Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 8 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 04:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Cuộc vận động Duy tân của Phan Châu Trinh đã châm ngòi cho:
A. Cách mạng tháng Tám (1945)
B. Phong trào chống sưu thuế của nhân dân Trung Kì (1908)
C. Phong trào Cần Vương (1900 – 1917)
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Đâu là một chính sách về chính trị ở cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?
A. Việt Nam bị chia thành ba miền với ba chế độ cai trị giống nhau.
B. Hoàn thiện bộ máy thống trị ở Liên bang Đông Dương, đứng đầu là viên Toàn quyền người Pháp.
C. Thiết lập một chính phủ nguỵ quyền với quyền lực tối cao thuộc về những người thân Pháp.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Chính sách nào sau đây về kinh tế trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp là không đúng?
A. Phân ruộng đất cho người dân, xây dựng các nông trường cung cấp việc làm cho nhân dân.
B. Tập trung khai thác mỏ; xây dựng một số nhà máy, xí nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu của chính quyền thực dân như: xi măng, điện nước, xay xát gạo,...
C. Nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam, tăng cường bóc lột bằng các loại thuế, đặt nhiều thứ thuế mới.
D. Mở mang một số tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và cảng biển.
Câu 4: Đối với vấn đề cải cách, Phạm Phú Thứ đã có hoạt động gì?
A. Xin mở cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để đẩy mạnh giao thương với bên ngoài.
B. Đề nghị chấn chỉnh võ bị, hậu dưỡng quan binh, mở cửa thông thương và đặt lãnh sự tại Hương Cảng để giao thiệp với nước ngoài.
C. Đề nghị đưa những nhân sĩ giỏi sang nước phương Tây học tập.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Đâu không phải một cá nhân có hoạt động đề nghị cải cách?
A. Nguyễn Huy Tế
B. Đinh Văn Điển
C. Viện Thượng Bạc
D. Phạm Phú Thứ
Câu 6: Những hoạt động cải cách của vua Tự Đức:
A. Thiếu hệ thống và nửa vời
B. Không phù hợp với thời cuộc
C. Phù hợp, được thực hiện một cách mạnh mẽ, giúp cho đất nước tạm thời có thể chống lại được quân Pháp.
D. Vua Tự Đức không làm cải cách.
Câu 7: Mục đích của chiếu Cần vương là gì?
A. Kêu gọi các văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước giúp vua cứu nước
B. Kêu gọi nhân dân nước Pháp đứng ra làm chủ chính nghĩa, yêu cầu quân Pháp về nước.
C. Nhằm giúp vua thoát khỏi tình cảnh bị địch truy đuổi.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: Địa bàn của khởi nghĩa Bãi Sậy như thế nào?
A. Là một thị trấn đông đúc, buôn bán tấp nập
B. Là một ngọn núi hùng vĩ, hiểm trở, dễ phòng thủ, tấn công
C. Là một vùng đầm lầy với lau sậy um tùm.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Đâu là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
A. Khởi nghĩa Bãi Sậy
B. Khởi nghĩa Hương Khê
C. Khởi nghĩa Ba Đình
D. Khởi nghĩa Yên Thế
Câu 10: Nguyễn Trung Trực có câu nói nổi tiếng là gì?
A. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
B. Người Việt Nam quyết tiến.
C. Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây
D. Thực dân Pháp và triều đình Nguyễn là những kẻ bạo tàn, chúng ta cần phá tan cái gông cùm này.
Câu 11: Câu nào sau đây không đúng?
A. Được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân, Trương Định (1820 – 1864) đã lãnh đạo nghĩa quân lập căn cứ Gò Công, Tân Phước, anh dũng chiến đấu chống giặc.
B. Trong cuộc càn quét của triều đình nhà Nguyễn, Trương Định bị thương, ông đã rút súng tự sát để bảo toàn khí tiết.
C. Một số nhà nho như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị,... đã dùng thơ văn lên án tội ác của giặc và chế giễu bọn tay sai bán nước, ca ngợi gương chiến đấu hi sinh của nghĩa quân
D. Ở miền Đông, phong trào kháng chiến tiếp tục bùng nổ trở lại. Nguyễn Hữu Huân bị bắt đi đày, sau đó mới được thả về lại đứng lên chống Pháp.
Câu 12: Câu nào sau đây đúng về Nguyễn Tri Phương?
A. Quê ở huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế), làm quan ở cả ba triều vua Nguyễn.
B. Ông được giao làm tổng chỉ huy lực lượng chống Pháp ở Đà Nẵng, Gia Định, sau đó được cử làm Kinh lược sứ Bắc Kì, trực tiếp chỉ huy trận chiến đấu ở cửa phía nam thành Hà Nội khi quân Pháp tấn công.
C. Khi Pháp tấn công ra Hà Nội năm 1873, tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy binh sĩ anh dũng chống cự. Ông bị thương, bị giặc bắt nhưng đã tuyệt thực để bảo toàn khí tiết.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 13: Nửa đầu thế kỉ XIX, về nông nghiệp, nhà Nguyễn đã:
A. Chủ trương nhập các loại máy móc, phân đạm hiện đại từ các thương nhân nước ngoài để gia tăng năng suất.
B. Không chú trọng hỗ trợ ruộng đất cho dân chúng, khiến cho dân nghèo không có cơm ăn, sinh ra căm phẫn.
C. Quan tâm đến việc tổ chức khai hoang, di dân lập ấp, lập đồn điền ở nhiều tỉnh phía bắc và phía nam,...
D. Cả A và C.
Câu 14: Sau khi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Ánh đã:
A. Thâu tóm mọi quyền lực, từng bước củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền, lãnh thổ đất nước được thống nhất
B. Áp dụng mô hình xã hội chủ nghĩa tiên tiến ở các nước phương Tây nhằm tạo cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho muôn dân.
C. Cầu cứu viện trợ từ nhà Mãn Thanh, xây dựng một nhà nước phong kiến theo kiểu cũ.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 15: Ở thời vua Minh Mạng, vùng đất Quảng Yên hiện nay là một phẩn tỉnh/thành nào sau đây?
A. Quảng Ninh
B. Hải Phòng
C. Điện Biên
D. Cả A và B.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về việc đầu thế kỉ XX, hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành và các sĩ phu tiến bộ ở Việt Nam?
a) Đều nhằm mục đích cứu nước, cứu dân.
b) Có chủ trương cầu viện bên ngoài để giành độc lập cho dân tộc.
c) Có sự chuyển biến từ chủ nghĩa yêu nước sang lập trường tư sản.
d) Đều xuất phát từ động cơ yêu nước.
Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi phản ánh đúng chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn với các quốc gia láng giềng?
a) “Bang giao triều cống” với nhà Thanh.
b) Đối đầu với Xiêm.
c) Thần phục và triều cống Chân Lạp.
d) Buộc Lào, Mãn Thanh thần phục.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................