Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời Ôn tập giữa kì 1 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 8 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 01:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Người đứng đầu nhà nước phong kiến chuyên chế ở Pháp trong những năm 1774 - 1789 là
A. vua Lu-I XVI.
B. vua Sác-lơ I.
C. Na-pô-lê-ông Đại đế.
D. vua Ni-cô-lai II.
Câu 2: Đến cuối thế kỉ XVIII, xã hội Pháp chia thành ba đẳng cấp là
A. Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.
B. Tăng lữ, Quý tộc và Nông dân.
C. Tăng lữ, Tư sản và Nông dân.
D. Tăng lữ, Chủ nô và Nô lệ.
Câu 3: Cách mạng tư sản Anh bùng nổ vào thời gian nào?
A. Tháng 8/1642.
B. Tháng 12/1688.
C. Tháng 12/1773.
D. Tháng 9/1783.
Câu 4: Ai là Tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Mĩ?
A. Ph. Ru-dơ-ven.
B. G. Oa-sinh-tơn.
C. B. Clin-tơn.
D. A. Lin-côn.
Câu 5: Hen-ri Cót là tác giả của phát minh kĩ thuật nào dưới đây?
A. Kĩ thuật dùng than cốc để luyện gang thành sắt.
B. Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.
C. Phương pháp luyện sắt thành thép.
D. Hệ thống điện tín sử dụng mã Mooc-xơ.
Câu 6: Năm 1790, Han-man đã phát minh ra
A. tàu thủy chạy bằng hơi nước.
B. đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.
C. phương pháp luyện sắt thành thép.
D. hệ thống điện tín sử dụng mã Mooc-xơ.
Câu 7: Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. Cuối thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XVII.
B. Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.
C. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
D. Cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ XXI.
Câu 8: Máy kéo sợi Gien-ni là phát minh của ai?
A. Giêm Ha-gri-vơ.
B. Ét-mơn các-rai.
C. Hen-ri Cót.
D. Giêm Oát.
Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á?
A. Tư bản phương Tây có nhu cầu cao về nguyên liệu, nhân công, thị trường.
B. Đông Nam Á có vị trí quan trọng trong tuyến đường giao thương trên biển.
C. Kinh tế của các nước tư bản phương Tây đang bị Đông Nam Á cạnh tranh.
D. Khu vực Đông Nam Á có tài nguyên phong phú, nguồn nhân công dồi dào.
Câu 10: Đến đầu thế kỉ XIX, chế độ cai trị của thực dân Hà Lan ở In-đô-nê-xi-a bị rung chuyển bởi cuộc khởi nghĩa của
A. Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô.
B. Hoàng thân Si-vô-tha.
C. nhà sư Pu-côm-bô.
D. nhân dân trên đảo Ban-da.
Câu 11: Trong những năm 1858 - 1884, thực dân Pháp vấp phải cuộc kháng chiến quyết liệt của nhân dân nước nào?
A. Mi-an-ma.
B. Phi-líp-pin.
C. Việt Nam.
D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 12: Đến cuối thế kỉ XIX, nước nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của thực dân Hà Lan?
A. Mi-an-ma.
B. Phi-líp-pin.
C. In-đô-nê-xi-a.
D. Cam-pu-chia.
Câu 13: Trong những năm 1527 - 1592, chính quyền nhà Mạc chỉ quản lí được khu vực từ
A. Hà Tĩnh trở ra phía bắc.
B. Nghệ An trở ra phía bắc.
C. Thanh Hóa trở ra phía bắc.
D. Ninh Bình trở ra phía bắc.
Câu 14: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình nhà Lê đầu thế kỉ XVI?
A. Sản xuất trì trệ, hạn hán, mất mùa thường xuyên xảy ra.
B. Ở nhiều nơi, dân chúng nổi dậy chống lại triều đình.
C. Mạc Đăng Dung tiến hành khởi nghĩa lật đổ nhà Lê.
D. Đất nước bất ổn, Mạc Đăng Dung thâu tóm quyền hành.
Câu 15: Không chấp nhận địa vị chính thống của nhà Mạc, nhiều cựu thần nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim đã
A. đưa Lê Duy Ninh lên làm vua, lập ra Nam triều, đối đầu với nhà Mạc.
B. tiến hành đảo chính, lật đổ nhà Mạc, đưa Lê Cung Hoàng trở lại ngôi vua.
C. đưa Lê Duy Ninh vào vùng Thuận Hóa, lập nên chính quyền Đàng Trong.
D. dấy binh nổi dậy khởi nghĩa ở Cao Bằng, với danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về những phát minh đã thúc đẩy sự phát triển của ngành giao thông trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp:
a) Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước của Xti-phen-xơn.
b) Máy dệt của E. Các-rai.
c) Máy hơi nước của Giêm Oát.
d) Tàu thuỷ chạy bằng hơi nước của R. Fulton.
Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về những tác động xã hội của Cách mạng công nghiệp:
a) Hình thành hai giai cấp cơ bản: tư sản và vô sản.
b) Gia tăng sự bình đẳng xã hội giữa các tầng lớp trong xã hội.
c) Giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị nhờ vào sự giàu có từ công nghiệp.
d) Giai cấp vô sản ngày càng được cải thiện điều kiện sống và làm việc.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................