Phiếu trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 kết nối Bài 12: Khởi nghĩa Lam Sơn và triều Hậu Lê

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 12 Khởi nghĩa Lam Sơn và triều Hậu Lê. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 3: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẮT NƯỚC VIỆT NAM

BÀI 12: KHỞI NGHĨA LAM SƠN VÀ TRIỀU HẬU LÊ

(37 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 CÂU)

Câu 1: Ai là người lãnh đạo tối cao của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

A. Lê Lợi.B. Nguyễn Xí.
C. Nguyễn Trãi.D. Đinh Lễ.

Câu 2: Từ năm 1424 - 1425, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng một vùng rộng lớn:

A. Nam Định đến Thanh Hóa.B. Thanh Hóa tới Nghệ An. 
C. Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.D. Nghệ An đến đèo Hải Vân. 

Câu 3: Cuối năm 1426, nghĩa quân Lam Sơn đã giành chiến thắng ở

  • A. Ngọc Hồi – Đống Đa.
  • B. Tốt Động - Chúc Động.
  • C. Chi Lăng - Xương Giang.
  • D. Rạch Gầm – Xoài Mút.

Câu 4. Cuối năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn đã giành chiến thắng ở:

A. Tốt Động - Chúc Động.B. Ngọc Hồi – Đống Đa.
C. Rạch Gầm – Xoài Mút.D. Chi Lăng - Xương Giang.

Câu 5: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra nhằm chống lại quân xâm lược nào?

  • A. Thanh.
  • B. Minh.
  • C. Tống.
  • D. Nguyên - Mông.

Câu 6: Ai là người đã cùng Lê Lợi lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn và viết ra tác phẩm Bình Ngô đại cáo?

A.  Nguyễn Xí.B. Lưu Nhân Chú.C. Lê Lợi.D. Nguyễn Trãi.

Câu 7: Từ tháng 9/1426, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã chuyển sang giai đoạn nào?

  • A. Cố thủ, chờ viện binh.
  • B. Phản công quân Minh.
  • C. Xây dựng lực lượng.
  • D. Tạm hòa với quân Minh.

Câu 8: Lê Lợi lên ngôi vua vào năm nào?

A. 1428.B. 1284 
C. 1248.D. 1482. 

Câu 9: Vì sao nói vua có uy quyền tuyệt đối?

  • A. Vì vua là người đứng đầu đất nước.
  • B. Vì vua là người trực tiếp Tổng chỉ huy quân đội.
  • C. Vì vua là người điều hành đất nước.
  • D. Vì vua được nhân dân tin tưởng.

Câu 10. Bản đồ đầu tiên của nước ta có tên là gì?

A. Đại Việt.B. Việt Nam.C. Hồng Đức.D. Đại Ngu.

Câu 11: Nội dung cơ bản của Bộ luật Hồng Đức là gì?

  • A. Khuyến khích phát triển kinh tế và bảo vệ quyền phụ nữ.
  • B. Khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc và bảo vệ quyền phụ nữ.
  • C. Khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
  • D. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc và bảo vệ quyền phụ nữ.

Câu 12: Vua Lê Lợi khởi nghĩa ở đâu?

  • A. Hà Tĩnh.
  • B. Nghệ An.
  • C. Thanh Hóa.
  • D. Thăng Long.

Câu 13: Ai là người lập ra triều Hậu Lê?

A. Lê Lợi.B. Lê Lai.
C. Lê Trung Hưng.D. Lê Đại Hành.

Câu 14: Lê Lợi là ai?

  • A. Hào trưởng.
  • B. Tù trưởng.
  • C. Trưởng bản.
  • D. Trưởng thôn.

Câu 15: Có bao nhiêu anh hùng cùng Lê Lợi tham gia Hội thề?

A. 18B. 20
C. 19D. 21

Câu 16: Hội thề có tên là gì?

  • A. Lam Kinh.
  • B. Lam Sơn.
  • C. Lũng Cú.
  • D. Lũng Nhai.

Câu 17: Lê Lợi có tên gọi khác la gì?

A.  Linh Lang Vương.B. Tây Sơn Vương.
C. Bình Định Vương.D. Nam Kinh Vương.

Câu 18: Ai là người mặc áo hoàng bào, quên mình cứu chúa?

  • A. Lê Lai.
  • B. Phan Châu Trinh.
  • C. Phan Bội Châu.
  • D. Lê Đại Hành.

Câu 19: Chi Lawmh thuộc tỉnh nào?

A. Lạng Sơn.B. Yên Bái.C Lào Cai.D. Điện Biên.

Câu 20:  Thành Đông Quan ở đâu?

A. Ninh Bình.B. Nghệ An.
C. Thanh Hóa.D. Hà Nội.

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng mục đích của Lê Lợi, Nguyễn Trãi khi tạm thời hòa hoãn với quân Minh (1423)?

  • A. Tranh thủ thời gian để tích trữ lương thảo, tranh thủ sức dân.   
  • B. Tranh thủ thời gian để củng cố lực lượng và sức mạnh của nghĩa quân.
  • C. Nghi binh, lừa địch, đợi quân Minh sơ hở rồi tiến hành tấn công.
  • D. Tranh thủ thời gian để tìm phương hướng mới cho cuộc khởi nghĩa.

Câu 2: Ý nào dưới đây không phải nhiệm vụ của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc tấn công ra Bắc?

  • A. Tiến sâu vào vũng chiếm đóng của địch, giải phóng đất đai.
  • B. Thành lập chính quyền mới.
  • C. Quét sạch quân Minh đang chiếm đóng Đông Quan.
  • D. Chặn đường tiếp viện của quân Minh từ Trung Quốc sang.

Câu 3: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

  • A. Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, bộ chỉ huy tài giỏi.
  • B. Nhân dân ta có tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, đoàn kết chiến đấu.
  • C. Quân Minh gặp khó khăn trong nước phải tạm dừng cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt.
  • D. Biết dựa vào nhân dân để phát triển từ cuộc khởi nghĩa thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

Câu 4: Ba đạo quân Lam Sơn tiến công ra Bắc không nhằm thực hiện nhiệm vụ nào sau đây? 

  • A. chặn đường tiếp viện của quân Minh từ Trung Quốc sang.
  • B. cùng nhân dân bao vây đồn địch, giải phóng đất đai
  • C. tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch.
  • D. giải phóng miền Bắc, tiến sâu vào lãnh thổ Trung Hoa.

Câu 5: Đâu không phải lí do khiến Lê Lợi đồng ý với kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An của Nguyễn Chích? 

  • A. Đất rộng, người đông, vị trí hiểm yếu.
  • B. Nguyễn Chích thông thuộc địa hình ở Nghệ An.
  • C. Lực lượng quân Minh ở đây mỏng hơn.
  • D. Đây là quê hương của Lê Lợi, nhân dân ủng hộ khởi nghĩa Lam Sơn.

Câu 6: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây? 

  • A. Có một bộ chỉ huy tài giỏi với đường lối chính trị quân sự đúng đắn, sáng tạo.
  • B. Nhà Minh đang bước vào thời kì khủng hoảng, suy yếu.
  • C. Tinh thần đoàn kết quân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
  • D. Tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm đánh giặc của nhân dân.

Câu 7: Ý nào đưới đây không đúng khi nói về Trạng Lường?

  • A. Quê ông ở huyện Thiên Bản, Nam Định.
  • B. Ông đỗ trạng nguyên và làm quan dưới triều Hậu Lê.
  • C. Ông ra câu đố khiến sứ thần không thể giải đáp được và nhận thua.
  • D. Vua cử ông tiếp đón sứ thần nhà Minh

Câu 8: Ý nào đưới đây không đúng khi nói về Lê Thánh Tông?

  • A. Vị vua thứ 5 triều Hậu Lê.
  • B. Ông cho cải cách mọi mặt, chú trọng bảo vệ biên cương.
  • C. Ông cho tổ chức các kì thi dành cho các dân nữ.
  • D. Ông cho vẽ Hồng Đức bản đồ, ban hành Quốc triều hình luật.

Câu 9: Đâu không phải là một từ được dùng để miêu tả viu vua Lê Thánh Tông?

  • A. Anh minh.
  • B. Quyết đoán.
  • C. Giỏi võ.
  • D. Cương trực.

Câu 10: Nội dung nào sau đây không phải là đúng khi nói về trận Chi Lăng?

  • A. Ải Chi Lăng là thung lũng nhỏ, hai bên là dãy núi đá hiểm trở.
  • B. Mưu đồ cứu viện thành Đông quan đã thành công.
  • C. Liễu Thăng cầm đầu một đạo quân tham chiến.
  • D. Liễu Thăng bỏ mạng bên một sườn núi Mã Yên.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Tình hình của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu hoạt động (1418 - 1423) như thế nào?

  • A. Giành được nhiều chiến thắng lớn như: Tốt Động - Chúc Động,...
  • B. Gặp nhiều khó khăn, tổn thất lớn, có lúc lực lượng chỉ còn 100 người.
  • C. Gặp nhiều khó khăn, hoạt động chủ yếu ở vùng núi rừng Nghệ An.
  • D. Tiến công mạnh mẽ, triệt hạ được nhiều doanh trại của quân Minh.

Câu 2: Vị vua nào dưới thời Trần khi lên làm Thái thượng hoàng đã xuất gia đầu Phật và lập ra dòng Thiên Trúc Lâm Đại Việt ?

A. Trần Anh Tông.B. Trần Nhân Tông.C. Trần Thánh Tông.D. Trần Thái Tông.

Câu 3: Để tháo gỡ tình thế bị bao vây, năm 1424, Nguyễn Chích đã đề xuất chủ trương:

  • A. chuyển địa bàn hoạt động, tiến về phía nam, đánh chiếm Nghệ An.
  • B. giải phóng Tây Đô (Thanh Hóa) rồi sau đó đánh chiếm vào Nghệ An.
  • C. cố thủ tại vùng núi Chí Linh, chờ cơ hội giặc Minh sơ hở để phản công.
  • D. đưa quân ra Bắc, chiếm Đông Quan, sau đó giải phóng các vùng còn lại.

Câu 4: Tại trận Chúc Động - Tốt Động, nghĩa quân Lam Sơn đã tổ chức đánh quân Minh như thế nào?

  • A. Tấn công trực tiếp vào căn cứ của quân Minh.
  • B. Bố trí mai phục, phục kích khi địch rơi vào trận địa.
  • C. Cố thủ và chờ viện binh để tấn công quân Minh
  • D. Xây dựng hệ thống phòng tuyến quân sự kiên cố.

Câu 5: Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:

1. Lê Lợi xưng Bình Định vương, kêu gọi nhân dân khởi nghĩa.

2. Hội thề Đông Quan được tổ chức. Chiến tranh chấm dứt, quân Minh rút về nước.

3. Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang,

4. Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động.

  • A. 2-3-4-1.
  • B. 1-4-2-3.
  • C. 1-4-3-2.
  • D. 2-4-3-1

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Năm 1424, nghĩa quân Lam Sơn chuyển hướng vào phía nam, đánh chiếm Nghệ An, vì:

  • A. quân Minh đã rút toàn bộ quân từ Nghệ An về Thanh Hóa.
  • B. Nghệ An là vùng đồng bằng rộng lớn, dân cư thưa thớt.
  • C. Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông.
  • D. quân Minh không bố trí lực lượng chiếm giữ tại Nghệ An.

Câu 2: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Khôi phục nền độc lập, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.
  • B. Lật đổ ách thống trị của nhà Minh, bảo vệ vững chắc nền độc lập.
  • C. Mở ra thời kì phát triển mới của quốc gia Đại Việt – thời Tiền Lê.
  • D. Buộc nhà Minh phải lệ thuộc và thực hiện triều cống với Đại Việt.

  

=> Giáo án Lịch sử và địa lí 5 Kết nối bài 12: Khởi nghĩa Lam Sơn và Triều Hậu Lê

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay