Tải PDF shs Tin học 11 – Định hướng Khoa học máy tính Kết nối tri thức
Sách học sinh Tin học 11 – Định hướng Khoa học máy tính bộ kết nối tri thức. Đây là bản mềm, File PDF để bạn đọc tải về và tham khảo. Năm 2023 - 2024, toàn bộ các môn học chương trình lớp 11 đổi mới hoàn toàn. Do vậy, bản mềm PDF có thể rất hữu ích cho giáo viên, học sinh và phụ huynh.
Một số tài liệu quan tâm khác
1. Giới thiệu
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tác giả:
- Phạm Thế Long (Tổng Chủ biên)
- Bùi Việt Hà - Đào Kiến Quốc (Đồng Chủ biên)
- Nguyễn Hoàng Hà – Nguyễn Nam Hải – Nguyễn Thị Hiển
- Dương Quỳnh Nga – Trương Võ Hữu Thiên
- Lê Hữu Tôn – Phạm Thị Bích Vân – Đặng Bích Việt
2. Lời nói đầu
Các em học sinh thân mến!
Như các em đã biết, bắt đầu từ lớp 10, môn Tin học có sự phân hoá sâu theo hai định hướng nghề nghiệp: Tin học ứng dụng (ICT) và Khoa học máy tính (CS). Ngoài kiến thức cốt lõi chung, nội dung môn học được tổ chức thành các nhóm chủ đề kiến thức ICT và CS khác nhau. Sách Tin học 11 được kết cấu tách riêng theo hai định hướng chuyên sâu ICT và CS để tạo thuận lợi cho việc lựa chọn và sử dụng.
Trên tay các em là cuốn sách Tin học 11 – Định hướng Khoa học máy tính thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Sách được biên soạn dựa trên các yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng môn Tin học nêu trong Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018.
Nội dung sách gồm 31 bài học được kết cấu thành 6 chủ đề kiến thức. Các bài học từ Bài 1 tới Bài 16 là nội dung kiến thức cốt lõi chung cho cả hai định hướng ICT và CS. Nội dung các bài học này tập trung trình bày khái niệm cơ bản về hệ điều hành và phần mềm ứng dụng; phần mềm nguồn mở, phần mềm chạy trên Internet; những hiểu biết mang tính tổng quan về hệ cơ sở dữ liệu (CSDL) với trọng tâm sâu hơn về một trong các hệ CSDL được ứng dụng phổ biến và rộng rãi nhất - hệ CSDL quan hệ. Các kiến thức mang tính hệ thống và sâu hơn về bên trong máy tính, chức năng và hoạt động của một số thiết bị ngoại vi và thiết bị số thông dụng; các vấn đề nâng cao hiệu quả tìm kiếm và trao đổi thông tin; yêu cầu ứng xử văn hoá và an toàn trên mạng; hỗ trợ hướng nghiệp với tin học cũng được trình bày trong các bài học này.
Các bài học từ Bài 17 tới Bài 31 là nội dung kiến thức dành riêng cho định hướng CS. Nội dung các bài học xoay quanh những hiểu biết cơ bản ban đầu nhưng hết sức quan trọng về một số kĩ thuật thiết kế thuật toán và lập trình; tổ chức dữ liệu, tổ chức chương trình và kiểm thử; những quy tắc thực hành để xác định độ phức tạp thời gian của một số thuật toán, chương trình đã biết,... Đây là những kiến thức nền tảng nhằm giúp các em củng cố và phát triển hơn nữa tư duy giải quyết vấn đề, khả năng đưa ra ý tưởng và chuyển giao nhiệm vụ cho máy tính thực hiện.
Các bài học của sách đều được cấu trúc một cách thống nhất với các hoạt động khám phá, luyện tập, vận dụng kiến thức một cách đa dạng, giúp các em có điều kiện trao đổi, tự nhận biết và tiếp thu kiến thức mới một cách hiệu quả và chủ động.
Hi vọng sách sẽ mang đến cho các em những kiến thức mới hấp dẫn và bổ ích.
Chúc các em học tốt!
CÁC TÁC GIẢ
3. Mục lục
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
Bài 1 Hệ điều hành
Bài 2 Thực hành sử dụng hệ điều hành
Bài 3 Phần mềm nguồn mở và phần mềm internet
Bài 4 Bên trong máy tính
Bài 5 Kết nối máy tính với các thiết bị số
CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
Bài 6 Lưu trữ và chia sẻ tệp tin trên internet
Bài 7 Thực hành tìm kiếm thông tin trên internet
Bài 8 Thực hành nâng cao sử dụng thư điện tử và mạng xã hội
CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
Bài 9 Giao tiếp an toàn trên internet
CHỦ ĐỀ 4. GIỚI THIỆU CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Bài 10 Lưu trữ dữ liệu và khai thác thông tin phục vụ và quản lí
Bài 11 Cơ sở dữ liệu
Bài 12 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hệ cơ sở dữ liệu
Bài 13 Cơ sở dữ liệu quan hệ
Bài 14 SQL - Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc
Bài 15 Bảo mật và an toàn hệ cơ sở dữ liệu
CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC
Bài 16 Công việc quản trị cơ sở dữ liệu
CHỦ ĐỀ 6. KĨ THUẬT LẬP TRÌNH
Bài 17 Dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 18 Thực hành mảng một chiều và hai chiều
Bài 19 Bài toán tìm kiếm
Bài 20 Thực hành bài toán tìm kiếm
Bài 21 Các thuật toán sắp xếp đơn giản
Bài 22 Thực hành bài toán sắp xếp
Bài 23 Kiếm thử và đánh giá chương trình
Bài 24 Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 25 Xác định độ phức tạp thời gian thuộc toán
Bài 26 Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình
Bài 27 Thực hành thiết kế chương trình theo phương pháp làm mịn dần
Bài 28 Thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 29 Thực hành thiết kế chương trình theo modun
Bài 30 Thiết lập thư viện cho chương trình
Bài 31 Thực hành thiết lập thư viện cho chương trình