Trắc nghiệm bài 1_Chủ đề 3: Nhân vật 3D từ dây thép

Mỹ thuật 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1_Chủ đề 3: Nhân vật 3D từ dây thép. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án powerpoint Mĩ thuật 6 chân trời sáng tạo

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1. Tạo hình nhân vật 3D cho phép chúng ta:

A. Thấy được đầy đủ hình dáng của nhân vật

B. Có thể quan sát được nhân vật trong không gian 3 chiều

C. Thấy hình dạng nhân vật trong không gian theo chiều ngang và chiều cao mà không thể hiện được không gian chiều sâu của đối tượng.

D. A và B

 

Câu 2. Việc đầu tiên cần làm khi muốn tạo ra một nhân vật 3D bằng dây thép là

A. Tạo hình nhân vật

B. Uốn khung theo nhân vật muốn tạo

C. Ước lượng chiều dài của dây thép

D. Vẽ phác họa chân dung nhân vật

 

Câu 3. Ngoài dây thép, vật liệu nào sau đây cũng có thể được sử dụng để tạo hình 3D?

A. Đất sét

B. Dây đồng

C. Ống hút

D. A và B

 

Câu 4. Các khuôn hình người từ dây thép có thể ứng dụng để:

A. Tạo thành nhiều nhân vật khác nhau, có tác dụng trang trí

B. Làm quà lưu niệm

C. Chỉ là một bài tập thực hành, không có nhiều ứng dụng

D. A và B

 

Câu 5. Trước khi tạo hình dáng người, cần chú ý đánh dấu những vị trí nào?

A. Đầu, thân người, tay, chân

B. Vị trí các khớp trên cơ thể như khớp vai, khuỷu tay, hông, đầu gối, cổ chân

C. Các vị trí ở phần thân trên như cổ, tay, hông

D. B và C

 

Câu 6. Mô hình người được tạo ra từ giấy và dây thép có thể diễn tả được:

A. Nhiều hoạt động, tư thế khác nhau của nhân vật

B. Cảm xúc của tác giả

C. Hoạt cảnh xung quanh nhân vật

D. Cả A, B, C

 

Câu 7. Alberto Giacometti là nhà điêu khắc người nước nào?

A. Anh

B. Thuỵ Điển

C. Thụy Sĩ

D. Hà Lan

 

Câu 8. Đặc trưng trong cách tạo hình của Alberto là gì?

A. Nhân vật ở trong các tư thể chuyển động, hoạt động khác nhau

B. Các tác phẩm điêu khắc này có hình thể người và khuôn mặt bị vuốt kéo dài

C. Bề mặt tác phẩm gồ ghề, xù xì

D. Cả A, B, C

 

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1. Khi thể hiện dáng người, cần chú ý điều gì?

A. Mối tương quan giữa tay chân đầu, thân người sao cho hài hòa, thuận mắt.

B. Vẽ được dáng người một cách đẹp nhất, hài hòa nhất, cân đối với mọi vật xung quanh.

C. Chép được dáng người giống với nguyên mẫu.

D. Mối tương quan giữa dáng người và các cảnh vật xung quanh.

 

Câu 2. Hình dạng của nhân vật phụ thuộc vào:

A. Khung nhân vật

B. Chất lượng giấy cuốn

C. Sự khéo léo của tác giả

D. A và B

 

Câu 3. Đâu không phải đặc điểm của kỹ thuật tạo hình nhân vật 3D từ dây thép?

A. Dễ uốn, vặn, tạo thành nhiều tư thế, dáng người khác nhau

B. Nhân vật được tạo ra không có sự cân đối, tỉ lệ bị sai lệch

C.Vẽ khung nhân vật trước khi uốn giúp định hình nhân vật cần tạo

D. Nên cuốn thêm dây thép ở phần thân để tạo hình được chắc chắn.

 

Câu 4. Trong tạo hình nhân vật 3D, dây thép (dây đồng) có tác dụng:

A. Định hình hình dáng nhân vật

B. Cố định các chi tiết trang trí

C. Giúp nhân vật có thể đứng được trên mặt phẳng

D. Giá đỡ nhân vật

 

Câu 5. Nói đến điêu khắc là nói đến:

A. trường phái ấn tượng

B. nghệ thuật phối cảnh

C. nghệ thuật 3 chiều

D A và C

 

Câu 6. Điêu khắc thuộc nhóm

A. Mỹ thuật tạo hình

B. Mỹ thuật ứng dụng

C. Đồ họa thiết kế

D. Thiết kế công nghiệp

 

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1. Ngoài dây thép và giấy, có thể tạo ra nhân vật 3D từ các chất liệu khác như:

A. Đất sét

B. Bóng bay

C. Vải

D. A và B

 

Câu 2. Các dáng nhân vật có thể tạo từ dây thép là

A. Đứng

B. Ngồi

C. Đi, chạy

D. Cả A, B, C

 

Câu 3. Kỹ thuật tạo hình nhân vật 3D trong bài được ứng dụng nhiều trong môn nghệ thuật nào?

A. Nhã nhạc dung đình

B. Kịch câm

C. Múa rối nước

D. Xiếc

 

Câu 4. Hiện nay, kỹ thuật dựng hình 3D được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực nào sau đây?

A. Giáo dục

B. Kiến trúc, xây dựng

C. Dệt may

D. Cả A, B, C

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1. Đâu không phải tên một tác phẩm điêu khắc của Alberto Giacometti?

A. The Chariot

B. The Walking Man

C. Tượng David

D. Quảng trường thành phố

 

Câu 2. Đâu không phải là một xu hướng trong điêu khắc thế giới?

A. Hiện thực

B. Biểu hiện

C. Tái hiện

D. Trừu tượng

 

Câu 3. Đâu không phải là một phương pháp tạo hình trong điêu khắc?

A. Tạc

B. Đúc

C. Hàn

D. Gò

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm mĩ thuật 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay