Kênh giáo viên » Tin học 11 » Giáo án kì 2 Tin học Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức

Giáo án kì 2 Tin học Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức

Có đủ giáo án word + PPT kì 2 Tin học Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức. Giáo án word đầy đủ chi tiết, Giáo án PPT hấp dẫn, lấy về chỉ việc trình chiếu và dạy. Với bộ giáo án cả năm gồm kì 1 + kì 2 Tin học Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức. Tin rằng: việc dạy sẽ đạt hiệu quả cao và trở nên nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 Tin học Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 Tin học Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 Tin học Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 Tin học Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 Tin học Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 Tin học Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 Tin học Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 Tin học Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

I. GIÁO ÁN KÌ 2 TIN HỌC KHOA HỌC MÁY TÍNH 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC

  • Giáo án Tin học 11 định hướng KHMT Kết nối bài 1 Hệ điều hành
  • Giáo án Tin học 11 định hướng KHMT Kết nối bài 2 Thực hành sử dụng hệ điều hành
  • Giáo án Tin học 11 định hướng KHMT Kết nối bài 3 Phần mềm nguồn mở và phần mềm internet
  • Giáo án Tin học 11 định hướng KHMT Kết nối bài 4 Bên trong máy tính
  • Giáo án Tin học 11 định hướng KHMT Kết nối bài 5 Kết nối máy tính với các thiết bị số

CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

  • Giáo án Tin học 11 định hướng KHMT Kết nối bài 6 Lưu trữ và chia sẻ tệp tin trên internet
  • Giáo án Tin học 11 định hướng KHMT Kết nối bài 7 Thực hành tìm kiếm thông tin trên internet
  • Giáo án Tin học 11 định hướng KHMT Kết nối bài 8 Thực hành nâng cao sử dụng thư điện tử và mạng xã hộ

CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

  • Giáo án Tin học 11 định hướng KHMT Kết nối bài 9 Giao tiếp an toàn trên internet

CHỦ ĐỀ 4. GIỚI THIỆU CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU

  • Giáo án Tin học 11 định hướng KHMT Kết nối bài 10 Lưu trữ dữ liệu và khai thác thông tin phục vụ và quản lí
  • Giáo án Tin học 11 định hướng KHMT Kết nối bài 11 Cơ sở dữ liệu
  • Giáo án Tin học 11 định hướng KHMT Kết nối bài 12 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hệ cơ sở dữ liệu
  • Giáo án Tin học 11 định hướng KHMT Kết nối bài 13 Cơ sở dữ liệu quan hệ
  • Giáo án Tin học 11 định hướng KHMT Kết nối bài 14 SQL - Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc
  • Giáo án Tin học 11 định hướng KHMT Kết nối bài 15 Bảo mật và an toàn hệ cơ sở dữ liệu

CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

  • Giáo án Tin học 11 định hướng KHMT Kết nối bài 16 Công việc quản trị cơ sở dữ liệu

CHỦ ĐỀ 6. KĨ THUẬT LẬP TRÌNH

  • Giáo án Tin học 11 định hướng KHMT Kết nối bài 17 Dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
  • Giáo án Tin học 11 định hướng KHMT Kết nối bài 18 Thực hành mảng một chiều và hai chiều
  • Giáo án Tin học 11 định hướng KHMT Kết nối bài 19 Bài toán tìm kiếm
  • Giáo án Tin học 11 định hướng KHMT Kết nối bài 20 Thực hành bài toán tìm kiếm
  • Giáo án Tin học 11 định hướng KHMT Kết nối bài 21 Các thuật toán sắp xếp đơn giản
  • Giáo án Tin học 11 định hướng KHMT Kết nối bài 22 Thực hành bài toán sắp xếp
  • Giáo án Tin học 11 định hướng KHMT Kết nối bài 23 Kiếm thử và đánh giá chương trình
  • Giáo án Tin học 11 định hướng KHMT Kết nối bài 24 Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán
  • Giáo án Tin học 11 định hướng KHMT Kết nối bài 25 Xác định độ phức tạp thời gian thuộc toán
  • Giáo án Tin học 11 định hướng KHMT Kết nối bài 26 Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình
  • Giáo án Tin học 11 định hướng KHMT Kết nối bài 27 Thực hành thiết kế chương trình theo phương pháp làm mịn dần
  • Giáo án Tin học 11 định hướng KHMT Kết nối bài 28 Thiết kế chương trình theo mô đun
  • Giáo án Tin học 11 định hướng KHMT Kết nối bài 29 Thực hành thiết kế chương trình theo modun
  • Giáo án Tin học 11 định hướng KHMT Kết nối bài 30 Thiết lập thư viện cho chương trình
  • Giáo án Tin học 11 định hướng KHMT Kết nối bài 31 Thực hành thiết lập thư viện cho chương trình

=> Xem nhiều hơn: Giáo án khoa học máy tính 11 kết nối tri thức đủ cả năm

II. GIÁO ÁN WORD TIN HỌC KHOA HỌC MÁY TÍNH 11 KÌ 2 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Word bài: CÁC THUẬT TOÁN SẮP XẾP ĐƠN GIẢN

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 21: CÁC THUẬT TOÁN SẮP XẾP ĐƠN GIẢN

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Biết và thực hiện được một số thuật toán sắp xếp đơn giản.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe, tự giác học tập và hoàn thành nhiệm vụ; tích cực tham gia các hoạt động học tập trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tế, phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa Tin học với các môn học khác.

Năng lực riêng:

  • Biết và thực hiện được một số thuật toán sắp xếp đơn giản.
  • Thực hiện được các thuật toán và chương sắp xếp đơn giản như sắp xếp chèn, sắp xếp chọn và sắp xếp nổi bọt.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm, tính cẩn thận khi làm việc nhóm, phẩm chất làm việc chăm chỉ, chuyên cần để hoàn thành một nhiệm vụ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh:
  • SGK, SBT Tin học 11, vở ghi chép.
  • Tài liệu, thiết bị có liên quan đến nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: HS biết được về bài toán sắp xếp các phần tử của một danh sách theo thứ tự (tăng dần hoặc giảm dần) và ý nghĩa của việc sắp xếp trong bài toán tìm kiếm.
  3. b) Nội dung: GV tổ chức trả lời câu hỏi ở phần Mở đầu, thông qua đó làm quen với các thuật toán sắp xếp đơn giản.
  4. c) Sản phẩm: Dựa vào kiến thức của bản thân, HS thực hiện yêu cầu GV đưa ra.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV dẫn dắt, đặt vấn đề cho HS: Bài học trước cho em thấy việc tìm kiếm trên một dãy đã sắp xếp nhanh hơn so với việc tìm kiếm tuần tự. Vì vậy bài toán tìm kiếm liên quan mật thiết đến bài toán sắp xếp. Bài toán sắp xếp cơ bản có dạng như sau:

Cho dãy A gồm n phần tử:

A[0], A[1],…, A[n-1]                (1)

Cần sắp xếp dãy theo thứ tự tăng dần:

A[0] ≤ A[1] ≤ … ≤ A[n-1]         (2)

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời: Em hãy trình bày ý tưởng của mình để giải bài toán sắp xếp với dãy có bốn phần tử.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV gọi đại diện một số HS trả lời.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét câu trả lời của HS. Trên cơ sở đó, GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Bài 21: Các thuật toán sắp xếp đơn giản.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về thuật toán sắp xếp chèn

  1. a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được ý tưởng và các bước thực hiện của thuật toán sắp xếp chèn.
  2. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK và nêu được ý tưởng của thuật toán sắp xếp chèn.
  3. c) Sản phẩm: HS nêu được ý tưởng và các bước thực hiện của thuật toán sắp xếp chèn.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề theo Hoạt động 1 trang 99 SGK: Quan sát sơ đồ mô phỏng, trao đổi, thảo luận về ý tưởng chính của thuật toán sắp xếp chèn.

- GV chiếu sơ đồ các bước thực hiện thuật toán sắp xếp chèn (hình 21.1) cho HS quan sát.

- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ mô phỏng và trả lời các câu hỏi sau:

+ So sánh số bước lặp với độ dài của dãy số ban đầu.

+ Vị trí xuất phát của mũi tên màu đỏ có quan hệ gì với chỉ số bước lặp?

+ Khi kết thúc lặp ta thu được kết quả gì?

- Trên cơ sở kiến thức vừa nêu, GV yêu cầu HS nêu ý tưởng chính của thuật toán sắp xếp chèn.

- GV giới thiệu hai cách mô tả thuật toán sắp xếp chèn trên thực tế.

- Dựa vào ví dụ vừa nêu ở Hoạt động 1, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi củng cố trang 100 SGK:

+ Câu 1: Mô phỏng chi tiết các bước lặp sắp xếp chèn dãy A = [5, 0, 4, 2, 3].

+ Câu 2: Nếu dãy ban đầu đã được sắp xếp thì thuật toán sắp xếp chèn sẽ thực hiện như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS thảo luận nhóm, đọc SGK và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- Đại diện nhóm HS trình bày.

*Câu hỏi củng cố trang 100 SGK:

+ Câu 1: Mô tả thuật toán sắp xếp chèn với dãy [5, 0, 4, 2, 3] có thể như sau:

Bước 1. Chèn phần tử 0 vào trước 5, dãy thu được: [0, 5, 4, 2, 3]

Bước 2. Chèn phần tử 4 vào trước 5, thu được: [0, 4, 5, 2, 3]

Bước 3. Chèn phần tử 2 vào trước 4, thu được:  [0, 2, 4, 5, 3].

Bước 4. Chèn phần tử 3 vào trước 4, thu được: [0, 2, 3, 4, 5].

+ Câu 2: Nếu dãy ban đầu đã được sắp xếp đúng thì tại mỗi bước duyệt không cần thực hiện thao tác "chèn" nữa vì A[i] đã ở đúng vị trí rồi. Do vậy, thuật toán sắp xếp chèn sẽ không thực hiện bất cứ thao tác gì trên dãy đã cho.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của HS.

1. Thuật toán sắp xếp chèn

- Ý tưởng của thuật toán sắp xếp chèn là thực hiện vòng lặp duyệt từ phần tử thứ hai đến cuối dãy. Sau mỗi bước lặp phần tử tương ứng sẽ được chèn vào vị trí đúng của dãy con đã sắp xếp là các phần tử phía trước vị trí đang duyệt.

- Thuật toán sắp xếp chèn có thể mô tả bằng hàm InsertSort(A) như sau:

1 deft InsertionSort(A):

2        n = len(A)

3        for i in range(1,n):

4                  value = A[i]

5                   j = i – 1

6                  while j >= 0 and A[j] > value:

7                             A[j+1] = A[j]

8                             j = j – 1

9                  A[j+1] = value

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về thuật toán sắp xếp chọn

  1. a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được ý tưởng và các bước thực hiện của thuật toán sắp xếp chọn.
  2. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK và nêu được ý tưởng của thuật toán sắp xếp chọn.
  3. c) Sản phẩm: HS nêu được ý tưởng và các bước thực hiện của thuật toán sắp xếp chọn.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề theo Hoạt động 2 trang 100 SGK: Quan sát sơ đồ mô phỏng, trao đổi, thảo luận về ý tưởng chính của thuật toán sắp xếp chọn.

- GV chiếu sơ đồ các bước thực hiện thuật toán sắp xếp chọn (hình 21.2) cho HS quan sát.

- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ mô phỏng và trả lời các câu hỏi sau:

Xét dãy A = [5, 3, 9, 7, 2]. Sơ đồ sau mô phỏng các bước thực hiện thuật toán sắp xếp chọn. Quan sát sơ đồ và trả lời các câu hỏi sau:

1) Có bao nhiêu vòng lặp? Chỉ số i bắt đầu bằng bao nhiêu?

2) Tại mỗi vòng lặp đều có một thao tác đổi chỗ hai phần tử, đó là các phần tử nào?

3) Khi kết thúc vòng lặp ta thu được kết quả gì?

- Trên cơ sở kiến thức vừa nêu, GV yêu cầu HS nêu ý tưởng chính của thuật toán sắp xếp chọn.

- Dựa vào ví dụ vừa nêu ở Hoạt động 2, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi củng cố trang 102 SGK:

+ Câu 1: Thực hiện mô phỏng sắp xếp theo thuật toán sắp xếp chọn dãy sau: 4, 5, 2, 1, 3.

+ Câu 2: Theo thuật toán sắp xếp chọn, sau mỗi bước thứ i thì các phần tử A[0], A[1],…,A[i] đã được sắp xếp đúng. Đúng hay sai?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS thảo luận nhóm, đọc SGK và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- Đại diện nhóm HS trình bày.

*Câu hỏi củng cố trang 102 SGK

+ Câu 1: Mô tả tường minh thuật toán sắp xếp chọn với dãy [4, 5, 2, 1, 3]. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1. Tìm phần tử nhỏ nhất bên phải 4, số đó là 1, đổi chỗ cho 4. Dãy thu được [1, 5, 2, 4, 3].

Bước 2. Tìm phần tử nhỏ nhất bên phải 5, số đó là 2, đổi chỗ cho 5. Dãy thu được [1, 2, 5, 4, 3].

Bước 3. Tìm phần tử nhỏ nhất bên phải 5, số đó là 3, đổi chỗ cho 5. Dãy thu được [1, 2, 3, 4, 5].

Bước 4. Tìm phần tử nhỏ nhất bên phải 4, không tìm thấy. Dãy thu được [1, 2, 3, 4, 5].

+ Câu 2: Đúng. Sau mỗi bước thứ i thì dãy con A[0], A[1],…,A[i] đã được sắp xếp đúng.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của HS.

2. Thuật toán sắp xếp

- Thuật toán sắp xếp chọn thực hiện một vòng lặp với chỉ số i chạy từ 0 (phần tử đầu tiên) đến n – 2 (phần tử gần cuối). Tại mỗi bước lặp, chọn phần tử nhỏ nhất nằm trong dãy A[i], A[i+1],…,A[n – 1] và đổi chỗ phần tử này với A[i].

- Thuật toán sắp xếp chọn có thể được mô tả bằng hầm SelectionSort(A) như sau:

1 def SelectionSort(A):

2        n = len(A)

3        for i in range(n-1):

4                   iMin = i

5                   for j in range(i+1,n):

6                             if A[j] < A[iMin]:

7                                       iMin = j

8                  A[i],A[iMin] = A[iMin],A[i]

 

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu về thuật toán sắp xếp nổi bọt

  1. a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được ý tưởng và các bước thực hiện của thuật toán sắp xếp nổi bọt.
  2. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK và nêu được ý tưởng của thuật toán sắp xếp nổi bọt.
  3. c) Sản phẩm: HS nêu được ý tưởng và các bước thực hiện của thuật toán sắp xếp nổi bọt.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề theo Hoạt động 3 trang 102 SGK: Cùng trao đổi, thảo luận về các ý tưởng của thuật toán sắp xếp nổi bọt.

- GV chiếu sơ đồ các bước thực hiện thuật toán sắp xếp nổi bọt (hình 21.3) cho HS quan sát.

- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ mô phỏng và trả lời các câu hỏi sau:

+ Nêu ý tưởng chính của thuật toán sắp xếp nổi bọt.

- Trên cơ sở kiến thức vừa nêu, GV yêu cầu HS nêu ý tưởng chính của thuật toán sắp xếp nổi bọt.

- Dựa vào ví dụ vừa nêu ở Hoạt động 3, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi củng cố trang 103 SGK:

+ Câu 1: Mô tả các bước thuật toán sắp xếp nổi bọt của dãy A = [4, 3, 1, 2].

+ Câu 2: Khi nào thì các mũi tên ở tất cả các bước trong sơ đồ mô phỏng thuật toán sắp xếp nổi bọt đều có màu đỏ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS thảo luận nhóm, đọc SGK và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- Đại diện nhóm HS trình bày.

+ Câu 1: Mô tả các bước thuật toán sắp xếp nổi bọt của dãy A = [4, 3, 1, 2].

Pha 1. Duyệt một lượt từ trái sang phải, nấu hai phần tử cạnh nhau xếp không đúng thì đổi vị trí, cuối cùng thu được dãy [3, 1, 2, 4].

Pha 2. Làm lại tương tự bước trên, nhưng chỉ duyệt 3 phần tử, thu được dãy [1, 2, 3, 4].

Pha 3. Không cần đổi chỗ vì 1, 2 đã sắp xếp đúng vị trí.

+ Câu 2: Trong sơ đồ như hình 21.3 trong SGK, nếu dãy ban đầu sắp xếp theo thứ tự giảm dần thì ở tất cả các bước đều có màu đỏ trong sơ đồ.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của HS.

- GV tổng kết kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở.

3. Thuật toán sắp xếp nổi bọt

- Thuật toán sắp xếp nổi bọt thực hiện nhiều vòng lặp, kiểm tra hai phần tử cạnh nhau, nếu chúng chưa sắp xếp đúng thì đổi chỗ. Có nhiều cách thể hiện thuật toán này, nhưng cách thường sử dụng hai vòng lặp lồng nhau, vòng lặp trong thực hiện thao tác đổi chỗ hai phần tử cạnh nhau cho đến khi dãy được sắp xếp xong.

- Thuật toán sắp xếp nổi bọt được mô tả bằng hàm BubbleSort(A) như sau:

1 def BubbleSort(A):

2        n = len(A)

3        for i in range(n-1):

4                   for j in range(n-1-i):

5                             if A[j] > A[j+1]:

6          A[j],A[j+1]=A[j+1],A[j]

 

=> Xem nhiều hơn: 

III. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ TIN HỌC KHOA HỌC MÁY TÍNH 11 KÌ 1 KẾT NỐI TRI THỨC

 Giáo án powerpoint bài: BẢO MẬT VÀ AN TOÀN HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU

CHÀO MỪNG CÁC EM
ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Cần phải làm gì để đảm bảo an ninh, an toàn cho các hệ CSDL?

Mỗi hệ CSDL đều được xây dựng với mục đích xác định nhằm phục vụ một hệ thống quản lí như hệ thống bán vé máy bay, đặt chỗ khách sạn, quản lí bệnh án ở bệnh viện, quản lí kết quả học tập, quản lí website mạng xã hội,… Từng có nhiều thông tin về việc những khối lượng lớn dữ liệu bị đánh cắp, những tài khoản người dùng mạng xã hội bị gán những phát biểu sai trái,… Tình trạng này xảy ra một phần do các hệ CSDL liên quan chưa được bảo vệ đủ tốt.

Để đảm bảo an toàn, an ninh

Triển khai bảo mật vật lí.

Tách biệt máy chủ CSDL.

Thiết lập máy chủ proxy HTTPS.

Tránh sử dụng các cổng mạng mặc định.

BÀI 15: BẢO MẬT VÀ AN TOÀN HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU

NỘI DUNG BÀI HỌC

01 Bảo mật hệ SCDL

02 Đảm bảo an toàn dữ liệu

01 BẢO MẬT HỆ CSDL

Hoạt động 1    Tổ chức phân quyền với website âm nhạc

Tất cả người dùng Internet đều có thể được tìm kiếm, được xem danh sách các bản nhạc theo tên bản nhạc, tên ca sĩ, tên nhạc sĩ mà không cần đăng nhập hệ thống. Ngoài ra, một số người dùng xác định có quyền nhập thêm dữ liệu về bản nhạc mới, nhạc sĩ mới và ca sĩ mới.

Theo em, cần phải tổ chức phân quyền truy cập CSDL như thế nào để đáp ứng các yêu cầu trên?

Việc lập danh sách và xác định quyền hạn các nhóm người dùng đối với hệ CSDL là công việc đầu tiên để Xây dựng chính sách bảo mật CSDL.

Quyền hạn của người dùng Internet với website âm nhạc

Tất cả người dùng đều có thể tìm kiếm, xem danh sách bản nhạc theo tên bản nhạc, tên ca sĩ, tên nhạc sĩ mà không cần đăng nhập hệ thống.

Một số người dùng có quyền nhập thêm dữ liệu bản nhạc mới, nhạc sĩ mới, ca sĩ mới.

  • Cần chia người dùng thành các nhóm khác nhau và cấp quyền truy cập khác nhau:

Nhóm

Nhóm 1: Người dùng chỉ có quyền tìm kiếm, xem các dữ liệu đã có.

Nhóm 2: Người dùng có quyền thêm mới dữ liệu, nhưng không có quyền xóa, sửa dữ liệu.

Nhóm 3: Người dùng có quyền sửa, xóa dữ liệu nhưng không có quyền sửa cấu trúc dữ liệu.

Nhóm 4: Người dùng có toàn quyền.

Thảo luận nhóm: Đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi:

  • Nếu tất cả người dùng đều có quyền thêm, xóa, sửa dữ liệu thì sẽ xảy ra tình huống gì?
  • Nhóm người dùng nào là những người tham gia quản lí website?
  • Một chính sách bảo mật toàn diện bao gồm những gì?
  • Nếu tất cả người dùng đều có quyền thêm, xóa, sửa dữ liệu thì có thể mất hết dữ liệu hay là dữ liệu không còn đáng tin cậy.
  • Người dùng trong các nhóm 2, 3, 4 là những người dùng tham gia quản lí website.

Chính sách bảo mật toàn diện

  • Quy định về ý thức và trách nhiệm của người dùng đối với tài khoản của mình và dữ liệu trong CSDL.
  • Quy định về tổ chức đảm bảo an ninh mạng cùng với hệ thống phần cứng và phần mềm cụ thể.
  • Danh sách các nhóm người dùng và danh sách tài khoản truy xuất CSDL với quyền hạn tương ứng.

=> Xem nhiều hơn: 

Giáo án kì 2 Tin học Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 Tin học Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án tin học 11 theo định hướng khoa học máy tính kết nối tri thức

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: giáo án tin học khoa học máy tính 11 kết nối tri thức, tải giáo án tin học khoa học máy tính 11 KNTT đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 2 tin học khoa học máy tính 11 KNTT, tải giáo án word và điện tử khoa học máy tính 11 kì 2 KNTT

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay