Phiếu trắc nghiệm Sinh học 10 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 10 kết nối tri thức (bản word)
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 05:
Câu 1: Giảm phân là quá trình phân bào diễn ra ở loại tế bào nào?
A. Tế bào thần kinh
B. Tế bào sinh dưỡng
C. Tế bào mầm sinh dục
D. Tế bào hồng cầu
Câu 2: Giảm phân gồm mấy lần phân bào liên tiếp?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3: Ở kỳ đầu của giảm phân I, hiện tượng nào sau đây xảy ra?
A. NST kép bắt đầu co xoắn
B. Các NST tương đồng tiếp hợp và có thể xảy ra trao đổi chéo
C. NST tập trung tại mặt phẳng xích đạo
D. Màng nhân xuất hiện trở lại
Câu 4: Từ một tế bào mẹ, quá trình giảm phân tạo ra bao nhiêu tế bào con?
A. 2
B. 4
C. 8
D. 16
Câu 5: Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào giúp tạo ra cây con bằng cách nào?
A. Tách mô thực vật chuyên hóa, nuôi trong điều kiện vô trùng
B. Lai hai loài thực vật khác nhau
C. Biến đổi gene thực vật
D. Tăng cường ánh sáng để cây phát triển nhanh hơn
Câu 6: Trong thí nghiệm kiểm tra hoạt tính thủy phân tinh bột của enzyme amylase (SGK trang 95), yếu tố làm thay đổi hoạt tính enzyme ở ống 2 so với ống 1 là
A. nhiệt độ.
B. nồng độ enzyme.
C. nồng độ cơ chất.
D. độ pH.
Câu 7: Tính đặc hiệu của enzyme được quy định bởi
A. cofactor của enzyme.
B. điểm ức chế của enzyme.
C. điểm hoạt hóa của enzyme.
D. trung tâm hoạt động của enzyme.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt tính của enzyme?
A. Nhiệt độ càng cao thì hoạt tính của enzyme càng tăng.
B. Độ pH càng thấp thì hoạt tính của enzyme càng tăng.
C. Với một lượng cơ chất không đổi, nồng độ enzyme càng cao thì hoạt tính của enzyme càng tăng.
D. Với một lượng enzyme không đổi, nồng độ cơ chất tăng thì hoạt tính của enzyme cũng tăng cho tới khi đạt ngưỡng.
Câu 9: Sản phẩm của pha sáng chuyển cho pha tối là
A. ATP và O2.
B. NADPH và O2.
C. glucose và O2.
D. ATP và NADPH.
Câu 10: Điểm khác biệt của quang khử so với quang hợp là
A. không sử dụng năng lượng ánh sáng.
B. không dùng H2O là nguồn cho H+ và electron.
C. không có vai trò cung cấp nguồn thức ăn cho các sinh vật dị dưỡng.
D. không giải phóng O2 nên không góp phần giảm ô nhiễm môi trường.
Câu 11: Khi hầm thịt với dứa hoặc đu đủ thường nhanh mềm hơn vì
A. trong dứa hoặc đủ đủ có enzyme phân giải tinh bột.
B. trong dứa hoặc đủ đủ có enzyme phân giải lipid.
C. trong dứa hoặc đủ đủ có enzyme phân giải nucleic acid.
D. trong dứa hoặc đủ đủ có enzyme phân giải protein.
Câu 12: Khi ăn dứa tươi, nếu ăn cả lõi sẽ bị rát lưỡi là do
A. lõi dứa chứa enzyme bromelain với hàm lượng cao.
B. lõi dứa chứa enzyme bromelain với hàm lượng thấp.
C. lõi dứa chứa protein albumin với hàm lượng cao.
D. lõi dứa chứa protein albumin với hàm lượng thấp.
Câu 13: Nhai cơm lâu trong miệng thường cảm thấy ngọt vì
A. trong nước bọt có enzyme amylase phân giải tinh bột thành đường mantose.
B. trong nước bọt có enzyme amylase phân giải tinh bột thành đường glucose.
C. trong nước bọt có enzyme amylase phân giải tinh bột thành đường fructose.
D. trong nước bọt có enzyme amylase phân giải tinh bột thành đường glactose.
Câu 14: Nguyên phân tạo ra các tế bào con có vật chất di truyền giống hệt nhau chủ yếu là nhờ
A. sự co xoắn cực đại của NST và sự biến mất của nhân con.
B. sự dãn xoắn cực đại của NST và sự biến mất của màng nhân.
C. sự nhân đôi chính xác DNA và sự phân li đồng đều của các NST.
D. sự nhân đôi chính xác DNA và sự biến mất của màng nhân.
Câu 15: Sự tăng cường phân chia mất kiểm soát của một nhóm tế bào trong cơ thể dẫn tới
A. bệnh đãng trí.
B. bệnh béo phì.
C. bệnh ung thư.
D. bệnh bạch tạng.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................