Trắc nghiệm sinh học 10 kết nối tri thức Bài 16: chu kì tế bào và nguyên phân
Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 16: chu kì tế bào và nguyên phân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 10 kết nối tri thức (bản word)
CHƯƠNG 5: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ PHÂN BÀOBÀI 16: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ NGUYÊN PHÂN
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Thời gian của một chu kì tế bào được xác định bằng:
A. thời gian sống và phát triển của tế bào
B. thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp
C. thời gian của quá trình nguyên phân
D. thời gian phân chia của tế bào chất
Câu 2: Có các phát biểu sau về kì trung gian:
(1) Có 3 pha: G1, S và G2
(2) Ở pha G1, thực vật tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng
(3) Ở pha G2, ADN nhân đôi, NST đơn nhân đôi thành NST kép
(4) Ở pha S, tế bào tổng hợp những gì còn lại cần cho phân bào
Những phát biểu đúng trong các phát biểu trên là
A. (1), (2)
B. (3), (4)
C. (1), (2), (3)
D. (1), (2), (3), (4)
Câu 3: Trật tự hai giai đoạn chính của nguyên phân là
A. Tế bào phân chia → nhân phân chia
B. nhân phân chia → tế bào chất phân chia
C. nhân và tế bào chất phân chia cùng lúc
D. chỉ có nhân phân chia, còn tế bào chất thì không phân chia
Câu 4: Nói về chu kỳ tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào
B. Chu kỳ tế bào gồm kỳ trung gian và quá trình nguyên phân
C. Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào
D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều bằng nhau
Câu 5: Trình tự các giai đoạn mà tế bào trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp được gọi là
A. Quá trình phân bào
B. Phát triển tế bào
C. Chu kỳ tế bào
D. Phân chia tế bào
Câu 6: Thời gian của một chu kỳ tế bào được xác định bằng
A. Thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp
B. Thời gian kì trung gian
C. Thời gian của quá trình nguyên phân
D. Thời gian của các quá trình chính thức trong một lần nguyên phân
Câu 7: Trong một chu kỳ tế bào, thời gian dài nhất là của
A. Kì cuối
B. Kỳ đầu
C. Kỳ giữa
D. Kỳ trung gian
Câu 8: Trong 1 chu kỳ tế bào, kỳ trung gian được chia làm
A. 1 pha
B. 3 pha
C. 2 pha
D. 4 pha
Câu 9: Hoạt động xảy ra trong pha Gl của kỳ trung gian là
A. Sự tổng hợp thêm tế bào chất và bào quan, chuẩn bị các nguyên liệu để nhân dôi ADN, NST.
B. Trung thể tự nhân đôi
C. ADN tự nhân đôi
D. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi
Câu 10: Thứ tự lần lượt trước - sau của tiến trình 3 pha ở kỳ trung gian trong một chu kỳ tế bào là
A. G2, G2, S
B. S, G2, G1
C. S, G1, G2
D. G1, S, G2
Câu 11: Nguyên nhân là hình thức phân chia tế bào không xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào vi khuẩn
B. Tế bào thực vật
C. Tế bào động vật
D. Tế bào nấm
Câu 12: Diễn biến nào sau đây đúng trong nguyên phân?
A. Tế bào phân chia trước rồi đên nhân phân chia
B. Nhân phân chia trước rồi mới phân chia tế bào chất
C. Nhân và tế bào phân chia cùng lúc
D. Chỉ có nhân phân chia còn tế bào chất thì không
Câu 13: Quá trình phân chia nhân trong một chu kì nguyên phân bao gồm
A. Một kỳ
B. Ba kỳ
C. Hai kỳ
D. Bốn kỳ
Câu 14: Thứ tự nào sau đây được sắp xếp đúng với trình tự phân chia nhân trong nguyên phân?
A. Kỳ đầu, kỳ sau, kỳ cuối, kỳ giữa
B. Kỳ sau, kỳ giữa, kỳ đầu, kỳ cuối
C. Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối
D. Kỳ giữa, kỳ sau, kỳ đầu, kỳ cuối
Câu 15: Kỳ trước là kỳ nào sau đây?
A. Kỳ đầu
B. Kỳ sau
C. Kỳ giữa
D. Kỳ cuối
2. THÔNG HIỂU (15 câu)
Câu 1: Khi nói về phân bào, phát biểu nào sau đây sai?
A. Có hai hình thức phân bào là trực phân và gián phân
B. Vi khuẩn phân bào trực phân nên tế bào con có bộ NST khác tế bào mẹ
C. Thứ tự các pha trong một chu kì tế bào là: G → S → G2 → M
D. Phân bào trực phân chỉ có ở tế bào nhân sơ (vi khuẩn)
Câu 2: Nói về sự phân chia tế bào chất, điều nào sau đây không đúng?
A. Tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo
B. Tế bào thực vật phân chia tế bào từ trung tâm mặt phẳng xích đạo và tiến ra hai bên
C. Sự phân chia tế bào chất diễn ra rất nhanh ngay sau khi phân chia nhân hoàn thành
D. Tế bào chất được phân chia đồng đều cho hai tế bào con
Câu 3: Trong nguyên phân, hiện tượng các NST kép co xoắn lại có ý nghĩa gì?
A. Thuận lợi cho sự phân li
B. Thuận lợi cho sự nhân đôi NST
C. Thuận lợi cho sự tiếp hợp NST
D. Trao đổi chéo NST dễ xảy ra hơn
Câu 4: Trong những kì nào của nguyên phân, NST ở trạng thái kép?
A. Kì trung gian, kì đầu và kì cuối
B. Kì đầu, kì giữa, kì cuối
C. Kì trung gian, kì đầu và kì giữa
D. Kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối
Câu 5: Cho các dữ kiện sau:
1. Các NST kép dần co xoắn
2. Màng nhân và nhân con dần tiêu biến
3. Màng nhân và nhân con xuất hiện
4. Thoi phân bào dần xuất hiện
5. Các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo
6. Các nhiếm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào
7. Thoi phân bào đính vào 2 phía của NST tại tâm động
8. NST dãn xoắn dần
Các sự kiện diễn ra trong kì đầu của nguyên phân là
A. (1), (2), (7)
B. (1), (2), (4)
C. (1), (2), (3)
D. (2), (4), (8)
Câu 6: Kì trung gian được gọi là thời kì sinh trưởng của tế bào vì:
A. kì này nằm trung gian giữa hai lần phân bào
B. nó diễn ra sự nhân đôi của NST và trung thể
C. Nó diễn ra quá trình sinh tổng hợp các chất, các bào quan
D. nó là giai đoạn chuẩn bị cho quá trình phân chia của tế bào
Câu 7: Trong quá trình phân chia tế bào chất, hoạt động chỉ xảy ra ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật
A. Hình thành vách ngăn ở giữa tế bào
B. Màng nhân xuất hiện bao lấy NST
C. NST nhả xoắn cực đại
D. Thoi tơ vô sắc biến mất
Câu 8: Thoi phân bào có chức năng nào sau đây?
A. Là nơi xảy ra quá trình tự nhân đôi của ADN và NST
B. Là nơi NST bám và giúp NST phân ly về các cực của tế bào
C. Là nơi NST xếp thành hàng ngang trong quá trình phân bào
D. Là nơi NST bám vào để tiến hành nhân đôi thành NST kép
Câu 9: Trong kỳ đầu của nguyên nhân, nhiễm sắc thể có hoạt động nào sau đây?
A. Tự nhân đôi tạo nhiễm sắc thể kép
B. Bắt đầu co xoắn lại
C. Co xoắn tối đa
D. Bắt đầu dãn xoắn
Câu 10: Thoi phân bào bắt đầu được hình thành ở:
A. Kỳ đầu
B. Kỳ sau
C. Kỳ giữa
D. Kỳ cuối
Câu 11: Hiện tượng xảy ra ở kỳ đầu của nguyên phân là:
A. Màng nhân xuất hiện
B. Các NST bắt đầu co xoắn lại
C. Thoi phân bào bắt đầu tiêu biến
D. NST dãn xoắn
Câu 12: Trong kỳ đầu, nhiễm sắc thể có đặc điểm nào sau đây?
A. Đều ở trạng thái đơn co xoắn
B. Một số ở trạng thái đơn, một số ở trạng thái kép
C. Đều ở trạng thái kép
D. Đều ở trạng thái đơn, dây xoắn
Câu 13: Trong chu kỳ nguyên phân trạng thái đơn của nhiễm sắc thể tồn tại ở:
A. Kỳ đầu và kì cuối
B. Kỳ sau và kỳ cuối
C. Kỳ sau và kì giữa
D. Kỳ cuối và kỳ giữa
Câu 14: Thoi phân bào được hình thành theo nguyên tắc
A. Từ giữa tế bào lan dần ra
B. Từ hai cực của tế bào lan vào giữa
C. Chi hình thành ở 1 cực của tế bào
D. Chi xuất hiện ở vùng tâm tế bào
Câu 15: Trong kỳ giữa, nhiễm sắc thể có đặc điểm
A. Ở trạng thái kép bắt đầu có co xoắn
B. Ở trạng thái đơn bắt đầu có co xoắn
C. Ở trạng thái kép có xoắn cực đại
D. Ở trạng thái đơn có xoắn cực đại
3. VẬN DỤNG (15 câu)
Câu 1: Nếu tế bào nhân thực phân bào theo hình thức trực phân thì có thể dẫn tới hậu quả nào sau đây?
A. Tạo ra quá nhiều tế bào do thời gian phân chia ngắn
B. Biến thành tế bào nhân sơ do bị mất màng nhân
C. Tế bào con có bộ NST khác nhau và khác tế bào mẹ
D. Các thế hệ tế bào con có sức sống giảm dần
Câu 2: Trong phân bào nguyên phân, nguyên nhân chủ yếu làm cho tế bào con luôn có bộ NST giống tế bào mẹ là do:
A. Các kì diễn ra một cách tuần tự và liên tiếp nhau
B. NST nhân đôi thành NST kép, sau đó chia cho hai tế bào con
C. NST nhân đôi, sau đó phân chia đồng đều cho hai tế bào con
D. Ở kì sau, các NST tách nhau ra và trượt về hai cực tế bào
Câu 3: Ở cơ thể người, phân bào nguyên phân có ý nghĩa như thế nào sau đây?
A. Thay thế các tế bào đã chết và làm cho cơ thể lớn lên
B. Giúp cơ thể tạo ra các giao tử để duy trì nòi giống
C. Giúp cơ thể thực hiện việc tư duy và vận động
D. Giúp cơ thể lớn lên và tạo giao tử để thực hiện sinh sản
Câu 4: Bệnh ung thư là 1 ví dụ về
A. Sự điều khiển chặt chẽ chu kì tế bào của cơ thể
B. Hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể
C. Chu kì tế bào diễn ra ổn định
D. Sự phân chia tế bào được điều khiển bằng một hế thống điều hòa rất tinh vi
Câu 5: Khi nói về chu kì tế bào, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Mọi quá trình phân bào đều diễn ra theo chu kì tế bào
B. Chu kì tế bào luôn gắn với quá trình nguyên phân
C. Ở phôi, thời gian của một chu kì tế bào rất ngắn
D. Trong chu kì tế bào, pha G thường có thời gian dài nhất
Câu 6: Hiện tượng các nhiễm sắc thể xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào xảy ra vào
A. Kỳ cuối
B. Kỳ trung gian
C. Kỳ đầu
D. Kỳ giữa
Câu 7: Trong nguyên phân khi nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, các nhiễm sắc thể xếp thành:
A. Một hàng
B. Ba hàng
C. Hai hàng
D. Bốn hàng
Câu 8: Nhiễm sắc thể có hình thái đặc trưng và dễ quan sát nhất vào:
A. Kỳ giữa
B. Kỳ sau
C. Kỳ cuối
D. Kỳ đầu
Câu 9: Các nhiếm sắc thể dính vào thoi phân bào ở vị trí:
A. Eo sơ cấp
B. Tâm động
C. Eo thứ cấp
D. Đầu nhiễm sắc thể
Câu 10: Những kỳ nào sau đây trong nguyên phân, nhiễm sắc thể ở trạng thái kép?
A. Trung gian, đầu và cuối
B. Đầu, giữa, cuối
C. Trung gian, đầu và giữa
D. Đầu, giữa, sau và cuối
Câu 11: Trong chu kỳ nguyên phân trạng thái đơn của nhiễm sắc thể tồn tại ở
A. Kỳ đầu và kì cuối
B. Kỳ sau và kỳ cuối
C. Kỳ sau và kì giữa
D. Kỳ cuối và kỳ giữa
Câu 12: Khi hoàn thành kỳ sau, số nhiễm sắc thể trong tế bào là
A. 4n, trạng thái đơn
B. 4n, trạng thái kép
C. 2n, trạng thái đơn
D. 2n, trạng thái đơn
Câu 13: Hiện tượng sau đây xảy ra ở kỳ cuối là
A. Nhiễm sắc thể phân li về cực tế bào
B. Màng nhân và nhân con xuất hiện
C. Các nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn
D. NST tiêu biến
Câu 14: Hiện tượng các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại ở kỳ giữa nhằm chuẩn bị cho hoạt động nào sau đây?
A. Phân li nhiễm sắc thể
B. Nhân đôi nhiễm sắc thể
C. Tiếp hợp nhiễm sắc thể
D. Trao đổi chéo nhiễm sắc thể
Câu 15: Hoạt động của nhiễm sắc thể xảy ra ở kỳ sau của nguyên phân là
A. NST tách nhau ra ở tâm động và phân li về 2 cực của tế bào
B. Phân li về 2 cực tế bào ở trạng thái kép
C. Không tách tâm động và dãn xoắn
D. Tiếp tục xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Quá trình nguyên phân của một hợp tử ở đậu Hà lan đã tạo nên 8 tế bào con. Số NST trong các tế bào con ở kì sau của lần nguyên phân cuối trong quá trình trên là:
A. 32
B. 128
C. 64
D. 16
Câu 2: Trường hợp nào sau đây thuộc phân bào nguyên phân?
A. Tế bào có bộ NST 3n tạo ra các tế bào con có bộ NST 3n
B. Tế bào có bộ NST 2n tạo ra các tế bào con có bộ NST n
C. Tế bào có bộ NST 4n tạo ra các tế bào con có bộ NST 2n
D. Tế bào vi khuẩn tạo ra các tế bào vi khuẩn mới
=> Giáo án sinh học 10 kết nối bài 16: Chu kì tế bào và nguyên phân