Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 8 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 05:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX, thay mặt Chính phủ Anh ở Ấn Độ là:
A. Một Thủ tướng và 6 bộ thành viên, có quyền lực chi phối toàn bộ lĩnh vực xã hội và kinh tế.
B. Một Phó vương và một hội đồng điều hành gồm 5 uỷ viên, có quyền lực như một chính phủ
C. Một Tư lệnh và một đảng Bảo thủ gồm 10 thành viên chính.
D. Một Tư lệnh và một đảng Tự do gồm 10 thành viên chính
Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu bước hoàn thành việc chinh phục Ấn Độ của thực dân Anh?
A. Ngày 01/01/1877, Nữ hoàng Anh Victoria tuyên bố đồng thời là Nữ hoàng Ấn Độ
B. Ngày 02/05/1870, Thủ tướng Anh tuyên bố sáp nhập Ấn Độ vào với chính quốc.
C. Ngày 10/10/1881, Tuyên ngôn Độc lập của Ấn Độ ra đời.
D. Tháng 11/1885, Anh tiêu diệt toàn bộ lực lượng chống lại Anh trên toàn cõi Ấn Độ.
Câu 3: “Bắt đầu từ những thương điểm do ………….. lập ra vào đầu thế kỉ XVII, nước Anh dần dần thôn tính và biến Ấn Độ thành thuộc địa có giá trị nhất của họ.”
Hãy điền vào chỗ trống.
A. Công ty Đông Ấn Anh
B. Công ty Đông Ấn Hà Lan.
C. Thương nhân người Pháp
D. Chính quyền Mogul
Câu 4: Câu nào sau đây không đúng?
A. Từ năm 1875 đến 1885, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân Ấn Độ liên tục diễn ra, đã tác động đến tầng lớp trí thức và tư sản Ấn Độ.
B. Năm 1885, giai cấp tư sản Ấn Độ thành lập Đảng Quốc dân Đại hội.
C. Trong 20 năm đầu, Đảng Quốc đại chủ trương đấu tranh ôn hoà yêu cầu thực dân Anh thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội và tạo điều kiện để giai cấp tư sản được tham gia các hội đồng tự trị.
D. Kể từ M. Gandhi nắm quyền Đảng Quốc đại vào năm 1889, Đảng Quốc đại trở nên hùng mạnh, áp đảo về thực dân Anh trong việc tác động đến người dân.
Câu 5: Câu nào sau đây không đúng về Jose’ Rizal?
A. Là người lãnh đạo Liên minh Philippines
B. Bị thực dân Tây Ban Nha bắt giam và xử tử năm 1896
C. Ngày nay, ở Thủ đô Manila, tại nơi ông bị xử tử, người ta đã xây dựng quảng trường mang tên ông.
D. Trong phong trào giải phóng dân tộc, ông đi theo xu hướng bạo động
Câu 6: Nhân dân Việt Nam ở Nam Bộ và Tây Nguyên đã đoàn kết, phối hợp chiến đấu với nhân dân Campuchia, Lào chống Pháp. Đây là những biểu hiện bước đầu của:
A. Sự hợp nhất 3 nước Đông Dương thành một.
B. Liên minh chiến đấu ba dân tộc chống kẻ thù chung
C. Phương pháp đoàn kết đánh giặc.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Phong trào nào diễn ra ở Indonesia từ 1873 – 1903?
A. Chiến tranh giành độc lập của nhân dân Hồi quốc Aceh
B. Khởi nghĩa nông dân đảo Java do Samin lãnh đạo
C. Cách mạng vô sản do Đảng Cộng sản lãnh đạo
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: Phong trào nào diễn ra ở Philippines từ 1896 – 1897?
A. Cuộc đấu trnah theo đường lối ôn hoà của Liên minh Philippines do Jose Rizal thành lập.
B. Khởi nghĩa Bonifacia theo xu hướng bạo động.
C. Khởi nghĩa Achar Soa chống lại triều đình thân Pháp và thực dân Pháp.
D. Hoàng thân Si Thavo lãnh đạo nhân dân chống thực dân Pháp và xây dựng vương quốc độc lập Cơ-rắc.
Câu 9: Câu nào sau đây là đúng về vua Minh Mạng?
A. Minh Mạng (1791 – 1841) là con trai thứ tư của vua Gia Long.
B. Ông trị vì đất nước trong 20 năm (1820 – 1840) và là một vị vua tài năng của triều Nguyễn
C. Trong những năm 1831 – 1832, ông tiến hành một cuộc cải cách, thường gọi là Cải cách Minh Mạng.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Hội hoạ nửa đầu thế kỉ XIX nổi bật với:
A. Các dòng tranh dân gian như Đông Hồ, Hàng Trống,…
B. Tranh bị ảnh hưởng bởi quan niệm thẩm mỹ của Pháp
C. Tranh sơn dầu
D. Cả A và B.
Câu 11: Câu nào sau đây không đúng về tình hình nông nghiệp thời kì đầu nhà Nguyễn?
A. Chính sách khẩn hoang, ưu tiên đất cho việc trồng lúa mì được triều Nguyễn đặc biệt chú trọng.
B. Nhiều biện pháp khuyến khích của nhà nước, đặc biệt việc cho phép đất khai hoang thành đất tư đã đem lại hiệu quả kích thích sản xuất nông nghiệp.
C. Triều Nguyễn còn thực thi chính sách doanh điền, nhà nước trực tiếp chiêu mộ dân nghèo không có ruộng, cấp tiền, nông cụ, thóc giống đưa đi khai hoang, lập nghiệp ở những nơi trọng yếu.
D. Ở vùng Nam Bộ, binh lính triều đình còn kết hợp với dân khẩn hoang, lập nên hàng trăm đồn điền.
Câu 12: Ngày 20/11/1874 diễn ra sự kiện nào?
A. Binh sĩ triều đình tấn công quân Pháp ở cửa ô Thanh Hà (Hà Nội)
B. Các đội nghĩa binh dưới sự lãnh đạo của cha con Nguyễn Mậu Kiến (Thái Bình), Phạm Văn Nghị (Nam Định) chịu thất bại trước quân Pháp.
C. Quân Pháp tiến lên Sơn Tây, qua khu vực Cầu Giấy. Quân triều đình phối hợp với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích địch ở đây, giết chết tên chỉ huy.
D. Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Câu 13: Nội dung chính của bản Hiệp ước Giáp Tuất là gì?
A. Thừa nhận chủ quyền của Pháp ở cả sáu tỉnh Nam Kì và nhiều điều khoản bất lợi khác
B. Thừa nhận chủ quyền của Pháp ở toàn bộ Bắc Kì và nhiều điều khoản bất lợi khác
C. Triều đình không được can thiệp vào việc đánh Pháp của dân chúng.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 14: Thủ lĩnh Đề Thám chết vì nguyên nhân gì?
A. Bệnh nặng, tuổi cao
B. Bị tay sai Pháp giết hại
C. Bị thương nặng trong khi tham chiến
D. Bị tai nạn
Câu 15: Tôn Thất Thuyết là:
A. Thượng thư Bộ Binh, thành viên Hội đồng Phụ chính
B. Binh bộ Thị lang, thành viên Quân cơ
C. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thành viên Chính phủ
D. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, thành viên Đảng Cộng sản
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về ề cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884):
a) Góp phần làm chậm quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
b) Lan rộng từ Bắc vào Nam, dần quy tụ thành các trung tâm kháng chiến lớn.
c) Chuyển từ chống ngoại xâm sang phong kiến đầu hàng.
d) Đấu tranh quyết liệt, song còn lẻ tẻ, chưa tạo thành một phong trào thống nhất.
Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về tình hình xã hội thời Nguyễn?
a) Mâu thuẫn xã hội gay gắt dẫn đến nhiều cuộc nổi dậy.
b) Nông dân và công nhân là lực lượng chính trong các cuộc khởi nghĩa.
c) Xã hội ổn định nhờ chính sách cai trị của triều đình.
d) Có khoảng 405 cuộc nổi dậy từ năm 1802 đến 1862.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................