Kênh giáo viên » Tin học 11 » Giáo án powerpoint Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint Tin học 11 định hướng theo khoa học máy tính sách kết nối tri thức. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn Tin học 11 kết nối tri thức của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án powerpoint Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

CHÀO MỪNG CÁC EM

ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!

Em hãy chỉ ra một số công việc mà hệ điều hành thực hiện.

Em hãy chỉ ra một số công việc mà hệ điều hành thực hiện.

Gợi ý:

  • Khởi động và kiểm soát mọi hoạt động của máy tính.
  • Quản lí các tài khoản người dùng máy tính.
  • Quản lí các phần mềm ứng dụng và các tệp dữ liệu.
  • Hỗ trợ sao lưu dữ liệu, phòng chống virus.

CHỦ ĐỀ 1: MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC

BÀI 1: HỆ ĐIỀU HÀNH

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Lịch sử phát triển của hệ điều hành máy tính cá nhân

Đọc Hoạt động 1 SGK trang 5 và nêu 5 nhóm chức năng chính của hệ điều hành máy tính.

Theo em, nhóm chức năng nào thể hiện rõ nhất đặc thù của hệ điều hành máy tính cá nhân?

5 nhóm chức năng của hệ điều hành các loại máy tính:

  • Quản lí thiết bị.
  • Quản lí việc lưu trữ dữ liệu.
  • Là môi trường để chạy các ứng dụng.
  • Cung cấp môi trường giao tiếp với người sử dụng.
  • Cung cấp một số tiện ích giúp nâng cao hiệu quả sử dụng máy tính.

Thể hiện rõ nhất đặc thù của hệ điều hành máy tính cá nhân.

Khuynh hướng phát triển của máy tính cá nhân là sự thân thiện, dễ dùng và tăng cường các tiện ích cá nhân.

Giao diện đồ họa, cơ chế "plug & play" và trong thiết bị di động có rất nhiều tiện ích cá nhân là sự thể hiện của khuynh hướng này.

Thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin trong SGK và thực hiện nhiệm vụ:

  • Kể tên một số phiên bản quan trọng đánh dấu cột mốc phát triển của Windows.
  • LINUX có nguồn gốc từ hệ điều hành nào? Mức độ phổ biến của hệ điều hành LINUX được thể hiện như thế nào?

Hệ điều hành Windows

Một số phiên bản quan trọng đánh dấu cột mốc phát triển của Windows:

Phiên bản 1: phát hành năm 1985.

Phiên bản 3:

bắt đầu có khả năng đa nhiệm, có một số tính năng mới về giao diện và khả năng làm việc với mạng.

Windows 95:

là phiên bản đầu tiên tích hợp trực tiếp các tính năng cơ bản của hệ điều hành.

Windows XP:

là một trong các hệ điều hành thành công nhất của Microsoft với số người sử dụng rất lớn.

Nhóm Windows 7 (2009), Windows 8 (2012), Windows 10 (2015) và Windows 11 (2021).

Cho đến nay, Windows XP vẫn được nhiều người tin dùng.

Windows hầu như thống trị thị trường hệ điều hành máy tính cá nhân.

Windows 11 là hệ điều hành mới nhất của Microsoft tính đến 10/2021

  1. b) Hệ điều hành LINUX
  • Có nguồn gốc từ hệ điều hành UNIX.
  • LINUX được cộng đồng người dùng đánh giá cao và được sử dụng rộng rãi, không chỉ dùng cho máy tính cá nhân mà còn cho các máy chủ và thiết bị nhúng.

Câu hỏi

Câu 1: Nêu các nhóm chức năng chính của hệ điều hành.

  • Quản lí thiết bị.
  • Quản lí việc lưu trữ dữ liệu.
  • Là môi trường để chạy các ứng dụng.
  • Cung cấp môi trường giao tiếp với người sử dụng.
  • Cung cấp một số tiện ích giúp nâng cao hiệu quả sử dụng máy tính.

Câu 2: Nêu các đặc điểm cơ bản của hệ điều hành máy tính cá nhân.

  • Thân thiện, dễ dùng.
  • Thường có nhiều tiện ích cá nhân.
  1. Hệ điều hành cho thiết bị di động

Đọc thông tin mục 2 SGK trang 8 và thảo luận cặp đôi, thực hiện nhiệm vụ:

  • Nêu đặc trưng của hệ điều hành thiết bị di động.
  • Em hãy chỉ ra một số khác biệt của hệ điều hành cho thiết bị di động so với hệ điều hành cho máy tính cá nhân.
  • Kể tên một số hệ điều hành phổ biến cho thiết bị di động.

3 đặc trưng quan trọng nhất của hệ điều hành thiết bị di động:

Không chỉ dùng để nghe, gọi mà còn được trang bị rất nhiều tiện ích cá nhân.

Khả năng kết nối mạng không dây.

Giao diện tiện lợi nhờ tích hợp nhiều cảm biến.

Một số khác biệt của hệ điều hành cho thiết bị di động so với hệ điều hành cho máy cá nhân:

Giao diện đặc biệt thân thiện nhờ nhận dạng hành vi của người dùng thông qua các cảm biến.

Dễ dàng kết nối mạng di động.

Nhiều tiện ích hỗ trợ cá nhân.

Một số khác biệt của hệ điều hành cho thiết bị di động so với hệ điều hành cho máy cá nhân:

Giao diện đặc biệt thân thiện nhờ nhận dạng hành vi của người dùng thông qua các cảm biến.

Dễ dàng kết nối mạng di động.

Nhiều tiện ích hỗ trợ cá nhân.

Một số hệ điều hành phổ biến cho thiết bị di động

Thảo luận theo nhóm 3 HS, hoàn thành Câu hỏi (SGK - tr8)

Câu 1: Vì sao hệ điều hành di động ưu tiên cao cho giao tiếp thân thiện và kết nối mạng di động?

Thiết bị di động phổ biến vì có nhiều tiện ích. Tính thân thiện, dễ dùng là yêu cầu hàng đầu để người dùng có thể sử dụng phổ cập.

Việc di chuyển theo người khiến thiết bị di động cần có khả năng kết nối trực tiếp với Internet ở bất cứ nơi nào qua công nghệ 3G, 4G, 5G... kết nối wifi hay bluetooth trong phạm vi hẹp.

Câu 2: Kể tên ba tiện tích thường có trên thiết bị di động và chức năng của nó?

Gọi, nhắn tin kết hợp với quản lí danh bạ

Chụp ảnh, quay phim

Gửi thư điện tử

  1. Quan hệ giữa hệ điều hành, phần cứng và phần mềm ứng dụng

Em hãy trả lời câu hỏi trong Hoạt động 3 (SGK - tr.9):

  • Có hay không trường hợp phần mềm chạy trên một thiết bị không có hệ điều hành?
  • Khi nào cần phải có hệ điều hành?
  • Có nhiều thiết bị được điều khiển bởi các bộ vi xử lí, cài sẵn chương trình ghi trong bộ nhớ ROM, bật lên là chạy không cần hệ điều hành.
  • Ví dụ hệ thống điều khiển lò vi sóng:
  • Thiết bị xử lí thông tin đa năng để thực hiện được nhiều ứng dụng khác nhau cần có hệ điều hành.
  • Quan sát sơ đồ mối quan hệ giữa phần cứng, phần mềm ứng dụng và hệ điều hành dưới đây, đọc thông tin mục 3 SGK để thực hiện nhiệm vụ:
  • Chỉ ra mối quan hệ giữa phần mềm ứng dụng, phần cứng và hệ điều hành.
  • Từ đó, em hãy rút ra vai trò của hệ điều hành.

 

Mối quan hệ giữa phần mềm ứng dụng, phần cứng và hệ điều hành:

Phần mềm ứng dụng khai thác phần cứng với sự trung gian của hệ điều hành. Hệ điều hành cùng phần cứng tạo ra một máy ảo, mà người dùng có thể sử dụng với một giao diện thuận lợi.

Vai trò của hệ điều hành:

Hệ điều hành là môi trường để phần mềm ứng dụng khai thác hiệu quả phần cứng.

Thảo luận theo nhóm đôi, hoàn thành Câu hỏi (SGK - tr.9)

Câu 1: Nêu lí do thiết bị xử lí đa năng cần có hệ điều hành.

Để chạy được nhiều ứng dụng khác nhau, cần có phương tiện quản lí lưu trữ các phần mềm và dữ liệu, đặc biệt khi chạy nhiều ứng dụng; đồng thời cần phải phối hợp thiết bị một cách hiệu quả cũng như cần có giao diện làm việc của người sử dụng.

=> Cần có một phần mềm đóng vai trò làm môi trường chung để chạy các ứng dụng khác nhau.

Câu 2: Nêu mối quan hệ giữa phần cứng, phần mềm ứng dụng và hệ điều hành.

Hệ điều hành cung cấp các dịch vụ sử dụng phần cứng, các chương trình ứng dụng khai thác phần cứng qua các dịch vụ của hệ điều hành.

TRÒ CHƠI

Câu 1: Quá trình hình thành và phát triển của hệ điều hành máy tính cá nhân có liên quan chặt chẽ đến tiêu chí nào sau đây?

  • Có nhiều tiện ích nâng cao
  • Sự thân thiện, dễ sử dụng
  • Điều khiển một cách tự động
  • Tất cả đáp án trên

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • Cơ chế "plug & play" giúp hệ điều hành nhận biết các thiết bị ngoại vi ngay khi khởi động máy.
  • Giao diện đồ họa có tính trực quan, giúp người dùng giao tiếp với máy tính dễ dàng.
  • Một số hệ điều hành đã hỗ trợ giao tiếp bằng giọng nói.
  • Tất cả đáp án trên

Câu 3: Cơ chế "plug & play" lần đầu tiên được sử dụng ở phiên bản nào của Windows?

  • Windows 95
  • Phiên bản 1
  • Phiên bản 3
  • Windows XP

Câu 4: Hệ điều hành LINUX có nguồn gốc từ hệ điều hành nào dưới đây?

  • Windows XP
  • UNIX
  • Android
  • iOS

Câu 5: Đặc trưng quan trọng của hệ điều hành cho thiết bị di động là:

  • Không chỉ dùng để nghe, gọi mà còn được trang bị rất nhiều tiện ích cá nhân.
  • Khả năng kết nối mạng không dây.
  • Giao diện tiện lợi nhờ tích hợp nhiều cảm biến.
  • Tất cả đáp án trên

LUYỆN TẬP

Bài 1: Em hiểu thế nào về tính thân thiện của hệ điều hành?

Gợi ý

Tính thân thiện thể hiện ở sự phù hợp với các quan niệm thông thường (ví dụ đối tượng thể hiện bằng biểu tượng, xóa tệp thể hiện bằng cách kéo vào biểu tượng thùng rác), dễ thao tác, dễ học.

Bài 2: Hệ điều hành cung cấp môi trường giao tiếp với người sử dụng như thế nào? Môi trường giao tiếp đó thể hiện như thế nào trên hệ điều hành Windows?

Gợi ý

Một vài phương tiện chính trên Windows gồm có:

  • Các biểu tượng, cửa sổ, con trỏ điều khiển được bằng chuột để chỉ định các đối tượng làm việc.
  • Tổ chức lưu trữ dữ liệu hay phần mềm trong các thư mục.
  • Khởi động các ứng dụng bằng cách nháy đúp chuột vào biểu tượng ứng dụng.

Bài 1: Em hãy tìm hiểu xem ngoài máy tính còn có thiết bị gia dụng nào sử dụng hệ điều hành không?

Bài 2: Thực ra, LINUX là hệ điều hành có nguồn gốc từ hệ điều hành UNIX. Hãy tìm hiểu lịch sử của hệ điều hành LINUX để biết thêm về hệ điều hành UNIX.

Gợi ý về nhà tìm hiểu

Truy cập Internet để tham khảo thông tin theo địa chỉ: https://vi.wikipedia.org/wiki/Unix

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn tập kiến thức đã học

Hoàn thành bài tập vận dụng và bài tập trong SBT

Chuẩn bị bài sau - Bài 2: Thực hành sử dụng hệ điều hành

CẢM ƠN CÁC EM

ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!

 

Giáo án powerpoint Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Tin học 11 Định hướng khoa học máy tính kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án tin học 11 theo định hướng khoa học máy tính kết nối tri thức

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: Giáo án powerpoint Tin học định hướng theo khoa học máy tính 11 kết nối tri thức, GA trình chiếu Tin học 11 định hướng theo khoa học máy tính kết nối tri thức, GA điện tử Tin học 11 KNTT, bài giảng điện tử khoa học máy tính 11 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy môn Tin học THPT

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay