Giáo án Lịch sử và địa lí 5 Kết nối bài 12: Khởi nghĩa Lam Sơn và Triều Hậu Lê
Giáo án bài 12: Khởi nghĩa Lam Sơn và Triều Hậu Lê sách Lịch sử và Địa lí 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử và Địa lí 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử và địa lí 5 Kết nối bài 12: Khởi nghĩa Lam Sơn và Triều Hậu Lê
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức đủ cả năm
BÀI 12: KHỞI NGHĨA LAM SƠN VÀ TRIỀU HẬU LÊ
(3 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Sưu tầm và giới thiệu được một số tư liệu lịch sử (câu chuyện, văn bản, tranh ảnh,...) liên quan đến khởi nghĩa Lam Sơn và Triều Hậu Lê.
Kể lại được một số nét chính về khởi nghĩa Lam Sơn thông qua các câu chuyện về một số nhân vật lịch sử (Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Lai, Nguyễn Chích,...).
Kể lại được chiến thắng Chi Lăng có sử dụng tư liệu lịch sử (lược đồ, tranh ảnh, câu chuyện về ải Chi Lăng, về Liễu Thăng....).
Trình bày được những nét chính về lịch sử Việt Nam thời Hậu Lê thông qua các câu chuyện về một số nhân vật lịch sử (vua Lê Thánh Tông, Lương Thế Vinh, Ngô Sĩ Liên,...).
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà.
Giao tiếp và hợp tác: hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết vấn đề; sưu tầm tư liệu lịch sử liên quan đến Triều Hậu Lê.
Năng lực riêng:
Tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc sưu tầm và giới thiệu được một số tư liệu lịch sử liên quan đến khởi nghĩa Lam Sơn và Triều Hậu Lê.
Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Kể lại một số nét chính về khởi nghĩa Lam Sơn, chiến thắng Chi Lăng; trình bày được những nét chính về lịch sử Việt Nam thời Hậu Lê.
Năng lực kể chuyện lịch sử: Nâng cao năng lực kể chuyện lịch sử và sử dụng tư liệu khi kể chuyện.
3. Phẩm chất
Biết ơn: Bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn với những anh hùng dân tộc trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, những nhân vật tiêu biểu của thời Hậu Lê.
Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn, phát huy những di sản của Triều Hậu Lê.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử 5.
Tranh ảnh, tư liệu viết,...liên quan đến khởi nghĩa Lam Sơn và Triều Hậu Lê.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SHS Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức với cuộc sống.
Thông tin, tài liệu, tranh ảnh về làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu cho HS quan sát hình 1 SGK tr.51. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (4 – 6 HS): + Nêu tên công trình xuất hiện trong các tranh ở trên. + Em nhận ra các công trình, nhân vật liên quan đến triều đại nào trong lịch sử Việt Nam? - GV mời 2 -3 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, chốt đáp án: + Công trình kiến trúc trong tranh 1 là một trong những công trình kiến trúc trong Khu di tích Lam Kinh (Thọ Xuân, Thanh Hóa). + Các công trình kể trên có liên quan đến Triều đại nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. + Đây là nơi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh giành thắng lợi, lập ra triều Hậu Lê. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Nối tiếp Triều Trần là Triều Hậu Lê. Để hiểu rõ hơn về thời đại này, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay: Bài 12 – Khởi nghĩa Lam Sơn và Triều Hậu Lê. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về khởi nghĩa Lam Sơn a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể lại được một số nét chính về khởi nghĩa Lam Sơn thông qua câu chuyện về một số nhân vật lịch sử. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1: Một số nét chính về khởi nghĩa Lam Sơn - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.52, làm việc nhóm thực hiện yêu cầu: Nêu một số nét chính về khởi nghĩa Lam Sơn. - GV mời đại diện một số HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: Các nét chính của Khởi nghĩa Lam Sơn: + Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo, diễn ra tại Lam Sơn (Thanh Hóa). + Cuộc khởi nghĩa kéo dài 10 năm (1418 – 1427). + Nhiều nhân vật tiêu biểu gắn với khởi nghĩa Lam Sơn: Nguyễn Trãi, Lê Lai, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Chích... - GV trình chiếu cho HS quan sát hình 2 SGK tr.52 và giới thiệu: Trong hình là Lê Lợi và Nguyễn Trãi – hai vị thủ lĩnh tối cao, có vai trò quyết định đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - GV cho HS xem video “Khởi nghĩa Lam Sơn” https://youtu.be/x3b63p35qQM (0:00 đến 3:45). - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm và thực hiện nhiệm vụ: + Nêu tình hình nước ta trước khi Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa. + Quân Minh muốn thực hiện mưu đồ gì đối với nước ta? + Nhà Minh đã thực hiện những chính sách gì khi đánh bại nhà Hồ? + Vì lí do gì mà Lê Lợi quyết tâm phất cờ khởi nghĩa? + Nghĩa quân Lam Sơn đã gặp phải những khó khăn gì khi mới thành lập? - GV gọi 1 – 2 HS trình bày trước lớp. Các bạn khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức: + Tình hình nước ta: Cuối thế kỉ 14 nhà Trần suy yếu, Hồ Qúy Ly lật đổ nhà Trần, lên ngôi vua, thành lập nhà Hồ, đổi quốc hiệu thành Đại Ngu + Nhà Minh cứ một lực lượng lớn binh sĩ tiến đánh nước ta với lý do “Phù Trần diệt Hồ” nhưng thực chất muốn chiếm nước ta. + Sau khi đánh bại nhà Hồ, nhà Minh sát nhập nước ta thành 1 quận lấy tên là Giao Chỉ, thi hành chính sách đồng hóa, bóc lột nhân dân ta tàn bạo. + Trước sự bóc lột tàn bạo cùng tình yêu yêu nước, căm thù giặc, Lê Lợi đã phất cờ khởi nghĩa. + Nghĩa quân khi mới thành lập còn non trẻ, lực lượng còn yếu, nhiều lần phải rút lui, chống lại sự vây quét của giặc. Nhiệm vụ 2: Kể câu chuyện về một nhân vật lịch sử tiêu biểu Triều Hậu Lê. - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm ( 4 – 6 HS) và yêu cầu: Kể câu chuyện về một nhân vật lịch sử tiêu biểu Triều Hậu Lê. - GV gợi ý cho HS một số nhân vật tiêu biểu Triều Hậu Lê: Nguyễn Trãi, Lê Lai, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Chích... - GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc. HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS. - GV cho HS xem video “Lê Lai cứu Chúa”. https://youtu.be/TtyepbT_HUw (20:38 đến 24:00) - GV đặt câu hỏi mở rộng: + Nghĩa quân Lam Sơn gặp khó khăn gì khi phải ẩn náu, tránh sự quy quét của quân địch? + Nhận thấy điều kiện bất lợi cho nghĩa quân, Lê Lợi đã nghĩ ra kế sách gì? + Ai là người đã xung phong thực hiện kế sách đó? + Em có nhận xét gì về hành động quên mình đó? + Để tưởng nhớ công lao của Lê Lai, Lê Lợi đã làm gì? - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, kết luận: + Nghĩa quân rơi vào vòng vây của địch, phải rút về ẩn náu trong hang núi trong khi lương thực dần cạn kiệt. + Nhận thấy điều kiện bất lợi cho nghĩa quân, Lê Lợi đã nghĩ ra kế sách dùng người khác đóng giả dụ quân địch, mở đường cho nghĩa quân thoát khỏi vòng vây. + Trong số các tướng lĩnh, Lê Lai xung phong đóng giả Lê Lợi dụ quân địch, mở đường cho nghĩa quân. + Hành động của Lê Lai thể hiện sự dũng cảm, hy sinh thân mình vì nghiệp lớn đồng thời thể hiện sự trung thành đối với chủ tướng. + Để tưởng nhớ công lao của Lê Lai, Lê Lợi căn dặn đời sau làm ngày giỗ cho Lê Lai trước ngày mất của ông một ngày cho nên dân gian có câu “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi”. - GV trình chiếu cho HS quan sát một số nhân vật tiêu biểu Triều Hậu Lê:
Hoạt động 2: Kể chuyện chiến thắng Chi Lăng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể lại được chiến thắng Chi Lăng trên lược đồ. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu cho HS quan sát hình 3 SGK tr.53: - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm (4 – 6 HS) và giao nhiệm vụ: + Đọc câu chuyện “Trận Chi Lăng” SGK tr.53. + Sử dụng lược đồ kể lại trận Chi Lăng. - GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá kết quả: + Lê Lợi kéo quân bao vây thành Đông Quan (Hà Nội), nhà Minh cử hai đạo binh sang phá vây. + Quân Minh do Liễu Thăng cầm đầu kéo vào Lạng Sơn đến cửa ải Chi Lăng lúc mờ sáng. + Quân ta cho kị binh ra nhử giặc vào trận địa, rồi bao vây từ hai sườn núi đánh giặc. + Liễu Thăng tử trận, quân Minh hoảng loạn tháo chạy. - GV cho HS xem video “Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang” https://youtu.be/6WTbxdwfjkw (1:56 đến 11:29) - GV đặt câu hỏi cho HS: + Hai đạo quân Minh tiến vào nước ta do tướng giặc nào chỉ huy? + Hai đạo quân của địch tiến vào nước ta theo hướng nào? + Nghĩa quân Lam Sơn dưới sự chỉ huy của Lê Lợi đã có hành động gì trước tình hình quân viện trợ tiến đánh thành Đông Quan? + Nêu kết quả của cuộc chiến Chi Lăng – Xương Giang. + Nêu ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang. - GV mời một số HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, đánh giá, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: + Hai đạo quân Minh tiến vào nước ta do tướng giặc Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy. + Đạo quân do Liễu Thăng theo ngả Quảng Tây vào Lạng Sơn rồi tiến đánh thành Đông Quan. Đạo quân do Mộc Thạnh chỉ huy tiến theo ngả Vân Nam vào Lào Cai rồi tiến đánh thành Đông Quan. + Nghĩa quân Lam Sơn dưới sự chỉ huy của Lê Lợi đã quyết định phá tan quân viện trợ của địch do Liễu Thăng chỉ huy ở ải Chi Lăng và thành Xương Giang. Sau đó thừa thắng đánh đuổi đạo quân do Mộc Thạch chỉ huy. + Kết quả:
|
- HS quan sát.
- HS thảo luận nhóm.
- HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.
- HS làm việc nhóm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS xem video.
- HS làm việc nhóm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc nhóm.
- HS lắng nghe.
- HS kể chuyện.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS xem video.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 650k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây