Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời Ôn tập Chương 5: Châu Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 5: Châu Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 5: CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Câu 1: Trong quá trình cai trị Ấn Độ, thực dân Anh không thực hiện chính sách nào dưới đây?

  1. Khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo.
  2. “Ngu dân”, khuyến khích những tập quán lạc hậu.
  3. Vơ vét nguồn nguyên liệu, bóc lột nhân công.
  4. Áp đặt và củng cố quyền cai trị gián tiếp ở Ấn Độ.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Ở Lào, đầu thế kỉ XX có khởi nghĩa Pha-ca-đuốc (1901 – 1903), Ong Kẹo (1901 – 1937).
  2. Tầng lớp tư sản dân tộc ở Indonesia, các sĩ phu yêu nước Việt Nam nỗ lực truyền bá tư tưởng dân chủ, kêu gọi cải cách, nâng cao dân trí, dân quyền.
  3. Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đầu thế kỉ XX còn có sự tham gia của tầng lớp trí thức và công nhân
  4. Liên minh xã hội dân chủ Indonesia (1914) đã tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Tôn Dật Tiên trong phong trào công nhân.

Câu 3: Đầu thế kỷ 20, nhà Thanh rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Nếu tiếp tục theo đuổi cải cách, họ sẽ khiến giới quý tộc bảo thủ mất lòng, nếu ngăn cản việc đó họ lại khiến những người theo đường lối cách mạng tức giận. Cuối cùng nhà Thanh đã đi theo con đường nào?

  1. Con đường cải cách
  2. Con đường cách mạng
  3. Con đường trung dung
  4. Con đường đầu hàng

Câu 4: Sau thất bại trong cuộc chiến tranh thuốc phiện, chính quyền Mãn Thanh đã buộc phải kí kết với Anh bản hiệp ước nào sau đây?

  1. Hiệp ước Tân Sửu.
  2. Hiệp ước Nam Kinh.
  3. Hiệp ước Hoàng Phố.
  4. Hiệp ước Nhâm Tuất.

Câu 5: “Bắt đầu từ những thương điểm do ………….. lập ra vào đầu thế kỉ XVII, nước Anh dần dần thôn tính và biến Ấn Độ thành thuộc địa có giá trị nhất của họ.”

Hãy điền vào chỗ trống.

  1. Công ty Đông Ấn Anh
  2. Công ty Đông Ấn Hà Lan.
  3. Thương nhân người Pháp
  4. Chính quyền Mogul

Câu 6: Đâu là một cải cách về kinh tế của cuộc Duy tân Minh Trị?

  1. Áp dụng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
  2. Thống nhất tiền tệ và thị trường, cho phép mua bán ruộng đất và tự do kinh doanh.
  3. Tổ chức, đẩy nhanh áp dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực kinh tế.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Năm 1885, giai cấp tư sản Ấn Độ đã thành lập tổ chức nào?

  1. Đảng Quốc đại.
  2. Đảng xã hội dân chủ.
  3. Đảng dân chủ tự do.
  4. Đảng Cộng hòa.

Câu 8: Nội dung nào không phản ánh đúng những chính sách cải cách của Thiên hoàng Minh Trị trên lĩnh vực kinh tế?

  1. Thống nhất tiền tệ và thị trường.
  2. Cho phép mua bán ruộng đất.
  3. Xây dựng đường xá, cầu cống.
  4. Kìm hãm kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Câu 9: Phong trào nào diễn ra ở Philippines từ 1896 – 1897?

  1. Cuộc đấu trnah theo đường lối ôn hoà của Liên minh Philippines do Jose Rizal thành lập.
  2. Khởi nghĩa Bonifacia theo xu hướng bạo động.
  3. Khởi nghĩa Achar Soa chống lại triều đình thân Pháp và thực dân Pháp.
  4. Hoàng thân Si Thavo lãnh đạo nhân dân chống thực dân Pháp và xây dựng vương quốc độc lập Cơ-rắc.

Câu 10: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Từ năm 1875 đến 1885, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân Ấn Độ liên tục diễn ra, đã tác động đến tầng lớp trí thức và tư sản Ấn Độ.
  2. Năm 1885, giai cấp tư sản Ấn Độ thành lập Đảng Quốc dân Đại hội.
  3. Trong 20 năm đầu, Đảng Quốc đại chủ trương đấu tranh ôn hoà yêu cầu thực dân Anh thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội và tạo điều kiện để giai cấp tư sản được tham gia các hội đồng tự trị.
  4. Kể từ M. Gandhi nắm quyền Đảng Quốc đại vào năm 1889, Đảng Quốc đại trở nên hùng mạnh, áp đảo về thực dân Anh trong việc tác động đến người dân.

Câu 11: Đâu là một việc làm cho thấy Từ Hy Thái Hậu góp phần làm cho nhà Thanh suy yếu?

  1. Năm 1890, bà dâng toàn bộ vùng phía bắc sông Trường Giang cho các nước đế quốc.
  2. Tại buổi lễ sinh nhật lần thứ 60, bà đã chi 30 triệu lạng bạc để trang trí và tổ chức, số tiền đã định dùng để cải tiến vũ khí cho Hạm đội Bắc Hải.
  3. Bà ủng hộ những chính sách cải cách không hợp lí của hoàng đế Quang Tự.
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 12: Nội dung nào không phản ánh đúng những bài học kinh nghiệm Việt Nam có thể học hỏi được từ cuộc Duy tân Minh Trị của Nhật Bản để phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?

  1. Quan tâm, đầu tư phát triển giáo dục, coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
  2. Tiếp nhận, học hỏi có chọn lọc những giá trị văn hóa tiến bộ của thế giới.
  3. Cải biến các giá trị văn hóa tiến bộ của thế giới cho phù hợp với Việt Nam.
  4. Hạn chế sự giao lưu với thế giới bên ngoài để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

Câu 13: Ở Campuchia, trong những năm 1864 - 1865 đã diễn ra cuộc đấu tranh nào dưới đây?

  1. Khởi nghĩa Yên Bái.
  2. Phong trào Cần vương.
  3. Khởi nghĩa Yên Thế.
  4. Khởi nghĩa của A-cha-xoa.

Câu 14: Nhân dân Việt Nam ở Nam Bộ và Tây Nguyên đã đoàn kết, phối hợp chiến đấu với nhân dân Campuchia, Lào chống Pháp. Đây là những biểu hiện bước đầu của:

  1. Sự hợp nhất 3 nước Đông Dương thành một.
  2. Liên minh chiến đấu ba dân tộc chống kẻ thù chung
  3. Phương pháp đoàn kết đánh giặc.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 15: Lord Kitchener, Tổng Tư lệnh quân đội Anh ở Ấn Độ nói:

“Ý thức về tính ưu việt vốn có của người châu Âu đã mang đến chiến thắng cho chúng ta tại Ấn Độ. Dù cho dân bản địa được giáo dục tốt và thông minh đến đâu, và dù anh ta có thể chứng tỏ sự dũng cảm đến đâu, tôi tin rằng không có cấp bậc nào mà chúng ta có thể ban cho anh ta để anh ta có thể được xem là ngang hàng với sĩ quan Anh"

Lời nói này cho thấy điều gì?

  1. Đế quốc Anh mạnh hơn tất cả các nước châu Á cộng lại
  2. Thái độ phân biệt chủng tộc của người Anh
  3. Người châu Âu được thừa hưởng trí tuệ của Chúa, trong khi người châu Á thì không.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 16: Việc đẩy mạnh công nghiệp hoá ở Nhật Bản đầu thế kỉ XX đã kéo theo:

  1. Sự tập trung trong sản xuất, thương nghiệp và ngân hàng
  2. Những tiến bộ trong nghiên cứu nông nghiệp
  3. Việc phát xít hoá toàn bộ bộ máy chính quyền của Nhật Bản.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 17: Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Anh đã chiếm được vùng đất nào của Trung Quốc?

  1. Sơn Đông.
  2. Đông Bắc.
  3. Châu thổ sông Trường Giang.
  4. Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây.

Câu 18: Năm 1840, thực dân Anh đã lấy cớ gì để gây chiến với Trung Quốc?

  1. Chính quyền Mãn Thanh không mở cửa buôn bán với thương nhân Anh.
  2. Thái tử Anh bị ám sát khi đang làm việc trên đất Trung Quốc.
  3. Chính quyền Mãn Thanh tịch thu và thiêu huỷ toàn bộ thuốc phiện của thương nhân Anh
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 19: Đâu không phải một cải cách về chính trị của cuộc Duy tân Minh Trị?

  1. Thành lập chính phủ mới, xoá bỏ tình trạng cát cứ.
  2. Ban hành Hiến pháp năm 1889 với quyền lực tối cao thuộc về Thiên hoàng.
  3. Đưa quý tộc tư sản hoá và đại tư sản lên nắm quyền.
  4. Bước đầu áp dụng mô hình Cộng sản chủ nghĩa.

Câu 20: Trong những năm 1885 - 1905, Đảng Quốc đại chủ yếu sử dụng phương pháp đấu tranh nào để chống lại thực dân Anh?

  1. Dùng bạo lực cách mạng để đấu tranh lật đổ thực dân Anh.
  2. Đấu tranh ôn hòa, đòi chính quyền Anh thực hiện cải cách.
  3. Đấu tranh chính trị, ngoại giao kết hợp với khởi nghĩa vũ trang.
  4. Tẩy chay hàng hóa, bất hợp tác với chính quyền thực dân Anh.

Câu 21: Ở Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược nổ ra ngay từ giữa thế kỉ XIX, nổi bật là:

  1. Phong trào Cần vương (1885 – 1896)
  2. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1880 – 1925)
  3. Xô Viết Nghệ - Tĩnh (1931 – 1938)
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 22: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Năm 1877-1878 thiên tai xảy ra tại các tỉnh Bắc Kinh, Bắc Bình, số người chết vô số kể.
  2. Từ năm 1855, sông Hoàng Hà tại phía đông tỉnh Hà Nam bị vỡ; dòng sông trước kia chảy qua phía bắc tỉnh Giang Tô, đổi sang tỉnh Sơn Đông; sông mới hẹp nước chảy khó khăn, nên đê thường bị vỡ.
  3. Chính phủ nhà Thanh vơ vét cũng là nguyên nhân khiến nhân dân chịu thống khổ. Triều đình phải vơ vét do chi tiêu gia tăng, nguồn tài chính kiệt quệ.
  4. Sau chiến tranh Giáp Ngọ (1894) tiền vay về chi phí chiến tranh khoảng 1.200 vạn lượng, tiền bồi thường cho Nhật khoảng 2.600 vạn lượng, tất cả đều phải vay, mỗi năm phải trả 2.300 vạn lượng.

Câu 23: Nội dung nào không phản ánh đúng những hạn chế của cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911?

  1. Chưa thủ tiêu triệt để giai cấp phong kiến.
  2. Chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
  3. Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược.
  4. Không đưa đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Câu 24: Ở Phi-líp-pin,trong những năm 1896 - 1897 đã diễn ra cuộc đấu tranh nào dưới đây?

  1. Khởi nghĩa của Bô-ni-pha-xi-ô.
  2. Phong trào Cần vương.
  3. Khởi nghĩa Yên Thế.
  4. Khởi nghĩa của A-cha-xoa.

Câu 25: Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản mang tính chất của một cuộc

  1. cách mạng vô sản.
  2. cách mạng tư sản.
  3. chiến tranh giải phóng dân tộc.
  4. cách mạng tư sản kiểu mới.

 

=> Giáo án Lịch sử 8 chân trời bài 15: Trung Quốc

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay