Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Kon Tum

Tài liệu giáo GDĐP lớp 10 Kon Tum. Bản giáo án cập nhật các dữ liệu mới nhất của địa phương Kon Tum. Với các chủ đề: Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Đa dạng sinh học, Mỹ thuật, âm nhạc...Giáo án soạn theo công văn mới nhất, đầy đủ và chi tiết nhất. Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. Quý thầy cô tham khảo để giảng dạy tốt môn: Giáo dục địa phương Kon Tum lớp 10

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Kon Tum
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Kon Tum
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Kon Tum
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Kon Tum
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Kon Tum
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Kon Tum
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Kon Tum

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 1: TRÍCH ĐOẠN SỬ THI BA-NA

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau Chủ đề này, HS sẽ:

  • Trình bày và phân tích được một số yếu tố về hình thức (không gian, thời gian, cốt truyện, lời kể chuyện…) Của đoạn trích sử thi Ba-na được học.
  • Biết phân tích và nhận xét nội dung cơ bản, đề tài, nhân vật, các chi tiết tiêu biểu và nêu được ý nghĩa của đoạn trích.
  • Bước đầu nhận xét được những điểm gần gũi của sử thi ba-na, sử thi Xơ-đăng, sử thi Ê-đê.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

Năng lực riêng:

  • Năng lực đọc và nhận biết được đặc điểm của sử thi của các văn bản.
  • Xác định ngôi kể, nhân vật chính trong sử thi và viết bài văn tự sự, kể tưởng tượng
  1. Phẩm chất
  • Trân trọng giá trị đặc sắc và có Ý thức trách nhiệm bảo vệ đối với sử thi Ba-na – di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Giáo dục tinh thần tự hào đối với quê hương Kon Tum.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án Giáo dục địa phương (Kon Tum)
  • Tranh, ảnh, tư liệu, tài liệu sưu tầm về sử thi Kon Tum.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu Giáo dục địa phương (Kon Tum).
  • Tranh, ảnh, tài liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, thu hút HS thực hiện nhiệm vụ học tập của mình, từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV đặt câu hỏi. HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ: Em hãy kể tên một tác phẩm sử thi của vùng đất Tây Nguyên mà em biết?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời trước lớp:

+ Cướp chiêng cổ bon Tiăng.

+ Lêng nghịch đá thần của Yang.

+ Bắt con lươn ở suối Dak Huck.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Kon Tum là vùng đất phía Bắc của đại ngàn Tây Nguyên. Miền đất huyền ảo này hiện còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa cổ sơ. Một trong các giá trị tiêu biểu đó là sử thi. Sử thi Tây Nguyên nói chung và sử thi của các cộng đồng dân tộc tại chỗ ở tỉnh Kon Tum được gọi là “sử thi sống” vì hiện nay vẫn còn được lưu giữ, diễn xướng trong cộng đồng. Trong chủ đề này, các em sẽ được tìm hiểu về sử thi của người Ba-na để thêm tự hào, trân trọng và gần bó hơn với mảnh đất Kon Tum dầu truyền thống văn hóa.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sử thi

  1. Mục tiêu: Biết được đặc điểm của sử thi nói chung và sử thi của người Ba-na nói riêng.
  2. Nội dung: HS sử dụng tài liệu, đọc và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS dựa vào sách GDDP tr.5 và trả lời câu hỏi:

+ Dựa vào kiến thức đã học trong môn ngữ văn 10, hãy nêu những hiểu biết của em về thể loại sử thi?

+ Sử thi của người Ba-na có đặc điểm gì?.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS trả lời thảo luận:

+ Sử thi Ba-na thường được chia thành nhiều khúc, đoạn, hợp lại thành môn Sử thi hoàn chỉnh.

+ Ngôn ngữ của sử thi mang tính véo von, dầu hình ảnh, nhạc điệu, mượn hình ảnh cây cỏ, chim thú để nói về con người và tâm trạng con người.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về những nét về tục ngữ, câu đố Bắc Giang.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Tìm hiểu về sử thi

1. Sử thi:

- Khái niệm: Sử thi còn (gọi là anh hùng ca) là tác phẩm tự sự có quy mô lớn, bằng văn vần hoặc văn xuôi kết hợp văn vần, xây dựng những hình tượng anh hùng, kỳ vĩ để kể về những người anh hùng, những sự kiện lớn có ý nghĩa trọng đại với dân tộc, diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.

- Không gian, thời gian trong sử thi là không gian cộng đồng, bao gồm: không gian thiên nhiên, không gian xã hội. Thời gian trong sử thi là thời gian quá khứ trải qua nhiều biến cố, thời gian gần với lịch sử cộng đồng cùng dân tộc, bộ lạc, chế độ.

- Cốt truyện của sử thi là chuỗi sự kiện (biến cố) được sắp xếp theo một trình tự nhất định: cái này tiếp cái kia, xô đẩy nhau buộc phải giải quyết, giải quyết xong thì chuyện dừng lại.

- Nhân vật người anh hùng trong sử thi có sức mạnh, tài năng, phẩm chất và vẻ đẹp phi thường, dũng cảm xả thân vì cộng đồng trong chiến đấu chống kẻ thù và chinh phục tự nhiên.

- Nội dung của sử thi có tính rộng lớn, kể về sự kiện trọng đại của quá khứ, biểu hiện toàn bộ đời sống văn hóa, lịch sử của cộng đồng, thể hiện quá trình vận động của tộc người đó qua các giai đoạn khác nhau.

- Nghệ thuật: sử thi là những câu chuyện kỳ văn xuôi xen lẫn văn vần, có sử dụng các yếu tố thành ngữ, tục ngữ, những từ ngữ cổ, hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian.

- Phân loại: sử thi có 3 loại:

+ Sử thi anh hùng dân gian.

+ Sử thi cổ điển.

+ Sử thi anh hùng.

2. Sử thi Ba-na

- Sử thi của người Ba-na Được gọi là hơ mon, là di sản tinh thần quý báu của nhánh Rơ Ngao.

- Sử thi Ba-na bao gồm những câu chuyện liên hoàn được nghệ nhân hát kể (lời kể xen lẫn lời hát kể) trong lúc nông nhàn thay vào dịp lễ hội.

- Số lượng: sử thi Ba-na được siêu tầm khoảng 60 tác phẩm, nội dung chủ yếu xoay quanh nhân vật anh hùng lý tưởng Giông. Giông là nhân vật lý tưởng trong hệ thống sử thi Ba-na và là niềm tin tự hào của người dân Ba-na.

- Các trích đoạn tiêu biểu như Giông, Giở mồ côi từ nhỏ, Giông làm nhà mồ, Giông cứu đói dân làng mọi nơi, Giông đi tìm vợ…

3. Sử thi Bia Rơven làm hại vợ chồng Sét

- Là một trong số tác phẩm thuộc bộ sử thi liên hoàn về Giông của người Ba-na (nhóm Rơ Ngao) trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

- Sử thi được sưu tầm vào năm 2017 tại làng Kon Klor, xã Đắk Rơ Wa, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, do nghệ nhân dân gian A Lưu hát kể.

 

 

 

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Kon Tum
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Kon Tum

=>

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay