PPCT tin học 7 kết nối tri thức

Dưới đây là phân phối chương trình môn 7 kết nối tri thức. Bản PPCT này là tham khảo. Thầy cô tải về và điều chỉnh để phù hợp với địa phương của mình.

Click vào ảnh dưới đây để xem rõ

PPCT tin học 7 kết nối tri thức
PPCT tin học 7 kết nối tri thức
PPCT tin học 7 kết nối tri thức
PPCT tin học 7 kết nối tri thức
PPCT tin học 7 kết nối tri thức
PPCT tin học 7 kết nối tri thức
PPCT tin học 7 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


TRƯỜNG:THCS…………………….

TỔ:

Họ và tên giáo viên: ……………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN TIN HỌC LỚP 7 - SGK KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

  1. Kế hoạch dạy học
  2. Phân phối chương trình

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH TIN HỌC 7 NĂM HỌC 2022-2023.

                                 Học kì I: 18 tuần  x 1 tiết/ tuần = 18 tiết

Học kì II: 17 tuần x 1 tiết/tuần = 17 tiết

Cả năm: 35 tiết

Tuần

Bài học

Tiết

Yêu cầu cần đạt

CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

1, 2

Bài 1. Thiết bị vào và thiết bị ra

2

- Biết và nhận ra được các thiết bị vào – ra có nhiều loại, hình dạng khác nhau.

- Biết được chức năng của mỗi loại thiết bị vào – ra trong thu thập, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.

- Thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.

- Nêu được ví dụ về thao tác không đúng cách sẽ gây ra lỗi cho máy tính.

3

Bài 2. Phần mềm máy tính

1

- Giải thích được sơ lược về chức năng điều khiển và quản lí của hệ điều hành, qua đó phân biệt được hệ điều hành với phần mềm ứng dụng.

- Nêu được tên một số phần mềm ứng dụng đã sử dụng.

- Giải thích được phần mở rộng của tên tệp cho biết tệp thuộc loại nào, nêu được ví dụ minh hoạ.

4, 5

Bài 3: Quản lý dữ liệu trong máy tính

2

- Thao tác thành thạo với tệp và thư mục: tạo, sao chép, di chuyển, đổi tên, xoá tệp và thư mục.

- Biết tệp chương trình cũng là dữ liệu, được lưu trữ trong máy tính.

- Nêu được ví dụ về biện pháp bảo vệ dữ liệu như sao lưu, phòng chống virus.

CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

 

 

6, 7

Bài 4: Mạng xã hội và một số kênh trao đổi thông tin trên Internet

 

 

2

- Nêu được một số chức năng cơ bản của mạng xã hội; nhận biết được một số website là mạng xã hội.

- Nêu được tên của một kênh trao đổi thông tin thông dụng trên Internet và loại thông tin trao đổi trên kênh đó.

- Sử dụng được một số chức năng cơ bản của mạng xã hội để giao lưu và chia sẻ thông tin.

- Nêu được ví dụ cụ thể về hậu quả của việc sử dụng thông tin vào mục đích sai trái.

CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HOÁ TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

8

Bài 5: Ứng xử trên mạng (T1)

1

- Nêu được một số ví dụ truy cập không hợp lệ vào các nguồn thông tin và kênh truyền thông tin.

- Thực hiện được giao tiếp qua mạng (trực tuyến hay không trực tuyến) theo đúng quy tắc và bằng ngôn ngữ lịch sự, thể hiện ứng xử có văn hoá.

9

Kiểm tra

1

- Kiểm tra giữa kì 1

10

Bài 5: Ứng xử trên mạng (T2)

1

- Biết được tác hại của bệnh nghiện Internet, từ đó có ý thức phòng tránh.

- Nêu được cách ứng xử hợp lí khi gặp trên mạng hoặc các kênh truyền thông tin số những thông tin có nội dung xấu, thông tin không phù hợp lứa tuổi.

 - Biết nhờ người lớn giúp đỡ, tư vấn khi cần thiết, chẳng hạn khi bị bắt nạt trên mạng.

CHỦ ĐỀ 5. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

11, 12

Bài 14. Thuật toán tìm kiểm tuần tự

2

- Giải thích được thuật toán tìm kiêm tuần tự

- Biểu diễn mô phỏng được hoạt động của thuật toán tìm kiếm tuần tự trên một bộ dữ liệu vào có kích thước nhỏ

13, 14

Bài 15. Thuật toán tìm kiếm nhị phân

2

- Giải thích được thuật toán tìm kiếm tuần tự, thuật toán tìm kiếm nhị phân.

- Biểu diễn và mô phỏng được hoạt động của thuật toán tìm kiếm trên bộ dữ liệu vào có kích thước nhỏ.

- Giải thích được mối liên quan giữa sắp xếp và tìm kiếm, nêu được ví dụ minh hoạ.

- Nêu được ý nghĩa của việc chia một bài toán thành những bài toán nhỏ hơn.

15

Ôn tập

1

 - Hệ thống lại kiến thức

16

Kiểm tra

1

 - Kiểm tra cuối kì 1

17, 18

Bài 16. Thuật toán sắp xếp

2

- Giải thích được thuật toán sắp xếp nổi bọt, sắp xếp chọn.

- Biểu diễn và mô phỏng được thuật toán sắp xếp trên bộ dữ liệu đầu vào có kích thước nhỏ.

- Nêu được ý nghĩa của việc chia một bài toán thành những bài toán nhỏ hơn.

Học kỳ II : 1 tiết/ tuần x 17 tuần = 17 tiết

CHỦ ĐỀ 4. ỨNG DỤNG TIN HỌC

19

Bài 6: Làm quen với phần mềm bảng tính.

1

- Nêu được một số chức năng cơ bản của phần mềm bảng tính.

- Thực hiện được một số thao tác đơn giản:chọn phông chữ, căn chỉnh dữ liệu trong ô tính, thay đổi độ rộng cột.

20, 21

Bài 7: Tính toán tự động trên bảng tính

2

- Nhận biết được một số kiểu dữ liệu trên bảng tính

- Sử dụng được công thức và dùng được địa chỉ trong công thức, tạo được bảng tính đơn giản có số liệu tính toán bằng công thức.

22, 23

Bài 8. Công cụ trợ giúp tính toán

2

- Giải thích được việc đưa các công thức vào bảng tính là một cách điều khiển tính toán tự động trên dữ liệu.

- Thực hiện được một số phép toán thông dụng, sử dụng được một số hàm đơn giản như MAX, MIN, SUM, AVERAGE, COUNT,...

- Sử dụng được bảng tính điện tử để giải quyết công việc cụ thể đơn giản.

24, 25

Bài 9. Trình bày trang tính

2

- Biết và thực hiện được một số chức năng định dạng dữ liệu số và trình bày bảng tính

- Áp dụng được một số hàm đơn giản như SUM, AVERAGE, MAX, MIN, COUNT, …

26

Kiểm tra

1

 - Kiểm tra giữa kì 2

27, 28

Bài 10. Hoàn thiện bảng tính

2

- Thực hành hoàn thiện dự án

- Sử dụng được bảng tính điện tử để giải quyết công việc cụ thể đơn giản.

- Thực hiện được thao tác hoàn thiện bảng tính

29, 30

Bài 11. Tạo bài trình chiếu

2

- Tạo được bài trình chiếu có tiêu đề, cấu trúc phân cấp.

- Nêu được một số chức năng cơ bản của phần mềm trình chiếu. 

31

Bài 12. Định dạng đối tượng trên trang chiếu

1

- Sử dụng được ảnh minh hoạ, hiệu ứng động một cách hợp lí cho bài trình chiếu.

- Sao chép được dữ liệu từ tệp văn bản sang trang trình chiếu.

- Biết sử dụng các định dạng văn bản hợp lí cho trang trình chiếu.

32

Ôn tập

1

 - Hệ thống lại kiến thức

33

Kiểm tra

1

 - Kiểm tra cuối kì 2

34

Bài 12. Định dạng đối tượng trên trang chiếu

1

- Sử dụng được ảnh minh hoạ, hiệu ứng động một cách hợp lí cho bài trình chiếu.

- Sao chép được dữ liệu từ tệp văn bản sang trang trình chiếu.

- Biết sử dụng các định dạng văn bản hợp lí cho trang trình chiếu.

35

Bài 13. Thực hành tổng hợp

1

- Biết đưa hiệu ứng vào bài trình chiếu và sử dụng hiệu ứng một cách hợp lý. Biết cách tổng hợp, sắp xếp các nội dung đã có thành một bài trình chiếu hoàn chỉnh


Tài liệu liên quan

Tài liệu khác môn Tin học 7

Chat hỗ trợ
Chat ngay