Giáo án powerpoint Mĩ thuật 6 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint Mĩ thuật 6 sách chân trời sáng tạo . Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn Mĩ thuật 6 Chân trời sáng tạo của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về mẫu Giáo án powerpoint Mĩ thuật 6 chân trời sáng tạo
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
1. VỀ BỘ SÁCH:
Mĩ thuật 6 - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Sách do Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Xuân Tiên (đồng Tổng Chủ biên), Nguyễn Tuấn Cường - TS. Nguyễn Hồng Ngọc (đồng Chủ biên). Cùng các cộng sự Quách Thị Ngọc An - Nguyễn Dương Hải Đăng - Nguyễn Đức Giang - Phạm Ngọc Mai - Trần Đoàn Thanh Ngọc - Đàm Thị Hải Uyên - Trần Thị Vân.
2. GIÁO ÁN POWERPOINT BAO GỒM ĐỦ CÁC BÀI TRONG MĨ THUẬT 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Chủ đề: biểu cảm của màu sắc
- Bài 1: tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc
- Bài 2: tranh tĩnh vật màu
- Bài 3: tranh in hoa lá
- Bài 4: thiệp chúc mừng
Chủ đề nghệ thuật tiền sử thế giới và việt nam
- Bài 1: những hình vẽ trong hang động
- Bài 2: thời trang với hình vẽ thời tiền sử
- Bài 3: túi giấy đựng quà tặng
Chủ đề lễ hội quê hương
- Bài 1: nhận vật 3d từ dây thép
- Bài 2: trang phục trong lễ hội
Chủ đề lễ hội quê hương
- Bài 3: hoạt cảnh ngày hội
- Bài 4: hội xuân quê hương
Chủ đề nghệ thuật cổ đại thế giới và việt nam
- Bài 1: ai cập cổ đại trong mắt em
- Bài 2: hoạt tiết trống đồng
- Bài 3: thảm trang trí với họa tiết trống đồng
Chủ đề vật liệu hữu ích
- Bài 1: sản phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng
- Bài 2: mô hình ngôi nhà 3d
- Bài 3: khu nhà tương lai
- Bài tổng kết: các hình thức mĩ thuật
3. GIÁO ÁN WORD BÀI
BÀI 2: TRANH TĨNH VẬT MÀU
- MỤC TIÊU
- Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nêu được biểu cảm của hoà sắc trong tranh tĩnh vật.
- Vẽ được bức tranh tĩnh vật màu có ba vật mẫu trở lên.
- Phân tích được nét đẹp về bố cục, tỉ lệ, màu sắc trong tranh.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hoa trái trong đời sống và tác phẩm mĩ thuật
- Năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
- Năng lực riêng:
+ Biết cách phân tích vẻ đẹp của một bức tranh và sử dụng chất liệu thực hiện được một sản phẩm mĩ thuật.
+ Biết nhận xét, đánh giá sản phẩm mĩ thuật của cá nhân, nhóm.
- Phẩm chất
- Có hiểu biết và yêu thích các thể loại của mĩ thuật.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học
- Một số hình ảnh vẽ tĩnh vật màu.
- Máy tính, máy chiếu, bảng, phấn, giấy A3, A4
- Chuẩn bị của học sinh
- SGK, đồ dùng học tập, giấy A4
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
- Tổ chức thực hiện:
- Yêu cầu HS quan sát tranh, đặt câu hỏi để HS tìm hiểu, thảo luận về:
+ Em hiểu như thế nào là tranh tĩnh vật?
+ Trong mỗi tranh có những hình ảnh gì?
+ Tranh được thể hiện bằng chất liệu gì?
+ Bố cục, hoà sắc và cách diễn tả chấm, nét, hình, màu trơng mỗi bức tranh như thế nào?
- Hướng dẫn HS quan sát, thưởng thức và chia sẻ về:
+ Bố cục, hình mảng, đường nét, màu sắc trong tranh.
+ Cảm xúc khi xem tranh.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:
- Cách sắp xếp hình, màu của vật mẫu trong tranh: Hình, màu của các bức tranh thể hiện sự hài hòa, cân xứng về màu sắc, bố cục.
- Hòa sắc và cách diễn tả trong mỗi bức tranh có gam màu chính và màu phụ. Màu phụ bổ sung cho gam màu chính, màu phụ có tông màu bổ trợ cho gam màu chính.
- GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày nói chung và trong ngành mĩ thuật nói riêng, các sản phẩm mĩ thuật được sáng tác và trưng bày vô cùng đa dạng và phong phú, mỗi loại sản phẩm có tính chất và mục đích ứng dụng riêng. Để nắm bắt rõ ràng và cụ thể hơn các tranh tĩnh vật, chúng ta cùng tìm hiểu bài 2 : Tranh tĩnh vật màu.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1 : Cách vẽ tranh tĩnh vật màu
- Mục tiêu: HS biết các bước vẽ tranh tĩnh vật màu.
- Nội dung: HS quan sát tranh SGK trang 11 SGK Mĩ thuật 6, thảo luận để nhận biết cách vẽ tranh tĩnh vật màu.
+ Theo em, tranh tĩnh vật màu vẽ giống hệt vật mẫu được bảy trong thực tế hay vẽ theo cảm nhận của người vẽ?
+ Bố cục của tranh dựa trên hình dáng, tỉ lệ các vật mẫu hay theo ý tưởng sáng tạo tự do của người vẽ?
+ Cách vẽ hình của tranh tỉnh vật màu có điểm gì giống và khác với cách vẽ hình của bài vẽ theo mẫu em đã được học?
- Sản phẩm học tập: các bước vẽ tranh tĩnh vật màu.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình ở trang 11 SGK Mĩ thuật 6, thảo luận để nhận biết cách vẽ tranh tĩnh vật màu. + Cảm nhận vẻ đẹp, đặc điểm về hình dáng, vị trí, tỉ lệ, màu sắc; về cách bố cục, vẽ hình, vẽ màu các vật mẫu và nền khi thực hiện vẽ tranh tĩnh vật màu. - Nêu câu hỏi gợi mở để HS suy nghĩ, thảo luận: + Theo em, tranh tĩnh vật màu vẽ giống hệt vật mẫu được bảy trong thực tế hay vẽ theo cảm nhận của người vẽ? + Bố cục của tranh dựa trên hình dáng, tỉ lệ các vật mẫu hay theo ý tưởng sáng tạo tự do của người vẽ? + Cách vẽ hình của tranh tỉnh vật màu có điểm gì giống và khác với cách vẽ hình của bài vẽ theo mẫu em đã được học? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. + GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trả lời. + GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. + GV kết luận. | - Tranh tĩnh vật đem lại cho người thưởng thức những tình cảm nhẹ nhàng về thiên nhiên và cuộc sống. - Có nhiều cách để diễn tả cảm xúc trong tranh tĩnh vật. - Các bước vẽ tranh tĩnh vật màu : + Xác định bố cục, tỉ lệ, vị trí hình các vật mẫu và vẽ phác họa. + Vẽ màu khái quát tạo hòa sắc chung cho bức tranh. + Vẽ thêm nét, màu thể hiện cảm xúc của mẫu vật.
|
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Vẽ tranh tĩnh vật màu)
- Mục tiêu: củng cố và luyện tập vẽ tranh tĩnh vật dựa trên kiến thức đã học.
- Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm bài tập phần Luyện tập – sáng tạo trong SGK.
- Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS.
- Tổ chức thực hiện:
- Hướng dẫn HS lựa chọn vị trí quan sát để xác định ánh sáng, hình đáng, tỉ lệ, màu sắc các vật mẫu.
- GV đặt câu hỏi :
+ Em quan sát được hình dáng, vị trí, tỉ lệ các vật mẫu như thế nào?
+ Các vật mẫu sẽ được sắp xếp như thế nào trong bức tranh của ern?
+ Khi vẽ, em sẽ vẽ phác khung hình để xác định bố cục của tranh hay vẽ hình vật
mẫu luôn?
+ Em sẽ vẽ vật ở xa hay ở gần trước?
+ Em sẽ vẽ màu như thế nào? Em thích cách vẽ tranh tĩnh vật màu của hoa sĩ nào?
- Khuyến khích HS thực hiện vẽ tranh theo ý thích.
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi và thực hành luyện tập
- GV nhận xét, bổ sung.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Nhiệm vụ 1 : Phân tích – đánh giá : Trưng bày và chia sẻ
- Mục tiêu: HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ cảm nhận về bố cục, nét, hình, màu, đậm nhạt trong bài vẽ trang tĩnh vật màu.
- Nội dung:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Phân tích – đánh giá trong SGK Mĩ thuật 6
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6
- Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS
- Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi cho HS thảo luận để nhận biết thêm cảm xúc do nét, màu, nhịp điệu và sự hài hoà trong các bài vẽ tranh tĩnh vật mang lại.
+ Em ấn tượng với bài vẽ nào? Vì sao?
+ Bố cục và cách diễn tả về nét, hình, màu của bài vẽ như thế nào?
+ Em có cảm xúc gì khi thực hiện bài về tĩnh vật màu?
- Khuyến khích HS phân tích và chia sẻ cảm nhận về:
+ Bài vẽ yêu thích.
+ Hoà sắc trong bài vẽ.
+ Cách diễn tả về bố cục, nét, hình, màu, đậm nhạt trong bài vẽ.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi, đưa ra đáp án.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học
Nhiệm vụ 2: Vận dụng – phát triển
- Mục tiêu: HS đưa ra những ý tưởng ứng dụng tranh tĩnh vật hoa quả trong cuộc sống.
- Nội dung:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Vận dụng – phát triển trong SGK Mĩ thuật 6
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6
- Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS
- Tổ chức thực hiện:
- Cho HS xem hình ảnh tranh tĩnh vật được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.
- GV đặt câu hỏi gợi ý để HS thảo luận :
+ Em thường thấy tranh tĩnh vật ở những nơi nào?
+ Em có cảm nhận như thế nào nếu trang trí những bức tranh tĩnh vật trong nhà em?
+ Em sẽ treo bức tranh tĩnh vật vừa về ở vị trí nào trong nhà em?
+ Nêu các cách sử dụng bức tranh tĩnh vật em đã vẽ.
- HS đưa ra ý kiến về:
+ Làm khung cho bức tranh để tặng người thân, bạn bè,...
+ Dùng tranh tĩnh vật để trang trí nội thất trong gia đình, góc học tập, lớp học,...
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi, đưa ra đáp án :
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học
- KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
- HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án Mĩ thuật 6 sách chân trời sáng tạo
Từ khóa: Giáo án powerpoint Mĩ thuật 6 chân trời sáng tạo, GA trình Mĩ thuật 6 Chân trời sáng tạo, GA điện tử Mĩ thuật 6 CTSTTài liệu giảng dạy môn Mĩ thuật THCS