Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời Ôn tập Chương 5: Châu Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 5: Châu Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (P3). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 5: CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về những chính sách kinh tế của thực dân Anh thực thi ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX?

  1. Thực dân Anh tiến hành cuộc khai thác Ấn Độ một cách quy mô, ra sức vơ vét nguồn nguyên liệu và bóc lột nhân công để thu lợi nhuận tối đa.
  2. Trong nông nghiệp, chính quyền thực dân tăng cường chiếm đoạt ruộng đất để lập đồn điền. Người nông dân bị bần cùng và chết đói ngày càng nhiều.
  3. Tìm cách xây dựng các trung tâm tài chính để kiếm lợi nhiều hơn nữa từ các tầng lớp giàu có trong xã hội bản xứ.
  4. Công nghiệp cũng có những chuyển biến nhất định như: đẩy mạnh khai thác hầm mỏ, phát triển công nghiệp chế biến, mở mang hệ thống đường giao thông, nhiều thành phố và hải cảng mới xuất hiện.

Câu 2: hận xét nào dưới đây không đúng về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX?

  1. Diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau.
  2. Có sự tham gia của nhiều tầng lớp xã hội.
  3. Lật đổ ách cai trị của thực dân phương Tây.
  4. Diễn ra sôi nổi nhưng cuối cùng thất bại.

Câu 3: Ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX, thay mặt Chính phủ Anh ở Ấn Độ là:

  1. Một Thủ tướng và 6 bộ thành viên, có quyền lực chi phối toàn bộ lĩnh vực xã hội và kinh tế.
  2. Một Phó vương và một hội đồng điều hành gồm 5 uỷ viên, có quyền lực như một chính phủ
  3. Một Tư lệnh và một đảng Bảo thủ gồm 10 thành viên chính.
  4. Một Tư lệnh và một đảng Tự do gồm 10 thành viên chính

Câu 4: Đâu là nguyên nhân châm ngòi cho sự bùng nổ của Cách mạng Tân Hợi (1911)?

  1. Vua nhà Thanh thoái vị, đất nước hoàn toàn rơi vào tình trạng thuộc địa, nhân dân đói khổ, cùng cực, cả các nhà tư sản dân tộc cũng không còn cơ hội phát triển, điều này đã khiến nhân dân nổi dậy.
  2. Chính quyền Mãn Thanh ra Sắc lệnh “Quốc hữu hoá đường sắt” nhưng thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc, điều này gây ra làn sóng căm phẫn trong quần chúng nhân dân.
  3. Tôn Trung Sơn, lãnh tụ của cuộc cách mạng dân tộc, bị chính quyền các nước đế quốc ám hại, khiến cho lòng dân căm phẫn.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX, về chính trị, thực dân Anh thi hành nhiều biện pháp để:

  1. Đưa Ấn Độ vào khối Thịnh vượng chung Anh.
  2. Thực thi chính nghĩa và giải quyết vấn đề hoà bình giữa các dân tộc.
  3. Áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Đến cuối thế kỉ XIX, đế quốc Nga và Nhật Bản đã chiếm được vùng đất nào của Trung Quốc?

  1. Sơn Đông.
  2. Đông Bắc.
  3. Châu thổ sông Trường Giang.
  4. Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây.

Câu 7: Thực dân Anh thực hiện các chính sách khai thác thuộc địa nhằm biến Ấn Độ thành:

  1. Một vùng đất lớn mạnh mới của Anh.
  2. Nơi để tập trận và thử nghiệm vũ khí.
  3. Nguồn cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp tại Anh
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: “Hỡi hi vọng của Tổ quốc! Hãy đấu tranh cho tương lai tươi sáng của Philippines” là lời kêu gọi của ai?

  1. José Rizal
  2. Ferdinand Marcos Jr.
  3. Sara Duterte-Carpio
  4. Tagalog

Câu 9: Thực dân Anh hoàn thành việc xâm chiếm và áp đặt ách cai trị lên Ấn Độ vào thời gian nào?

  1. Giữa thế kĩ XIX
  2. Đầu thế kỉ XIX
  3. Hoàn thành xâm chiếm vào đầu thế kỉ XIX và áp đặt ách cai trị vào giữa thế kỉ XIX
  4. Hoàn thành xâm chiếm vào giữa thế kỉ XIX và áp đặt ách cai trị vào cuối thế kỉ XIX

Câu 10: Đầu thế kỉ XX, những cuộc đấu tranh ở Ấn Độ vẫn tiếp tục, điển hình là:

  1. Cuộc nổi dậy của công nhân Bombay năm 1908
  2. Cuộc nổi dậy của công nhân New Delhi năm 1911
  3. Cuộc chiến bảo vệ xứ Bengal năm 1904
  4. Cuộc chiến chống thuốc phiện năm 1907

Câu 11: Hiến pháp năm 1889 đã xác lập thể chế chính trị nào ở Nhật Bản?

  1. Quân chủ chuyên chế.
  2. Quân chủ lập hiến.
  3. Cộng hòa đại nghị.
  4. Cộng hòa Tổng thống.

Câu 12: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Tôn Trung Sơn sinh ra trong một gia đình nông dân ở Quảng Đông. Năm 13 tuổi, ông được người anh là tư sản Hoa kiều cho đi du học ở Nhật Bản, Mỹ, Anh. Vì thế, ông sớm có điều kiện tiếp xúc với tư tưởng dân chủ Âu – Mỹ.
  2. Cách mạng Tân Hợi giành được thắng lợi bước đầu là do có sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, đứng đầu là Tôn Trung Sơn với cương lĩnh “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”, tiến tới một nước Trung Hoa dân chủ, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
  3. Cách mạng Tân Hợi đã kết thúc nền thống trị mấy nghìn năm của chế độ phong kiến Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở nước này phát triển.
  4. Cuộc cách mạng xã hội và nhất là tư tưởng của Tôn Trung Sơn có ảnh hưởng to lớn và sâu rộng đến cả thế giới, tạo tiền đề cho cuộc cách mạng tháng Mười ở Nga.

Câu 13: Câu nào sau đây không đúng về Jose’ Rizal?

  1. Là người lãnh đạo Liên minh Philippines
  2. Bị thực dân Tây Ban Nha bắt giam và xử tử năm 1896
  3. Ngày nay, ở Thủ đô Manila, tại nơi ông bị xử tử, người ta đã xây dựng quảng trường mang tên ông.
  4. Trong phong trào giải phóng dân tộc, ông đi theo xu hướng bạo động.

Câu 14: Cuộc khởi nghĩa Sepoy bùng nổ vào thời gian nào?

  1. 04/04/1858
  2. 17/06/1879
  3. 10/05/1857
  4. 34/05/1865

Câu 15: Thiên hoàng Minh trị tên là gì?

  1. Mutsuhito
  2. Naruhito
  3. Fumio Kishida
  4. Masako

Câu 16: “Ngày nay, mong muốn thiết tha của Chính phủ và nhân dân chúng tôi là phấn đấu đạt được những điểm cao nhất của nền văn minh mà các nước tiên tiến đang thụ hưởng. Hướng đến mục đích này, chúng tôi đã thực hiện theo mô hình quân đội, hải quân, khoa học, viện giáo dục của các nước tiên tiến, và dưới tác động của ngoại thương, các tri thức vừa kể đã đến với chúng tôi một cách tự do,...”

Đây là lời phát biểu của ai?

  1. Mutsuhito
  2. Ito Hirobumi
  3. Okuma Shigenobu
  4. Aikokusha

Câu 17: Sự kiện “Cuộc cách mạng bùng nổ, lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, đưa đến sự ra đời nước Cộng hoà Philippines, nhưng sau đó lại bị Mỹ thôn tính.” diễn ra vào thời gian nào?

  1. 1872
  2. 1890 – 1895
  3. 1896 – 1898
  4. Đầu thế kỉ XX

Câu 18: Chính sách cai trị hà khắc, khơi sâu mâu thuẫn chủng tộc, đẳng cấp của thực dân Anh đã:

  1. Đưa Ấn Độ trở thành một nước có kỉ luật cao, kinh tế phát triển.
  2. Làm bùng lên làn sóng đấu tranh của nhân dân Ấn Độ dưới nhiều hình thức khác nhau
  3. Làm cho người dân Ấn Độ không còn dũng khí để đấu tranh.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 19: Hình ảnh sau đây thể hiện điều gì?

  1. Đô đốc Perry và tàu Mỹ đến vịnh Edo
  2. Sức mạnh quân sự của Nhật Bản
  3. Tàu chiến dưới thời Thiên hoàng Minh Trị
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 20: Điều khoản nào trong “Ngũ điều ngự thệ văn” được Thiên hoàng Minh Trị đưa ra khi mới lên nắm quyền là không đúng?

  1. Chỉ tầng lớp tư sản mới được tham gia vào công việc quốc gia.
  2. Bãi bỏ luật điều chỉnh chi tiêu và hạn chế tầng lớp trong việc thuê mướn.
  3. Thay thế các phong tục xấu xa bằng các điều luật công bằng của tự nhiên
  4. Cần phải tìm kiếm tri thức trên khắp thế giới để củng cố nền tảng thống trị của Đế quốc.

Câu 21: Tháng 10/1873 diễn ra sự kiện nào ở Indonesia?

  1. Khởi nghĩa nổ ra ở Tây Sumatra
  2. Khởi nghĩa nổ ra ở Đông Sumatra
  3. Nhân dân A-chê anh dũng chiến đấu chống 3.000 quân Hà Lan đổ bộ lên vùng này
  4. Nhân dân A-chê anh dũng chiến đấu chống 3.000 quân Pháp đổ bộ lên vùng này.

Câu 22: Bản Hiệp ước nào dưới đây đánh dấu Trung Quốc chính thức trở thành một nước phong kiến, nửa thuộc địa?

  1. Hiệp ước Tân Sửu.
  2. Hiệp ước Nam Kinh.
  3. Hiệp ước Hoàng Phố.
  4. Hiệp ước Nhâm Tuất.

Câu 23: Vào nửa sau thế kỉ XIX ở Đông Nam Á, nước nào vẫn giữ được nền độc lập tương đối?

  1. Myanmar
  2. Singapore
  3. Thái Lan
  4. Brunei

Câu 24: Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện giải pháp gì để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng?

  1. Nhờ cậy các nước tư bản phương Tây giúp đỡ.
  2. Tiến hành cải cách trong nội bộ Mạc phủ Tô-ku-ga-oa.
  3. Cải cách đất nước theo mô hình của các nước phương Tây.
  4. Thiết lập chế độ Mạc phủ mới thay thế cho Mạc phủ Tô-ku-ga-oa.

Câu 25: Sắp xếp các dữ kiện sau theo tiến trình của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911):

  1. Trung Quốc Đồng minh hội phát động cuộc khởi nghĩa ở Vũ Xương. Phong trào đấu tranh nhanh chóng lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung Trung Quốc.
  2. Nhà nước Trung Hoa Dân quốc được thành lập do Tôn Trung Sơn làm tổng thống lâm thời.
  3. Chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”.
  4. Viên Thế Khải tuyên thệ nhậm chức Đại Tổng thống Trung Hoa Dân quốc.
  5. 4 => 1 => 3 => 2.
  6. 3 => 1 => 2 => 4.
  7. 3 => 2 => 4 => 1.
  8. 3 => 4 => 1 => 2.

 

=> Giáo án Lịch sử 8 chân trời bài 15: Trung Quốc

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay