Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 8 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 03:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Thực dân Anh hoàn thành việc xâm chiếm và áp đặt ách cai trị lên Ấn Độ vào thời gian nào?
A. Giữa thế kĩ XIX
B. Đầu thế kỉ XIX
C. Hoàn thành xâm chiếm vào đầu thế kỉ XIX và áp đặt ách cai trị vào giữa thế kỉ XIX
D. Hoàn thành xâm chiếm vào giữa thế kỉ XIX và áp đặt ách cai trị vào cuối thế kỉ XIX
Câu 2: Ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX, để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị, thực dân Anh đã thực hiện chính sách gì?
A. Nhượng bộ tầng lớp trên của phong kiến bản xứ, biến bộ phận này thành tay sai
B. Tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo,…
C. Xây dựng một hệ thống chính trị để quản lí đất nước giống như ở chính quốc.
D. Cả A và B.
Câu 3: Ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX, thực dân Anh đã thi hành chính sách gì về xã hội?
A. Chính sách "ngu dân"
B. Khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động
C. Giáo dục những tư tưởng cấp tiến
D. Cả A và B.
Câu 4: Khởi nghĩa Yên Thế do ai lãnh đạo?
A. Vua Hàm Nghi
B. Nguyễn Tri Phương
C. Phan Đình Phùng
D. Hoàng Hoa Thám
Câu 5: Tháng 10/1873 diễn ra sự kiện nào ở Indonesia?
A. Khởi nghĩa nổ ra ở Tây Sumatra
B. Khởi nghĩa nổ ra ở Đông Sumatra
C. Nhân dân A-chê anh dũng chiến đấu chống 3.000 quân Hà Lan đổ bộ lên vùng này
D. Nhân dân A-chê anh dũng chiến đấu chống 3.000 quân Pháp đổ bộ lên vùng này.
Câu 6: Đầu thế kỉ XX ở Indonesia, phong trào đấu tranh của công nhân phát triển với sự ra đời của:
A. Hiệp hội công nhân đường sắt (1905)
B. Hiệp hội công nhân xe lửa (1908)
C. Đảng Cộng sản Indonesia (1920)
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Đâu không phải một công trình kiến trúc/điêu khắc được xây dựng ở nửa đầu thế kỉ XIX?
A. Kinh thành Huế
B. Chùa Thiên Mụ
C. Đình làng Đình Bảng
D. Chùa Một Cột
Câu 8: Câu nào sau đây không đúng về tình hình chính trị thời kì đầu nhà Nguyễn?
A. Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.
B. Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Về cơ cấu hành chính, vào thời Gia Long, vua chỉ trực tiếp quản lí 4 doanh và 7 trấn.
C. Nam thành, vùng đất mang đậm truyền thống “phù Lê” và Hà thành, vùng đất chúa Nguyễn khai phá ở phía Bắc.
D. Mỗi vùng là một Tổng trấn cai quản, quyền lực như một phó vương.
Câu 9: Đâu là tình hình cuối Triều Tây Sơn?
A. Mất đi một trụ cột quan trọng, mâu thuẫn nội bộ ngày càng sâu sắc, uy tín bị giảm sút, lực lượng suy yếu
B. Đất nước thanh bình, phát triển vững mạnh nhưng nội bộ triều đình mâu thuẫn sâu sắc, vua Quang Trung bất lực.
C. Vua Quang Toản lên ngôi, không lo triều chính, chơi bởi rượu chè, nông dân khắp nơi đứng lên khởi nghĩa.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Đây là lược đồ trận đánh nào?
A. Quân Pháp và quân ta đánh nhau ở đại đồn Chí Hoà
B. Khởi nghĩa Nam Kỳ sau hiệp ước Nhâm Tuất
C. Quân Pháp đánh thành Hà Nội và trận chiến Cầu Giấy lần thứ nhất
D. Quân Pháp đánh thành Hà Nội và trận chiến Cầu Giấy lần thứ hai
Câu 11: Sự kiện “Ngày 1 – 9, liên quân Pháp – Tây Ban Nha mở cuộc tấn công Đà Nẵng, âm mưu biến nơi đây làm bàn đạp tiến công ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.” diễn ra năm nào?
A. 1855
B. 1856
C. 1857
D. 1858
Câu 12: Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Huế:
A. Tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Bắc Kì và Trung Kì
B. Tiếp tục hỗ trợ Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì.
C. Ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân ở Nam Kì
D. Cả A và C.
Câu 13: Đâu là hình ảnh của Hoàng Hoa Thám?
A.
B.
C.
D.
Câu 14: Với Hiệp ước nào thì thực dân Pháp về cơ bản đã hoàn thành quá trình xâm lược nước ta?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất
B. Hiệp ước Giáp Tuất
C. Hiệp ước Hác-măng
D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt
Câu 15: Sau cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế của phái chủ chiến bất thành (5 – 7 – 1885), Tôn Thất Thuyết đã:
A. Dâng thủ cấp vua Hàm Nghi ra đầu hàng
B. Đưa vua Hàm Nghi rời khỏi kinh thành ra Tân Sở
C. Tự vẫn để bảo toàn khí tiết
D. Chống lại quân địch trong vô vọng
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về cuộc tấn công của liên quân Pháp – Tây Ban Nha vào Đà Nẵng năm 1858?
a) Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha mở cuộc tấn công vào Đà Nẵng.
b) Nguyễn Tri Phương lãnh đạo quân dân Đà Nẵng, bước đầu làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
c) Triều đình Huế nhanh chóng gửi quân tiếp viện giúp quân dân Đà Nẵng đẩy lùi hoàn toàn quân Pháp.
d) Cuộc kháng cự của quân dân Đà Nẵng đã kéo dài đến tận năm 1868.
Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về đặc điểm của bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long)?
a) Được ban hành vào năm 1815 dưới thời Minh Mạng.
b) Được ban hành dưới triều vua Gia Long, năm 1815.
c) Bộ luật gồm 398 điều, phân làm 22 quyển.
d) Chỉ phục vụ giai cấp quý tộc.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................