Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 8 chân trời sáng tạo

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 2 

ĐỀ SỐ 03:

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đồng đều về kinh tế đã:

A. Tạo điều kiện cho cuộc cách mạng tháng Mười Nga.

B. Làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

C. Khiến kinh tế toàn cầu suy thoái.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất:

A. Một cuộc nội chiến để giải quyết những vấn đề trong nội bộ các nước đế quốc.

B. Một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì vấn đề thị trường và thuộc địa đối với cả hai bên tham chiến.

C. Một cuộc chiến tranh cách mạng vì dẫn đến sự ra đời của nước Nga Xô viết và sự thiết lập chế độ xã hội tiến bộ hơn ở một số nước.

D. Một cuộc chiến tranh giải phóng với sự ra đời một số quốc gia mới sau sự sụp đổ của đế quốc Áo – Hung.

Câu 3: Từ năm 1912, sau khi đế quốc Áo – Hung thôn tính nước nào thì tình hình trên bán đảo Balkan trở nên phức tạp?

A. Tây Ban Nha

B. Romania

C. Bosnia và Herzegovina

D. Tất cả các đáp án trên. 

Câu 4: Tháng 11/1918 diễn ra sự kiện nào?

A. Đức kí hiệp ước đầu hàng. Chiến tranh kết thúc.

B. Cách mạng tháng Mười Nga thành công. Nga rút khỏi cuộc chiến.

C. Mỹ tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất.

D. Bắt đầu trận chiến ở Somme.

Câu 5: Tháng 07/1917 ở Nga diễn ra sự kiện nào sau đây?

A. Khi Chính phủ tư sản lâm thời công khai đàn áp các phong trào quần chúng, khủng bố các xô viết, Đảng Bolshevik đã lãnh đạo giai cấp công nhân, nông dân, binh lính chuẩn bị đấu tranh vũ trang giành chính quyền.

B. Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ lâm thời hoàn toàn sụp đổ.

C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười giành thắng lợi hoàn toàn trên toàn quốc.

D. Cách mạng dân chủ tư sản Nga lần thứ hai nổ ra và giành thắng lợi.

Câu 6: “Giống như ...(1) chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp ...(2), ...(3) hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên ...(4). Trong lịch sử loài người ...(5) có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế.”

Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

A. mặt trời, sáu châu, khiến, thế giới, chưa từng

B. mặt trời, năm châu, thức tỉnh, Trái Đất, chưa từng

C. ngọn lửa, bốn bể, cứu, thế giới, không thể

D. ngọn lửa, năm bể, đẩy, Trái Đất, không thể

Câu 7: Lenin và đảng Bolshevik quyết định khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền sau khi:

A. Các đội Cận vệ đỏ được thành lập ngày 7 – 10 (ngày 10 – 10)

B. Lenin về nước tháng 05/1917

C. Chính phủ lâm thời xả súng, đàn áp các cuộc biểu tình vào tháng 7 – 1917.

D. Tất cả các đáp án trên. 

Câu 8: Đêm 24 – 10 (6 – 11) diễn ra sự kiện gì?

A. Lenin đến điện Smoniyl trực tiếp chỉ huy khởi nghĩa.

B. Các đội Cận vệ đỏ đã nhanh chóng chiếm được những vị trí then chốt ở thủ đô Petrograd như nhà ga, bưu điện, nhà máy điện,...

C. Chính phủ lâm thời phản công kịch liệt, thế trận tạm nghiêng về phía Chính phủ.

D. Cả A và B.

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng?

A. Hội hoạ theo trường phái Ấn tượng phát triển mạnh mẽ trong những năm 1860 và năm 1870 ở Pháp.

B. Trường phái Ấn tượng đề cao việc vẽ tranh ngoài trời và chú trọng sự tương phản của màu sắc để thể hiện con người và cảnh vật ở một thời điểm, một khoảnh khắc hiện thực đang diễn ra.

C. Hoạ sĩ ở trường phái Ấn tượng được Chính phủ các nước đề cao nên kiếm được rất nhiều tiền.

D. Claude Monet (1840 – 1926), danh hoạ người Pháp, là người mở đầu của trường phải Ấn tượng.

Câu 10: Câu nào sau đây đúng về khoa học tự nhiên trong các thế kỉ XVIII – XIX?

A. Đạt được những tiến bộ vượt bậc với nhiều phát minh lớn của thế giới.

B. Có phát triển nhưng không được đồng đều và không có nhiều thành tựu nổi trội.

C. Chỉ đạt được những tiến bộ ở lĩnh vực vũ khí quân sự.

D. Không đạt được nhiều tiến bộ do sự tình trạng chiến tranh liên miên.

Câu 11: Các ngành khoa học xã hội trong các thế kỉ XVIII – XIX gắn liền với:

A. Chủ nghĩa xã hội khoa học

B. Học thuyết Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh

C. Sự xuất hiện của nhiều trào lưu tư tưởng tiến bộ

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12: Ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng được xây dựng tương đối hoàn thiện với những đại diện xuất sắc là:

A. Karl Marx và F. Engels

B. L. Feuerbach và G. Hegel

C. Karl Marx và L. Feuerbach

D. Cả A và B.

Câu 13: Năm 1901, sau khi kí Hiệp ước Tân Sửu với các nước đế quốc, Trung Quốc trở thành:

A. Một nước phong kiến, nửa thuộc địa.

B. Một nước phong kiến hoàn toàn

C. Một nước thuộc địa hoàn toàn

D. Một nước độc lập hoàn toàn

Câu 14: Tháng 02/1912 diễn ra sự kiện gì?

A. Quân Anh chiếm được phần lớn lãnh thổ Trung Quốc

B. Viên Thế Khải tuyên thệ nhậm chức Tổng thống

C. Tôn Trung Sơn tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước

D. Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.

Câu 15: Sau khi tiêu diệt được các cuộc nổi dậy nhờ sự hỗ trợ của lực lượng dân quân do tầng lớp quý tộc tổ chức vào những năm 1860, triều đình nhà Thanh tiếp tục làm gì?

A. Tấn công quân Anh đòi lại Hong Kong.

B. Giải quyết vấn đề hiện đại hoá quân đội.

C. Thay đổi thể chế nhà nước từ quân chủ chuyên chế sang quân chủ lập hiến.

D. Tất cả các đáp án trên. 

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về tình hình chính trị nước Nga trước Cách mạng Tháng Mười có đặc điểm:

a) Chế độ quân chủ chuyên chế vẫn được duy trì, nhà nước do Nga hoàng Ni-cô-lai II đứng đầu.

b) Nga hoàng thực hiện các cải cách dân chủ và trao quyền cho quốc hội.

c) Năm 1914, Nga hoàng đã đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây hậu quả kinh tế nghiêm trọng.

d) Nga hoàng từ bỏ quyền lực và chuyển giao cho chính phủ dân sự.

Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về tình hình kinh tế nước Nga trước Cách mạng Tháng Mười có đặc điểm:

a) Kinh tế phát triển mạnh mẽ nhờ chiến tranh và các chính sách công nghiệp hóa.

b) Nạn đói và suy sụp kinh tế xảy ra ở nhiều nơi.

c) Kinh tế ổn định, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đạt mức cao.

d) Sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đình trệ.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay