Phiếu trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 kết nối Bài 14: Cách mạng tháng Tám năm 1945

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 14: Cách mạng tháng Tám năm 1945. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức

 

CHỦ ĐỀ 3: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẮT NƯỚC VIỆT NAM

BÀI 14: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

(37 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 CÂU)

Câu 1: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập” là nội dung của văn bản nào?

A. Tuyên ngôn độc lập.B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
C. Kháng chiến nhất định thắng lợi.D. Đường Kách mệnh.

Câu 2: Tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời trong thời điểm lịch sử:

  • A. Đại hội quốc dân Tân Trào (16 đến 18-8-1945).
  • B. Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội (19-8-1945).
  • C. “Tuyên ngôn độc lập” ngày 2-9-1945.
  • D. Hội nghị toàn quốc diễn ra từ ngày 13 đến 15-8-1945.

Câu 3: Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là nhà nước:

A. Công - nông.B. Dân chủ nhân dân.C. Công – nông - binhD. Tư sản.

Câu 4. Ngày 2 - 9 - 1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), chủ tịch Hồ Chí Minh:

A. Công bố chỉ thị toàn dân kháng chiến.B. Đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
C. Phát lệnh tổng khởi nghĩa.D. Đọc bản Tuyên ngôn độc lập.

Câu 5: Sự kiện đánh dấu sự khai sinh của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa:

  • A. Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam cải tổ thành chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (28-8-1945).
  • B. Ngày 2-9-1945 Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập.
  • C. Hồ Chí Minh soạn thảo tuyên ngôn độc lập, chuẩn bị chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân.
  • D. Thành lập khu giải phóng Việt Bắc (6-1945), hình ảnh nước Việt Nam mới

Câu 6: Cuộc mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức vào thời gian nào?

A.  22/8B. 17/8C. 20/8D. 19/8

Câu 7: Cuộc mít tinh do Mặt trận Việt Minh được tổ chức ở đâu?

  • A. Quảng trường Ba Đình.
  • B. Quảng trường Nhà hát lớn.
  • C. Công viên Lê-nin.
  • D. Công viên Thống Nhất.

Câu 8:  Nhân dân dự mít tinh với mục đích gì?

  • A. Chiếm lấy các cơ quan đầu não của địch.
  • B. Chiếm lấy các căn cứ quân sự của địch.
  • C. Chiếm lấy tòa thị chính và bắt giữ chỉ huy địch.
  • D.  Chiếm lấy các căn cứ địa trên thủ đô của địch.

Câu 9: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

  • A. Sự ủng hộ trực tiếp của các nước xã hội chủ nghĩa.
  • B. Truyền thống yêu nước của dân tộc được phát huy.
  • C. Sự giúp đỡ trực tiếp của các nước Đồng minh.
  • D. Có liên minh chiến đấu của ba nước Đông Dương.

Câu 10. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền giành thắng lợi khi nào?

A. Đêm 19/8.B. Rạng sáng 20/8.C. Tối 19/8D. Tối 20/8.

Câu 11: Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 ở Việt Nam chỉ diễn ra, giành thắng trong vòng 15 ngày và ít đổ máu xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là:

  • A. Truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc
  • B. Có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để chớp thời cơ
  • C. Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh
  • D. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Đông Dương.

Câu 12: Ngày 2-9-1945, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại gì?

  • A. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.
  • B. Cách mạng tháng Tám thành công trên cả nước.
  • C. Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
  • D. Thực dân Pháp chính thức nổ súng quay trở lại xâm lược Việt Nam.

Câu 13: Cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Huế vào thời gian nào?

A. 23/8B. 24/8.
C. 22/8.D. 25/8.

Câu 14: Ý nghĩa quan trọng nhất của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là:

  • A. Đem lại độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam.
  • B. Người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ.
  • C. Chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
  • D. Lật đổ chế độ phong kiến tồn tại hàng chục thế kỉ ở Việt Nam.

Câu 15: Cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Sài Gòn ngày nào?

A. 25/8B. 23/8
C. 30/8D. 17/8

Câu 16: Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn trên phạm vi cả nước vào thời gian nào?

  • A. Đầu tháng 8.
  • B. Giữa tháng 8.
  • C. Đầu tháng 9.
  • D. Cuối tháng 8.

Câu 17: Ai tuyên bố thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân?

A. Hồ Chí Minh.B. Lê Duẩn.
C. Võ Nguyên Giáp.D. Lê Đức Thọ.

Câu 18: Đội Tuyên truyền Giải phóng quân gồm bao nhiêu chiến sĩ?

  • A. 34
  • B. 28
  • C. 40
  • D. 32

Câu 19: Mười lời thề danh dự do ai biên soạn?

A. Võ Nguyên GiápB. Hồ Chí Minh.C Tôn Đức ThắngD. Trường Chinh

Câu 20: Anh hùng Kim Đồng có tên thật là gì?

A. Lượm.B. Lí Tự Trọng.
C. Nguyễn Trung Trực.D. Nông Văn Dền.

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Nội dung nào không phải là ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945?

  • A. Góp phần vào chiến thắng của phe Đồng minh chống phát xít.
  • B. Mở ra một kỉ nguyên mới của dân tộc, kỉ nguyên độc lập, tự do.
  • C. Pháp công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
  • D. Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp – Nhật và phong kiến, đưa nhân dân nắm chính quyền.

Câu 2: Thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 không mở đầu kỉ nguyên mới nào sau đây của lịch sử dân tộc

  • A. Kỉ nguyên nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc.
  • B. Kỷ nguyên độc lập, tự do.
  • C. Kỷ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên xã hội chủ nghĩa.
  • D. Kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.

Câu 3: Ý nào không phải là điều kiện chủ quan đưa đến sự bùng nổ của cách mạng tháng Tám năm 1945?

  • A. Có sự chuẩn bị đầy đủ về đường lối và phương pháp cách mạng.
  • B. Lực lượng cách mạng cũng được chuẩn bị chu đáo trong 15 năm.
  • C. Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ tay sai hoang mang cực độ.
  • D. Tầng lớp trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng.

Câu 4: Ý nào sau đây không đúng khi nói về người anh hùng Kim Đồng?

  • A. Tên thật là Nông Văn Dền.
  • B. Anh là người dân tộc Nùng.
  • C. Anh là Đội trưởng đầu tiên của Đội Nhi đồng cứu quốc.
  • D. Anh được phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân khi tuổi đời còn rất trẻ.

Câu 5: Đâu không phải ý đúng khi nói về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân? 

  • A. Đội gồm 34 chiến sĩ.
  • B. Chủ trương “Chính trị trọng hơn quân sự, tuyên truyền trọng hơn tác chiến”.
  • C. Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
  • D. Võ Nguyên Giáp theo lời Bác thành lập đội vào năm 1944.

Câu 6: Ý nào không phải các cơ quan đầu não của quân địch bị quân dân ta chiếm trong cuộc mít tinh sáng 19/8?

  • A. Phủ Khâm sai.
  • B. Căn cứ quân sự.
  • C. Tòa Thị chính.
  • D. Các công sở.

Câu 7: Ý nào đưới đây không đúng khi nói về cuộc mít tinh biểu tình ở Huế?

  • A. Diễn ra vào ngày 23/8/1945.
  • B. Với sự góp mặt của hàng vạn nhân dân nội, ngoại thành.
  • C. Cuộc mít tinh kết thúc nhưng nhân dân vẫn chưa hoàn toàn giành lại được chính quyền.
  • D. Cuộc mít tinh chuyển thành biểu tình vũ trang.

Câu 8: Đâu không phải ý đúng khi nói về cuộc mít tinh tại Sài Gòn?

  • A. Cuộc kít tinh diễn ra vào sáng 25/8.
  • B. Hàng chục vạn nhân dân thành phố và các tỉnh lân cận kéo về trung tâm tham dụe.
  • C. Chính quyền của chính phủ lâm thời được kiện toàn.
  • D. Người dân chào mừng thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.

Câu 9: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân?

  • A. Được thành lập vào 22/12/1944.
  • B. Tại khu rừng đại ngàn thuộc châu Bình Nguyên.
  • C. Đồng chí Võ Nguyên Giáp tuyên bố thành lập đội Việt Nam Tuỷn truyền Giải phóng quân.
  • D. Đội đứng dưới lá cờ đồng thanh đọc 10 lời thề danh dự do Bác biên soạn.

Câu 10: Ý bào sau đây không đúng khi nói về Kim Đồng?

  • A. Anh là một cậu bé dũng cảm, luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  • B. Anh bị địch bắt, tra tấn dã man để lấy thông tin về căn cứ cách mạng.
  • C. Anh gan dạ đánh lạc hướng quân địch để bảo vệ các chiến sĩ cách mạng.
  • D. Anh hi sinh khi mới tròn 14 tuổi.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Tại sao ngày 2-9-1945 Chủ tích Hồ Chí Minh lại đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân và thế giới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
được thành lập?

  • A. Để thay thế nền thống trị của Pháp- Nhật.
  • B.  Để khẳng định tính hợp pháp của chính phủ mới.
  • C. Để đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân dân.
  • D. Để sẵn sàng “đón tiếp” quân Đồng minh.

Câu 2: “Tôi thà làm dân một nước tự do còn hơn làm vua một nước nô lệ” là câu nói của ai?

A. Hàm NghiB. Bảo ĐạiC. Duy TânD. Thành Thái

Câu 3: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” là lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh giành cho

  • A. Trung đoàn thủ đô.
  • B. Vệ quốc quân.
  • C. Việt Nam giải phóng quân.
  • D. Đội cứu quốc quân.

Câu 4: Bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được chủ tịch Hồ Chí Minh viết được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ mấy trong lịch sử Việt Nam?

  • A. 1
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 4

Câu 5: Sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2-9-1945) đánh dấu:

  • A. Những tàn dư của chế độ phong kiến ở Việt Nam đã bị xóa bỏ.
  • B. Cách mạng Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.
  • C. Thắng lợi hoàn toàn của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.
  • D. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Kẻ thù nguy hiểm nhất của nước ta trong Cách mạng tháng Tám là:

A.  AnhB. Trung Hoa Dân Quốc.
C. Pháp.D. Mĩ.

Câu 2: “Hỡi quốc dân đồng bào! Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh quân Nhặt đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, ké thù chúng ta đã ngã gục...”. Câu nói đó thể hiện điều gì trong Cách mạng tháng Tám?

A. Thời cơ khách quan thuận lợi.B. Cách mạng tháng 8 thành công.
C. Thời cơ chủ quan thuận lợi.D. Thời kì quá độ của khởi nghĩa.

  

=> Giáo án Lịch sử và địa lí 5 Kết nối bài 14: Cách mạng tháng Tám năm 1945

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay