Giáo án powerpoint chuyên đề Tin học 11 Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án điện tử hay còn gọi là giáo án Powerpoint chuyên đề học tập Tin học 11 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức. Bộ giáo án được thiết kế đẹp mắt, chỉn chu, tổng hợp nhiều câu hỏi và dạng bài tập hay trong bộ sách chuyên đề. Bộ giáo án Powerpoint tải về và chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint chuyên đề Tin học 11 Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint chuyên đề Tin học 11 Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint chuyên đề Tin học 11 Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint chuyên đề Tin học 11 Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint chuyên đề Tin học 11 Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint chuyên đề Tin học 11 Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint chuyên đề Tin học 11 Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint chuyên đề Tin học 11 Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint chuyên đề Tin học 11 Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint chuyên đề Tin học 11 Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint chuyên đề Tin học 11 Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint chuyên đề Tin học 11 Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI! 

KHỞI ĐỘNG 

Trong cuộc sống hằng ngày, các em thường gặp các hiện tượng sự vật, sự việc thể hiện sự giống hệt nhau, được lặp đi lặp lại với quy mô khác nhau. Ví dụ, búp bê Matryoshka rất nổi tiếng của Nga, khi mở búp bê mẹ ra chúng ta lại thấy búp bê con bên trong. Lá dương xỉ có mỗi nhánh lá có cấu trúc tổng thể của lá. Cây súp lơ có mỗi nhánh của cây súp lơ là hình ảnh thu nhỏ của cả cây súp lơ,…Em có thể nói gì về đặc điểm chung nhất của các búp bê Matryoshka, lá dương xỉ và cây súp lơ? 

Hình 1.1. Búp bê Matryoshka 

Hình 1.2. Lá dương xỉ 

Hình 1.3. Cây súp lơ 

Có tính chất lặp lại của chính nó 

CHUYÊN ĐỀ 1: THỰC HÀNH THIẾT KẾ THUẬT TOÁN THEO KĨ THUẬT ĐỆ QUY 

BÀI 1. ĐỆ QUY VÀ HÀM ĐỆ QUY 

NỘI DUNG BÀI HỌC 

Khái niệm đệ quy 

Công thức truy hồi 

Hàm đệ quy 

1 KHÁI NIỆM ĐỆ QUY 

Thảo luận nhóm và hoàn thành Hoạt động 1 SGK tr.5: 

Hoạt động 1 

Làm quen với đệ quy 

Quan sát mô hình dãy số được tạo ra (Hình 1.4) và trả lời câu hỏi: 

Hình 1.4. Mô hình dãy số 

Dãy số được tạo ra theo quy luật nào? 

Em hãy xác định hình và dãy số trong trường hợp n = 6. 

Là mô hình để tính tổng dãy số tự nhiên từ 1 đến k.  

Hình các ô vuông bước thứ k + 1 được thiết lập bằng cách bổ sung thêm phía dưới mẫu hình thứ k một hàng gồm k + 1 ô vuông (k = 1, 2,...) 

> Tính chất: bước sau có sử dụng lại mô hình của bước trước   

Hình và dãy số trong trường hợp n = 6 là: 

f(5) = (1 +  2 + 3 + 4) + 5 = 15 

       = f(4) + 5 

f(6) = (1 +  2 + 3 + 4 + 5) + 6 = 21 

       = f(5) + 6 

Khái niệm: Khi một sự vật, hiện tượng có tính chất lặp lại chính nó hoặc được định nghĩa theo chính sự vật, hiện tượng đó thì được gọi là đệ quy. 

Ví dụ: 

Dãy số tự nhiên được định nghĩa đơn giản:   

  • Số 0 là số tự nhiên.  
  • Nếu n là số tự nhiên  
  • → n + 1 cũng là số tự nhiên. 

Dãy Fibonacci F(n) được định nghĩa đơn giản:   

  • F0 = 0; F1 = 1 
  • Fn = Fn – 1 + Fn – 2 với n >1 

Thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: 

Câu 1: Trường hợp nào sau đây không có tính chất đệ quy? 

  1. Tổ ong
  2. Bắp cải
  3. Lát cắt hành
  4. Ngôi sao

Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai về đệ quy? 

  1. Một đối tượng được gọi là đệ quy nếu nó hoặc một phần của nó được định nghĩa thông qua khái niệm về chính nó.
  2. Đối tượng đệ quy thì sự vật, hiện tượng liên quan đến đối tượng sẽ được lặp lại nhiều lần.
  3. Trong đệ quy, lời giải của một bài toán phụ thuộc vào lời giải của các trường hợp nhỏ hơn cả cùng một bài toán.
  4. Đệ quy là cách gọi khác của lặp.

2 CÔNG THỨC TRUY HỒI 

LÀM VIỆC NHÓM 

Nhiệm vụ: Tìm hiểu một dãy số nổi tiếng để phát hiện các đặc điểm tương tự giữa các công thức này và khái niệm đệ quy. 

Nhóm 1 

Tìm hiểu dãy số Fibonacci 

Nhóm 2 

Tìm hiểu dãy số Lucas 

Nhóm 3 

Tìm hiểu dãy số Pell 

  1. Dãy số Fibonacci

Là dãy số được phát hiện từ rất lâu và hiện nay phổ biến ở khắp các lĩnh vực khác nhau của khoa học.  

Dãy được định nghĩa như sau: 

F0 = 0, F1 = 1 

Fn = Fn – 1 + Fn – 2 với n > 1 

Đẳng thức a) được gọi là điều kiện ban đầu, hay cơ sở của dãy.  

Công thức b) được gọi là công thức truy hồi hay công thức đệ quy của dãy. 

  1. Dãy số Lucas

Định nghĩa của dãy số giống với dãy số Fibonacci. 

L0 = 2, L1 = 1 

Ln = Ln – 1 + Ln – 2 với n > 1 

Công thức truy hồi của dãy số Lucas hoàn toàn giống với dãy Fibonacci. 

Phần tử ban đầu của dãy khác với dãy Fibonacci. 

  1. Dãy số Pell

Dãy số Pell được định nghĩa như sau: 

P0 = 0, P1 = 1 

Pn = 2Pn – 1 + Pn – 2 với n > 1 

Gắn liền với tính gần đúng của √2  

Là dãy các mẫu số của dãy các phân số tối giản có giới hạn là √2 

KẾT LUẬN 

Tất cả các công thức truy hồi đều có hai phần: 

  • Phần cơ sở 
  • xác định các giá trị ban đầu 
  • Phần truy hồi 
  • để tính các phần tử tiếp theo 

Tất cả các dãy số được định nghĩa thông qua công thức truy hồi chính là được định nghĩa bằng khái niệm đệ quy. 

Giữ nguyên nhóm, tiếp tục thảo luận để hoàn thành các bài tập trong phần Câu hỏi: 

Em hãy xác định phần cơ sở và phần đệ quy của n! và x^n 

n! = 

1                  nếu n = 0 hoặc n = 1 

n × (n – 1)!  nếu n > 1 

> Phần cơ sở: 0! = 1, 1! = 1. 

Phần đệ quy: n! = n × (n - 1)! 

x^n = 

1                  nếu n > 0 

n × x^n −1      nếu n > 0 

> Phần cơ sở: x0 = 1 

Phần đệ quy: xn = x × xn - 1 

3 HÀM ĐỆ QUY 

Hoạt động 3 

Tìm hiểu và thiết lập hàm đệ quy 

Bạn An được yêu cầu viết các hàm đệ quy cho các bài toán sau: 

  • Viết một hàm có chức năng in ra các số đếm ngược từ n xuống 1.  
  • Viết hàm tính số Fibonacci thứ n.  

Bạn An đã viết các hàm giải hai bài toán trên như sau: 

Chương trình 1. 

def countdown(n): 

    print(n) 

    countdown(n – 1) 

Chương trình 2. 

def Fibonacci(n): 

      return Fibonacci(n - 1) + Fibonacci(n – 2) 

Các hàm trên của bạn An có đúng không? 

Cả hai chương trình của bạn An viết đều lỗi: 

Chương trình 1 

Hàm của chương trình 1 sẽ bị lặp vô hạn lần → để sửa cần thêm các lệnh điều khiển dừng. 

def countdown(n): 

    if n > 0: 

       print(n) 

       countdown(n – 1) 

    else: 

        return 

(Lưu ý: các lệnh tại dòng 5, 6 có thể có hoặc không)   

Chương trình 2 

Lỗi gọi đệ quy vô hạn và chưa thiết lập được giá trị ban đầu của dãy Fibonacci. 

Có thể sửa lại ngắn gọn như sau: 

def Finbonacci(n): 

    if n == 0: 

       return 0 

    elif n == 1: 

        return 1 

    else: 

        return Fibonacci (n – 1) + Fibonacci(n – 2) 

KẾT LUẬN 

... 

Giáo án powerpoint chuyên đề Tin học 11 Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint chuyên đề Tin học 11 Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Đang liên tục cập nhật....

=> Giáo án tin học 11 theo định hướng khoa học máy tính kết nối tri thức

Từ khóa: Giáo án powerpoint chuyên đề khoa học máy tính 11 kết nối tri thức, GA chuyên đề trình chiếu tin học máy tính 11 kết nối tri thức, GA điện tử CĐHT tin học 11 định hướng khoa học máy tính KNTT, bài giảng điện tử tin học KHMT 11 KNTT

Tài liệu giảng dạy môn Tin học THPT

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay