Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 cánh diều
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Hoạt động trải nghiệm 10 cánh diều
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 10 CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ 1. XÂY DỰNG NHÀ TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
- Kiến thức:
- Đánh giá được ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường.
- Lập và thực hiện được kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường.
- Thực hiện tốt nội quy, quy định của trường, lớp.
- Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Biết cách thu hút các bạn vào hoạt động chung.
- Thể hiện sự tự tin trong các tình huống giao tiếp, ứng xử và biết cách thể hiện sự thân thiện với bạn bè, thầy
- Năng lực:
- Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV, đảm bảo mỗi HS đều có cơ hội tham gia thực hành và trình bày báo cáo trước lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Khả năng huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân nhằm giải quyết một nhiệm vụ học tập, trong đó có biểu hiện của sự sáng tạo.
- Năng lực riêng:
- Năng lực hợp tác cùng nhau trong các hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường, các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Năng lực tự chủ và tự tin trong các tình huống giao tiếp, ứng xử thân thiện với thầy cô, bạn bè.
- Phẩm chất:
- Yêu nước: Thể hiện lòng tự hào về truyền thống nhà trường, biết phát huy và tuyên truyền về truyền thống nhà trường.
- Nhân ái: Sẵn lòng giúp đỡ, hỗ trợ các bạn trong quá trình tham gia các hoạt động; tôn trọng thầy cô, bạn bè và những người xung quanh.
- Trung thực: Mạnh dạn, thẳng thắn chia sẻ ý kiến của bản thân trong hoạt động nhóm, toạ đàm
- Trách nhiệm: Có ý thức chủ động, tích cực thực hiện kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường; vận động các bạn cùng tham gia các hoạt động chung xây dụng nhà trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với GV:
- Tập hợp các truyền thống nhà trường và những hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường (có minh chứng cụ thể) để giúp HS nhận ra và có những định hướng cho việc tìm hiểu.
- Chuẩn bị ý kiến xây dựng nội quy, quy định của trường, lớp.
- Thu thập các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh qua các năm học.
- Đối với HS:
- Thu thập thông tin về truyền thống nhà trường trên website của trường, từ thầy cô, các anh chị lớp trên hoặc tham quan phòng truyền thống của nhà trường.
- Chuẩn bị ý kiến cá nhân để chia sẻ nhận thức về truyền thống nhà trường và ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường.
- Dự kiến kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường.
- Tìm hiểu và sưu tầm các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh qua các năm học.
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 10 CÁNH DIỀU
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
CHỦ ĐỀ 1: XÂY DỰNG NHÀ TRƯỜNG
HOẠT ĐỘNG 1 + 2
NỘI DUNG BÀI HỌC
Tìm hiểu về truyền thống nhà trường và giáo dục truyền thống nhà trường
Tìm hiểu về giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện
Hoạt động 1: Tìm hiểu về truyền thống nhà trường và giáo dục truyền thống nhà trường
Chia lớp thành các nhóm, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: Tìm hiểu và nêu những truyền thống của nhà trường.
Gợi ý
Truyền thống dạy tốt, học tốt
Truyền thống tương thân tương ái – Uống nước nhớ nguồn.
Truyền thống hoạt động của Đoàn thanh niên, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao.
Ngoài ra còn có:
- Truyền thống tham gia các hoạt động thiện nguyện, tình nguyện, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình khó khăn tạo địa phương,...
- Truyền thống noi gương, học tập những tấm gương thầy cô, học sinh hoạt động nghiên cứu khoa học tích cực, nghiêm túc.
Chia sẻ về các hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường
- Kể tên những hoạt động em đã tham gia để góp phần phát huy truyền thống nhà trường.
- Nêu các hình thức thực hiện hoạt động giáo dục nhà trường:
Những hoạt động em có thể tham gia để phát huy truyền thống nhà trường là:
Đọc, tham khảo, tìm hiểu về truyền thống nhà trường trên website, tập san
Tham gia vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề.
Tham gia vào khóa học giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
Tham gia các hội thi, hội diễn theo chủ đề.
Tham gia các chuyên mục sinh hoạt đầu tuần, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức,...
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 10 CÁNH DIỀU
Bộ trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 10 bản 1 cánh diều tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
CHỦ ĐỀ 3. TƯ DUY PHẢN BIỆN VÀ TƯ DUY TIÊU CỰC
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Các yêu cầu khi tư duy phản biện là gì?
A. Lắng nghe các quan điểm khác nhau.
B. Tư duy mở.
C. Cập nhật và sàng lọc, kiểm tra độ tin cậy của thông tin.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 2: Ý nào dưới đây là biểu hiện của người có tư duy phản biện?
A. Tiếp nhận và phân tích những thông tin, quan điểm trái chiều trước khi đánh giá.
B. Luôn suy nghĩ từ nhiều góc độ khác nhau.
C. A và B đúng.
D. A và B sai.
Câu 3: Những yêu cầu khi tư duy phản biện là gì?
A. Tư duy phản biện cần được thực hiện trong suốt quá trình suy nghĩ
B. Luôn khách quan, luôn điềm tĩnh
C. Không bị tình cảm hay mối quan hệ nào chi phối
D. Cả A, B, C
Câu 4: Biểu hiện của người học sinh có tư duy phản biện là gì?
A. Chủ động tìm hiểu bài học, hoàn thành đầy đủ bài tập
B. Luôn tìm chứng cứ và kiểm tra chứng cứ, luôn nhìn từ nhiều góc độ khác nhau.
C. Đi học chuyên cần, tập trung, chú ý nghe giảng
D. Cả A, B, C
Câu 5: Có mấy bước hình thành tư duy phản biện?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 6: Ý nào dưới đây là biểu hiện của người có tư duy phản biện?
A. Luôn chủ động tìm hiểu những lí lẽ và dẫn chứng khi đánh giá.
B. Luôn tự đặt nhiều câu hỏi về sự vật, hiện tượng.
C. A và B đúng.
D. A và B sai.
Câu 7: Ý nghĩa, tác dụng của tư duy phản biện trong học tập và giao tiếp là gì?
A. Khả năng suy nghĩ rõ ràng, đưa ra lập luận sắc bén có thể giúp các vấn đề được giải quyết đúng đắn
B. Giúp chúng ta tăng khả năng trình bày, diễn đạt và hiểu rõ những gì đã được viết.
C. Đóng vai trò cốt lõi trong việc đánh giá các ý tưởng mới, lựa chọn những ý tưởng tốt nhất và điều chỉnh nếu cần thiết để ý tưởng sáng tạo được hoàn hảo hơn.
D. Cả A, B, C
Câu 8: Ý nào dưới đây là tư duy tích cực?
A. Ghét bạn vì trong giờ kiểm tra không nhắc bài mình.
B. Ghét thầy cô vì hay báo cáo tình hình học tập của mình với bố mẹ.
C. Cố gắng học bài khi bị điểm kém.
D. Xa lánh, hắt hủi người khác vì cảm thấy họ không bằng mình.
Câu 9: Ý nào dưới đây là cách điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực?
A. Cần bình tĩnh, không nóng vội.
B. Đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu, nhìn nhận, đánh giá sự việc, hiện tượng, động cơ hành động của người khác với ý nghĩa tốt đẹp, thái độ khách quan, khoan dung, cảm thông, không định kiến, không mang tính phán xét.
C. A và B đều đúng.
D. A và B đều sai
Câu 10: Đâu là lợi ích của việc điều chỉnh suy nghĩ theo hướng tích cực?
A. Không làm tổn thương người khác
B. Có hành động, ứng xử phù hợp
C. Giúp hạn chế được các cảm xúc tiêu cực
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Có bao nhiêu biểu hiện của tư duy phản biện được nêu dưới đây?
(1) Có khả năng phân tích, tổng hợp thông tin;
(2) Có chính kiến;
(3) Đánh giá kĩ mọi thông tin trước khi đi đến kết luận;
(4) Có thói quen tham khảo thông tin từ nhiều nguồn;
(5) Đặt nhiều câu hỏi để tìm hiểu một vấn đề;
(6) Sẵn sàng thay đổi góc nhìn, quan điểm;
(7) Đề xuất nhiều cách thực hiện cho một vấn đề.
A. 7
B. 6
C. 5
D. 4
Câu 2: Cho tình huống sau “Tùng không đến dự sinh nhật Tuấn như đã hẹn”. Bạn Tuấn trong tình huống trên nên tư duy và ứng xử như thế nào?
A. Tuấn nghĩ là Tùng không thích chơi với Tuấn. Tuấn không nên tiếp tục chơi với Tùng nữa
B. Tuấn nghĩ là Tùng có việc bất khả kháng nên không thể đến dự sinh nhật mình. Tuấn sẽ không giận hay trách bạn mà khi gặp bạn, Tuấn sẽ hỏi thăm bạn gặp chuyện gì
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 3: Cho tình huống sau “Bố mẹ không đồng ý cho Mai đi chơi xa với bạn khác giới”. Bạn Mai trong tình huống trên nên tư duy và ứng xử như thế nào?
A. Mai sẽ nghĩ là bố mẹ khó tính, bảo thủ và quá kiểm soát. Mai lớn rồi, có thể tự quyết định mà không cần thông báo cho bố mẹ.
B. Mai nên nghĩ là do bố mẹ lo lắng cho sự an toàn của mình. Mai có thể giải thích để bố mẹ yên tâm hoặc vui vẻ nghe lời bố mẹ ở nhà, không đi chơi nữa.
C. Cả A, B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 4: Suy nghĩ nào dưới đây là tích cực trong tình huống: Nhóm của Mai hẹn đi chơi nhưng Chi không đi được.
A. Các bạn trong nhóm nghĩ Chi không thích mọi người nên không đi
B. Các bạn nên nghĩ nhà Chi có việc bận nên không đi được.
C. A và B đều đúng.
D. A và B đều sai
Câu 5: Suy nghĩ nào dưới đây là tích cực trong tình huống: Bố mẹ không đồng ý cho Nga đi chơi xa với bạn khác giới.
A. Khóc lóc, bỏ không ăn cơm.
B. Cãi lại cha mẹ.
C. Suy nghĩ về lí do bố mẹ không cho đi là vì an toàn của mình để suy xét nên vui vẻ ở nhà hay tiếp tục giải thích cho bố mẹ tiếp.
D. Bỏ đi không quan tâm lời bố mẹ nói.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Trong buổi sinh hoạt lớp, Khánh bị người bạn thân nhất phê bình các lỗi quên sách vở, đi học muộn, thiếu tập trung nghe giảng,... Khánh thất vọng về bạn thân của mình và không hiểu vì sao bạn ấy lại đối xử với mình như vậy. Về nhà, Khánh vẫn buồn và suy nghĩ mãi. Để điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực, Khánh nên nghĩ như thế nào?
A. Thất vọng và trách người bạn thân
B. Rất thất vọng về bản thân
C. Đúng là cậu ấy nói không sai. Cậu ấy phê bình như vậy là muốn mình thay đổi
D. Đáp án khác
Câu 2: Xuân rất thất vọng với bản thân vì hôm nay đã trả lời sai câu hỏi không hề khó. Để điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực, Xuân nên nghĩ như thế nào?
A. Đọc kỹ câu hỏi để lần sau không bị trả lời nhầm
B. Rút kinh nghiệm để lần sau không trả lời sai
C. Đúng là cậu ấy nói không sai. Cậu ấy phê bình như vậy là muốn mình thay đổi
D. Cả A, B
Câu 3: Đầu năm học, Tú được giáo viên chỉ định làm lớp trường tạm thời trong khi lớp chưa bầu được lớp trưởng chính thức. Một số bạn tỏ ý chống đối, không hợp tác khi Tú làm nhiệm vụ. Để điều chỉnh tư duy tích cực, Tú nên suy nghĩ như thế nào?
A. Mình đã rất cố gắng, nhưng có lẽ mình chưa hiểu hết các bạn. Có thể mình cần xem lại cách làm việc của mình và nhờ các bạn góp ý thêm.
B. Mình thật vô dụng khi nói mà người khác không nghe. Hết thời gian làm tạm thời, mình sẽ xin thôi chức lớp trưởng.
C. Cả A, B đúng
D. Cả A, B sai
Câu 4: Hải vốn là một học sinh giỏi và rất chăm chỉ, nhưng bài kiểm tra một số môn gần đây Hải lại chỉ được điểm trung bình. Để điều chỉnh tư duy tích cực, Hải nên suy nghĩ như thế nào?
A. Mình chán ghét bản thân quá. Thật xấu hổ vì còn kém cả mấy bạn học lực trung bình trong lớp.
B. Mình đã chủ quan không ôn luyện các dạng bài tập đó vì nghĩ nó quá đơn giản. Mình cần cẩn thận hơn nữa và quyết tâm cao để điểm thi cuối kì bù lại điểm thấp này.
Câu 5: Em hãy sắp xếp các bước dưới đây để hình thành tư duy phản biện
(1) Thu thập thông tin, dữ liệu liên quan.
(2) Xác định vấn đề cần phản biện.
(3) Phân tích, tổng hợp thông tin đã thu thập để đưa ra đánh giá.
(4) Thể hiện quan điểm cá nhân.
A. (1) – (2) – (3) – (4)
B. (2) – (1) – (3) – (4)
C. (2) – (1) – (4) – (3)
D. (3) – (1) – (2) – (4)
--------------- Còn tiếp ---------------
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 cánh diều (bản word)
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 cánh diều, soạn giáo án word và powerpoint Hoạt động trải nghiệm 10 cánh diều, soạn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 cánh diềuTài liệu giảng dạy môn Hoạt động trải nghiệm THPT