Phiếu trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 kết nối Bài 18: Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 18: Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

 

CHỦ ĐỀ 4: CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG

BÀI 18: NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

(35 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 CÂU)

Câu 1: Diện tích tự nhiên của Trung Quốc khoảng:

A.  Gần 9,6 triệu km2.B. Trên 9,5 triệu km2.
C.  Gần 9,5 triệu km2.D. Trên 9,6 triệu km2.

Câu 2: Diện tích tự nhiên của Trung Quốc đứng hàng:

A. Thứ ba thế giớ.B. Thứ hai thế giới. 
C. Thứ tư thế giới.D. Thứ năm thế giới. 

Câu 3: Lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn tiếp giáp với:

A. 13 nước.B. 14 nước.C. 15 nước.D. 16 nước.

Câu 4. Nhận xét đúng về đặc điểm đường biên giới với các nước trên đất liền của Trung Quốc là:

A. Chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng.B. Chủ yếu là núi và cao nguyên.
C. Chủ yếu là đồng bằng và hoang mạc.D. Chủ yếu là núi cao và hoang mạc.

Câu 5: Đường bờ biển phía đông của Trung Quốc dài khoảng:

  • A.1000 km.
  • B. 9000 km.
  • C. 10000 km.
  • D. 8000 km.

Câu 6: Phía Đông phần đất liền của Trung Quốc tiếp giáp với?

A.  Ấn Độ Dương.B. Bắc Băng Dương.C. Đại Tây Dương.D. Thái Bình Dương.

Câu 7: Đồng bằng chịu nhiều thiên tai lụt lội nhất ở miền Đông Trung Quốc là:

A. Hoa Bắc.B. Hoa Nam.C. Đông Bắc.D. Hoa Trung.

Câu 8: Địa hình miền Đông và miền Tây Trung Quốc có đặc điểm:

A. Khác nhau.B. Có sự phân bổ theo địa hình. 
C. Tương tự.D.   Có sự phân bổ theo độ cao. 

Câu 9: Về tổ chức hành chính, Trung Quốc được chia thành:

  • A. 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương.
  • B. 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương.
  • C. 21 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương.
  • D. 22 tỉnh, 6 khu tự trị và 3 thành phố trực thuộc trung ương.

Câu 10. Miền Đông Trung Quốc có đặc điểm:

A. Sa mạc.B. Thung lũng.C. Núi thấp.D. Núi cao.

Câu 11: Miền Đông Trung Quốc còn có đặc điểm địa hình nào?

  • A. Đầm lầy rộng lớn.
  • B. Đồng bằng châu thổ rộng lớn.
  • C. Rừng rậm nhiệt đới.
  • D. Rừng lá kim đặc trung của đất nước.

Câu 12: Khí hậu thay đổi theo:

  • A. Chiều Tây Bắc – Đông Nam.
  • B. Chiều Đông Bắc – Tây Nam.
  • C. Chiều Bắc – Nam.
  • D. Chiều Đông – Tây.

Câu 13: Khí hậu Trung Quốc có sự thay đổi từ:

A. Ôn đới sang nhiệt đới.B. Nhiệt đới sang Sa mạc.
C. Cận xích đạo sang xích đạo.D. Ôn đới sang nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 14: Nhận xét không đúng về đặc điểm vị trí và lãnh thổ Trung Quốc là?

  • A. Có diện tích lãnh thổ rộng lớn và đứng thứ ba thế giới.
  • B. Lãnh thổ trải rộng từ bắc xuống nam, từ đông sang tây.
  • C. Có đường biên giới giáp 14 nước chủ yếu qua núi cao và hoang mạc.
  • D. Phía đông giáp biển với đường bờ biển dài khoảng 9000 km.

Câu 15: Một đặc điểm lớn của địa hình Trung Quốc là:

A. Thấp dần từ tây sang đông.B. Cao dần từ bắc xuống nam.
C. Thấp dần từ bắc xuống nam.D. Cao dần từ tây sang đông.

Câu 16: Các đồng bằng miền Đông Trung Quốc theo thứ tự bắc xuống nam là:

  • A. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa Trung.
  • B. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung.
  • C. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
  • D. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

Câu 17: Về tự nhiên, miền Tây Trung Quốc không có đặc điểm:

  • A. Gồm các dãy núi và cao nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.
  • B. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt, ít mưa.
  • C. Gồm các dãy núi và cao nguyên đồ sộ xen lẫn các đồng bằng màu mỡ.
  • D. Có nhiều hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn.

Câu 18: Người Hán là dân tộc đa số ở Trung Quốc và chiếm:

  • A. Trên 90% dân số cả nước.
  • B. Gần 90% dân số cả nước.
  • C. Trên 80% dân số cả nước.
  • D. Gần 80% dân số cả nước.

Câu 19: Dân số Trung Quốc năm 2021 là:

A. Hơn 1,4 tỉ dân.B. 1,4 tỉ dân.C. Gần 1,4 tỉ dân.D. 2 tỉ dân.

Câu 20: Các kiểu khí hậu nào chiếm ưu thế ở miền Đông Trung Quốc?

A. Ôn đới lục địa và ôn đới gió mùa.B. Cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới lục địa.
C. Nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.D. Cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.

2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)

Câu 1: Quốc gia Đông Nam Á nào dưới đây không có đường biên giới với Trung Quốc?

  • A. Mi-an-ma.
  • B. Lào.
  • C. Thái Lan.
  • D. Việt Nam.

Câu 2:  Trung Quốc thời kì cổ, trung đại không có phát minh nào sau đây?

  • A. La bàn.
  • B. Giấy.
  • C. Chữ la tinh.
  • D. Kĩ thuật in.

Câu 3: Nhận xét không đúng về đặc điểm vị trí và lãnh thổ Trung Quốc là:

  • A. Lãnh thổ trải rộng từ bắc xuống nam, từ đông sang tây.
  • B. Có đường biên giới giáp 14 nước chủ yếu qua núi cao và hoang mạc.
  • C. Có diện tích lãnh thổ rộng lớn và đứng thứ ba thế giới.
  • D. Phía đông giáp biển với đường bờ biển dài khoảng 9000 km.

Câu 4: Nhận xét không đúng về đặc điểm miền Đông Trung Quốc là:

  • A. Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa mầu mỡ.
  • B. Dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú.
  • C. Từ bắc xuống nam khí hậu chuyển từ ôn đới gió mùa sang cận nhiệt đới gió mùa.
  • D. Nghèo khoáng sản, chỉ có than đá là đáng kể.

Câu 5: Nhận xét không chính xác về sự đối lập của tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc là:

  • A. Miền Đông chủ yếu là đồng bằng còn miền Tây chủ yếu là núi và cao nguyên.
  • B. Miền Tây khí hậu lục địa, ít mưa còn miền Đông khí hậu gió mùa, mưa nhiều.
  • C. Miền Tây là thượng nguồn của các sông lớn chảy về phía đông.
  • D. Miền Đông giàu khoáng sản còn miền Tây thì nghèo.

Câu 6: Về tự nhiên, miền Tây Trung Quốc không có đặc điểm:

  • A. Gồm các dãy núi và cao nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.
  • B. Gồm các dãy núi và cao nguyên đồ sộ xen lẫn các đồng bằng màu mỡ.
  • C. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt, ít mưa.
  • D. Có nhiều hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn.

Câu 7: Sông nào sau đây không bắt nguồn từ miền Tây Trung Quốc?

  • A. Trường Giang.
  • B. Hoàng Hà.
  • C. Hắc Long Giang.
  • D. Mê Kông.

Câu 8: Giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc không có sự khác biệt rõ rệt về

  • A. Địa hình.
  • B. Khí hậu.
  • C. Diện tích.
  • D. Sông ngòi.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở khu vực nào của Trung Quốc?

A. Các thành phố lớn.B. Vùng núi và biên giới.
C. Dọc biên giới phía nam.D. Các đồng bằng châu thổ.

Câu 2: Trung Quốc thời kì cổ, trung đại có phát minh nào sau đây?

A. Bút.B. Giấy.C. Máy dệt.D. Máy hơi nước.

Câu 3: Dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông vì miền này

  • A. Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, dễ dàng cho giao lưu.
  • B. Là nơi sinh sống lâu đời của nhiều dân tộc.
  • C. Ít thiên tai.
  • D. Không có lũ lụt đe dọa hằng năm.

Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ suất gia tăng dân số tư nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm là do:

  • A. Sự phát triển nhanh của y tế, giáo dục.
  • B. Tiến hành chính sách dân số rất triệt để.
  • C. Sự phát triển nhanh của nền kinh tế.
  • D. Tâm lí không muốn sinh nhiều con của người dân.

Câu 5: Hai loại đất chính của miền Đông Trung Quốc là gì?

  • A. Vôi và phù sa.
  • B. Mùn và phù sa.
  • C. Phe-ra-rít và phù sa.
  • D. Phe-ra-rít và mùn.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Dẫn chứng nào sau đây chứng minh Trung Quốc là một quốc gia đa dân tộc?

A. Người Hán chiếm trên 90% dân số.B. Dân tộc thiểu số sống tại vùng núi.
C. Có trên 50 dân tộc khác nhau.D. Dân thành thị chiếm 37% số dân.

Câu 2: Diện tích của Trung Quốc đứng sau các quốc gia nào sau đây?

A. Liên Bang Nga, Ca-na-đa, Hoa Kì.B. Liên Bang Nga, Ca-na-đa, Bra-xin.
C. Liên Bang Nga, Ca-na-đa, Ấn Độ.D. Liên Bang Nga, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a.
  •  

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay