Trắc nghiệm sinh học 10 kết nối bài 5: Các phân tử sinh học

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5: Các phân tử sinh học. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 10 kết nối tri thức (bản word)

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia saccarit ra thành ba loại là đường đơn, đường đôi và đường đa?

A. Số lượng đơn phân có trong phân tử

B. Khối lượng của phân tử

C. Số loại đơn phân có trong phân tử

D. Độ tan trong nước

Câu 2: Loại đường cấu tạo nên vỏ tôm, cua được gọi là

A. Saccarozo

B. kitin

C. Glucozo

D. Fructozo

Câu 3: Thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các loại đường là

A. Cacbohyđrat

B.  Đường lối

C. Xenlulôzơ

D. Tinh bột

Câu 4: Cơ thể người không tiêu hóa được loại đường nào?

A. Lactozo

B. Xenlulozo

C. Mantozo

D. Saccarozo

Câu 5: Nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho quá trình hô hấp của tế bào là

A. Xenlulozo

B. Glucozo

C. Saccarozo

D. Fructozo

Câu 6: Cacbonhiđrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo bởi các nguyên tố

A. C, H, O, N

B. C, H, N, P

C. C, H, O, P

D. C, H, O

Câu 7: Ăn quá nhiều đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh gì trong các bệnh sau đây?

A. bệnh bướu cổ

B. bệnh còi xương

C. bệnh tiểu đường

D. bệnh gút

Câu 8: Hợp chất nào sau đây khi bị thủy phân chỉ cho một loại sản phẩm là glucozo

A. Lactozo

B. Xenlulozo

C. Kitin

D. Saccarozo

Câu 9: Loại đường nào sau đây không phải là đường 6 cacbon?

A. Đêôxiribozo

B. Galactozo

C. Fructozo

D. Glucozo

Câu 10: Saccarozo là loại đường có trong

A. Sữa động vật.

B. Cây mía.

C. mạch nha.

D. mật ong

Câu 11: Cacbohidrat gồm các loại

A. Đường đôi, đường đơn, đường đa

B. Đường đơn, đường đa

C. Đường đôi, đường đa

D. Đường đơn, đường đôi

Câu 12: Lipit là nhóm chất:

A. Được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị không phân cực, có tính kỵ nước

B. Được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị phân cực, có tính kỵ nước

C. Được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị phân cực, không có tính kỵ nước

D. Được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị không phân cực, không có tính kỵ nước

Câu 13: Cacbohidrat không có chức năng nào sau đây?

A. cung cấp năng lưng cho tế bào và cơ thể

B. vật liệu cấu trúc xây dựng tế bào và cơ thể

C. nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể

D. điều hòa sinh trưởng cho tế bào và cơ thể

Câu 14: Lipit không có đặc điểm:

A. không tan trong nước

B. được cấu tạo từ các nguyên tố : C, H , O

C. cung cấp năng lượng cho tế bào

D. cấu trúc đa phân

Câu 15: Chức năng chính của mỡ là

A. Thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất

B. Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể

C. Thành phần cấu tạo nên một số loại hoocmôn

D. Thành phần cấu tạo nên các bào quan

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Ơstrogen là hoocmon sinh dục có bản chất lipit. Loại lipit cấu tạo nên hoocmon này là?

A. steroit

B. phôtpholipit

C. dầu thực vật

D. mỡ động vật

Câu 2: Cho các ý sau:

1.     Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

2.     Khi bị thủy phân thu được glucozo

3.     Có thành phần nguyên tố gồm: C, H , O

4.     Có công thức tổng quát: (C6H10O6)n

5.     Tan trong nước

Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm chung của polisaccarit?

A. 4

B. 2

C. 3

D. 5

Câu 3: Hợp chất nào sau đây khi bị thủy phân chỉ cho một loại sản phẩm là glucozo?

A. Xenlulozo

B. Lactozo

C. Kitin

D. Saccarozo

Câu 4: Loại đường có trong thành phần cấu tạo của AND và ARN là

A. Fructozo 

B. Pentozo

C. Hecxozo

D. Mantozo  

Câu 5: Cho các nhận định sau:

1.     Glicogen là chất dự trữ trong cơ thể động vật và nấm

2.     Tinh bột là chất dự trữ trong cây

3.     Glicogen do nhiều phân tử glucozo liên kết với nhau dưới dạng mạch thẳng

4.     Tinh bột do nhiều phân tử glucozo liên kết với nhau dưới dạng phân nhánh và không phân nhánh

5.     Glicogen và tinh bột đều được tạo ra bằng phản ứng trùng ngưng và loại nước

Trong các nhận định trên có mấy nhận định đúng?

A. 2

B. 4

C. 3

D. 1

Câu 6: Cho các nhận định sau:

1.     Tinh bột là chất dự trữ trong cây

2.     Glicogen là chất dự trữ của cơ thể động vật và nấm

3.     Glucozo là nguyên liệu chủ yếu cho hô hấp tế bào

4.     Pentozo tham gia vào cấu tạo của AND và ARN

5.     Xenlulozo tham gia cấu tạo màng tế bào

Trong các nhận định trên có mấy nhận định đúng với vai trò của cacbohidrat trong tế bào và cơ thể?

A. 5

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 7: Cho các ý sau:

1.     Dự trữ năng lượng trong tế bào

2.     Tham gia cấu trúc màng sinh chất

3.     Tham gia vào cấu trúc của hoocmon, diệp lục

4.     Tham gia vào chức năng vận động của tế bào

5.      Xúc tác cho các phản ứng sinh học

Trong các ý trên có mấy ý đúng với vai trò của lipit trong tế bào và cơ thể?

A. 2

B. 4

C. 3

D. 5

Câu 8: Thành phần tham gia vào cấu trúc màng sinh chất của tế bào là

A. phôtpholipit và protein

B. glixerol và axit béo

C. axit béo và saccarozo

D.  steroit và axit béo

Câu 9: Ơstrogen là hoocmon sinh dục có bản chất lipit. Loại lipit cấu tạo nên hoocmon này là?

A. phôtpholipit

B. dầu thực vật

C. mỡ động vật

D. steroit

Câu 10: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về lipit?

A. Một phân tử lipit cung cấp năng lượng nhiều gấp đôi một phân tử đường

B. Steroit tham gia cấu tạo nên các loại enzim tiêu hóa trong cơ thể người

C. Màng tế bào không tan trong nước vì đuọc cấu tọa bởi phôtpholipit

D. Dầu chứa nhiều axit béo chưa no còn mỡ chứa nhiều axit béo no

Câu 11: Điều nào dưới đây không đúng về sự giống nhau giữa đường và lipit?

A. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

B. Cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O

C. Là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào

D. Đường và lipit có thể chuyển hóa cho nhau

Câu 12: Cho các nhận định sau:

1.     Cấu trúc bậc 1 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit

2.     Cấu trúc bậc 2 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit ở dạng co xoắn hoặc gấp nếp

3.     Cấu trúc không gian bậc 3 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit ở dạng xoắn hoăc gấp nếp tiếp tục co xoắn

4.     Cấu trúc không gian bậc 4 của phân tử protein gồm hai hay nhiều chuỗi pôlipeptit kết hợp với nhau

5.     Khi cấu trúc không gian ba chiều bị phá vỡ, phân tử protein không thực hiện được chức năng sinh học

Có mấy nhận định đúng với các bậc cấu trúc của phân tử protein?

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 13: Đặc điểm khác nhau giữa cacbohidrat với lipit?

A. là những phân tử có kích thước và khối lượng lớn

B. tham gia vào cấu trúc tế bào

C. cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

D. dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể

Câu 14: Cho các nhận định sau về protein, nhận định nào đúng?

A. Protein được cấu tạo từ các loại nguyên tố hóa học: C, H, O

B. Protein ở người và động vật được tổng hợp bởi 20 loại axit amin lấy từ thức ăn

C. Protein đơn giản gồm nhiều chuỗi pôlipeptit với hàng trăm axit amin

D. Protein mất chức năng sinh học khi cấu trúc không gian bị phá vỡ

Câu 15: Các loại axit amin trong phân tử protein phân biệt với nhau bởi:

A. Số nhóm NH2

B. Cấu tạo của gốc R

C. Số nhóm COOH

D. Vị trí gắn của gốc R

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Tính đa dạng của phân tử protein được quy định bởi

A. Số lượng, thành phần, trình tự các axit amin trong phân tử protein

B. Số lượng liên kết peptit trong phân tử protein

C. Nhóm amin của các axit amin trong phân tử protein

D.  Số chuỗi pôlipeptit trong phân tử protein

Câu 2: Protein bị biến tính chỉ cần bậc cấu trúc nào sau đây bị phá vỡ?

A. Cấu trúc bậc 1 của protein

B. Cấu trúc bậc 2 của protein

C. Cấu trúc không gian ba chiều của protein

D. Cấu trúc bậc 4 của protein

Câu 3: Cho các hiện tượng sau:

1.      Lòng trắng trứng đông lại sau khi luộc

2.      Thịt cua vón cục và nổi lên từng mảng khi đun nước lọc cua

3.      Sợi tóc duỗi thẳng khi được ép mỏng

4.      Sữa tươi để lâu ngày bị vón cục

Có mấy hiện tưởng thể hiện sự biến tính của protein?

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 4: Protein không có chức năng nào sau đây?

A. Cấu tạo nên chất nguyên sinh, các bào quan, màng tế bào

B. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền

C. Cấu trúc nên enzim, hoocmon, kháng thể

D. Thực hiện việc vận chuyển các chất, co cơ, thu nhận thông tin

Câu 5: Chất nào sau đây được cấu tạo từ các axit amin?

A. Colesteron – tham gia cấu tạo nên màng sinh học

B. Insulin – hoocmon do tuyến tụy ở người tiết ra

C. Pentozo - tham gia cấu tạo nên axit nucleic trong nhân tế bào

D. Ơstogen – hoocmon do buồng trứng ở nữ giới tiết ra

Câu 6: Nếu ăn quá nhiều protein (chất đạm), cơ thể có thể mắc bệnh gì sau đây?

A. Bệnh mỡ máu

B. Bệnh tiểu đường

C. Bệnh đau dạ dày

D. Bệnh gút

Câu 7: Điểm giống nhau giữa protein và lipit là

A. Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân

B. Đều có liên kết hidro trong cấu trúc phân tử

C. Có chức năng dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể

D. Gồm các nguyên tố C, H, O

Câu 8: Ở cấu trúc không gian bậc 2 của protein, các axit amin liên kết với nhau bằng các

A. Liên kết hidro

B. Liên kết glicozit

C. Liên kết ion

D. Liên kết peptit

Câu 9: Cấu trúc quyết định tính đặc thù và đa dạng của phân tử protein là

A. Cấu trúc bậc 4

B. Cấu trúc bậc 3

C. Cấu trúc bậc 2

D. Cấu trúc bậc 1

Câu 10: Protein nào sau đây có vai trò điều hòa nồng độ các chất trong cơ thể?

A. Kêratin có trong tóc

B. Insulin có trong tuyến tụy

C. Hêmoglobin có trong hồng cầu

D. Côlagen có trong da

Câu 11: Cho các ví dụ sau:

1.      Côlagen cấu tạo nên mô liên kết ở da

2.      Enzim lipaza thủy phân lipit

3.      Insulin điều chỉnh hàm lượng đường trong máu

4.      Glicogen dự trữ ở trong gan

5.      Hêmoglobin vận chuyển O2 và CO2

6.     Inteferon chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn

Có mấy ví dụ minh họa cho các chức năng của protein?

A. 5

B. 6

C. 3

D. 4

Câu 12: Cho các loại liên kết hóa học sau:

1.     liên kết peptit

2.     liên kết hidro

3.     liên kết đisunphua (- S – S -)

4.     liên kết phôtphodieste

5.     liên kết glucozit

Có mấy loại liên kết tham gia duy trì cấu trúc của protein bậc 3?

A. 3

B. 2

C. 4

D. 5

Câu 13: Cho các ý sau:

1.     Phân tử protein có cấu trúc bậc 4 khi có từ 2 chuỗi pôlipeptit trở lên

2.     Protein trong cơ thể luôn được phân hủy và luôn được tổng hợp mới

3.     Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm ở người do sai lệch trong quá trình tự sắp xếp của một axit amin trong chuỗi β của phân tử hêmoglobin

4.     Protein được cấu tạo từ axit amin không thay thế và axit amin thay thế

5.     Thức ăn động vật có giá trị dinh dưỡng cao vì chứa nhiều loại axit amin không thay thế

6.     Protein tham gia vào quá trình truyền đạt thông tin di truyền của tế bào

Trong các ý trên, có mấy ý đúng?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 14: Prôtêin bị mất chức năng sinh học khi

A. Prôtêin bị mất một axitamin

B. Prôtêin được thêm vào một axitamin

C. Cả A và B

D. Cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin bị phá vỡ

Câu 15: Tính đa dạng và đặc thù của phân tử protein được quy định bởi

A. Số lượng, thành phần các axit amin

B. Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin

C. Số lượng, thành phần axit amin và cấu trúc không gian

D. Số lượng, trật tự sắp xếp các axit amin và cấu trúc không gian

=> Giáo án sinh học 10 kết nối bài 5: Các phân tử sinh học

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay