làm các công việc nhẹ.

Câu 17: Chế độ quân chủ chuyên chế ở Nga bị lật đổ sau cuộc cách mạng nào dưới đây?

  1. Cách mạng năm 1905 - 1907.
  2. Cách mạng tháng Hai năm 1917.
  3. Cách mạng tháng Mười năm 1917.
  4. Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Câu 18: Đâu không phải một uỷ ban được thành lập để thi hành pháp luật sau khi Hội đồng Công xã ra đời?

  1. Uỷ ban Tư pháp
  2. Uỷ ban Đối ngoại
  3. Uỷ ban Quân sự
  4. Uỷ ban Thường trực Quốc hội

Câu 19: Karl Marx sinh năm (1)... trong một gia đình (2)... gốc Do Thái ở thành phố Trier, Đức. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng (3)..., năm 23 tuổi đỗ (4)... và sớm có khuynh hướng (5)... nên bị trục xuất khỏi nước Đức. Ông đã sang Paris (Pháp) để tiếp tục nghiên cứu và tham gia (6)....

Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

  1. 1800, công nhân, giỏi lí luận, Thạc sĩ, cách mạng, phong trào công nhân.
  2. 1775, quý tộc, về kinh doanh, Cử nhân, nghiên cứu khoa học, Quốc tế vô sản.
  3. 1818, trí thức, thông minh, Tiến sĩ, cách mạng, phong trào công nhân.
  4. 1850, nghèo khổ, ngu dốt, cấp một, phản động, đánh nhau.

Câu 20: ừ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, mâu thuẫn trong tranh giành thuộc địa đã dẫn đến sự hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau ở châu Âu là

  1. phe Liên minh và phe Hiệp ước.
  2. phe Đồng minh và phe phát xít.
  3. phe Liên minh và phe Đồng minh.
  4. phe phát xít và phe Hiệp ước.

Câu 21: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Nếu không xảy ra sự kiện Thái tử Áo – Hung bị sát hại tại Serbia thì cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất không thể xảy ra.
  2. Pháp tuy là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất nhưng bị thiệt hại nặng nề.
  3. Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất muộn, giai đoạn đầu chỉ đóng vai trò cung cấp vũ khí cho hai bên tham chiến để thu lợi nhuận.
  4. Là một thuộc địa của Pháp, nhưng tuy ở xa chiến trường chính châu Âu nhưng Việt Nam vẫn ít nhiều bị tác động bởi chiến tranh

Câu 22: Tính chất của cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1871 ở Pháp là

  1. cách mạng tư sản.
  2. cách mạng vô sản.
  3. chiến tranh giải phóng dân tộc.
  4. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

Câu 23: Câu nào sau đây nói đúng về đặc điểm của Công xã Paris?

  1. Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên do giai cấp tư sản thực hiện, lật đổ chính quyền độc tài tại Paris, lập ra chính quyền mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
  2. Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên do nhân dân lao động thực hiện, lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản tại Paris, lập ra chính quyền mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
  3. Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên do nhân dân lao động thực hiện, lật đổ chính quyền của giai cấp vô sản tại Paris, lập ra chính quyền mới với những đặc điểm của xã hội tiên tiến ngày nay.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 24: Đêm 25/10 (07/11 theo dương lịch) năm 1917, một sự kiện vô cùng trọng đại đã diễn ra ở nước Nga là:

  1. V. I. Lenin bí mật từ Phần Lan về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng.
  2. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của V. I. Lenin, quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ thủ đô Petrograd, bao vây Cung điện Mùa Đông.
  3. Chính phủ lâm thời sụp đổ, khởi nghĩa giành thắng lợi ở thủ đô.
  4. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi ở Moscow.

Câu 25: Sự phát triển của văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX không mang lại tác động nào dưới đây?

  1. Hình thành quan điểm tư tưởng của tầng lớp tư sản.
  2. Phản ánh mặt trái của chủ nghĩa tư bản, bênh vực người nghèo.
  3. Ca ngợi chủ nghĩa tư bản, bảo vệ quyền lợi của những người giàu có.
  4. Tác động trực tiếp đến cuộc đấu tranh chống áp bức của người lao động.

 

=> Giáo án Lịch sử 8 chân trời bài 9: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay