Trắc nghiệm công nghệ 3 chân trời sáng tạo Bài 9: Làm biển báo giao thông

Bộ câu hỏi trắc nghiệm công nghệ 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9: Làm biển báo giao thông. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

PHẦN 2: THỦ CÔNG KĨ THUẬT

BÀI 9: LÀM BIỂN BÁO GIAO THÔNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: “Biển báo giao thông” là gì?

A. Là quy tắc, nội quy trong lớp học.  

B. Là các biển hiệu được đặt trên đường để biểu thị, truyền đạt các thông tin đến người tham gia giao thông.   

C. Là những băng dôn, khẩu hiệu kêu gọi mọi người tham gia sư kiện.  

D. Là biên bản các cuộc họp.   

Câu 2: Luật Giao thông quy định có mấy loại biến báo giao thông?

A. 2 loại.

B. 3 loại.  

C. 4 loại.

D. 5 loại.   

Câu 3: Đâu không phải là loại biển bảo giao đông được quy định?

A. Biến báo cấm

B. Biển báo chỉ dẫn.

C. Biển báo an toàn. 

D. Biển báo lệnh.

Câu 4: Biến báo sau là biến bảo gì?

A. Đi chậm.

B. Giao nhau với đường ưu tiên.

C. Giao nhau với đường sắt có rào chắn.  

D. Cấm người đi bộ.  

Câu 5: Để làm biến báo giao thông thì cần bao nhiêu vật liệu và dụng cụ?

A. Tám vật liệu và dụng cụ.  

B. Năm vật liệu và dụng cụ.  

C. Bốn vật liệu và dụng cụ.

D. Mười một vật liệu và dụng cụ.   

Câu 6: Đâu không phải là vật liêu làm biển báo giao thông?

A. Com-pa.   

B. Giấy màu.   

C. Que gỗ.    

D. Đất nặn.   

Câu 7: Để làm biến giao thông thì cần cắt giấy hình gì?

A. Hình vuông.

B. Hình chữ nhật.

C. Hình tròn.

D. Hình tam giác. 

Câu 8: Để làm biển báo giao thông thì cần có bao nhiêu công đoạn chính?

A. Ba công đoạn.

B. Bốn công đoạn.

C. Năm công đoạn.

D. Sáu công đoạn. 

Câu 9: Bước cuối cùng để làm thành biển báo giao thông?

A. Dán 2 hình chữ nhật bằng bìa cứng lại với nhau.

B. Lắp ráp và kiểm tra lại mô hình đã làm xong.  

C. Dán 2 hình chữ nhật bằng giấy màu thủ công.

D. Cắt ống hút.  

Câu 10: Biển báo giao thông không bao gồm bộ phận nào?

A. Phần tay biển báo.

B. Phần biển báo.

C. Phần cột biển báo.

D. Phần đế biển báo.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Biến báo giao thông có tác dụng gì?

A. Cung cấp thông tin đến người tham gia giao thông.   

B. Mang đến cho mọi người niềm vui, giải trí.       

C. Giúp người đi đường có chỗ nghỉ ngơi.  

D. Giúp cho con người không bị đói.   

Câu 2: Khi nhìn thấy biển báo, người tham gia giao thông cần làm gì?

A. Không làm gì và cứ đi theo ý thích.

B. Thực hiện các hiệu lệnh hiển thị trên biển báo.

C. Chụp ảnh lại các biển báo lưu lại kỉ niệm.

D. Làm hỏng rồi chạy.

Câu 3: Nêu ý nghĩa của biển báo giao thông sau

A. Báo trước sắp đến nơi giao nhau và đường ưu tiên.

B. Chỉ dẫn chỗ dừng đỗ xe buýt cho khách lên xuống.  

C. Nhắc lái xe giảm tốc độ đi chậm  

D. Báo đường cấm tất cả các loại xe đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo quy định.   

Câu 4: Khi tham gia giao thông không quy định điều nào sau đây?

A. Quy định tuân theo biển báo giao thông.

B. Quy định tuân theo tín hiệu giao thông.

C. Quy định động vật được tham gia giao thông.  

D. Quy định tuân theo vạch kẻ đường và kí hiệu khác trên đường.   

Câu 5: Sắp xếp các bước trong quy trình làm biển báo giao thông?

a. Làm đế biển báo.

b. Làm cột biển báo.

c. Hoàn thiện sản phẩm.

d. Làm biển báo.

A. a – c – d – b  

B. d – b – a – c  

C. b – a – c – d  

D. c – d – b – a   

Câu 6: Đâu không phải là yêu cầu kĩ thuật của một sản phẩm biển báo?

A. Đúng kích thước.

B. Đúng màu sắc.

C. Lỏng lẻo.

D. Cân đối.

Câu 7: Sau khi làm xong sản phẩm, chúng ta cần làm gi?

A. Không cần làm gì.

B. Dọn dẹp sạch sẽ.

C. Để đó cho người khác dọn.

D. Ném đồ lung tung.

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Đi trên đường em thấy biển báo có hình tròn viền đỏ, nền trắng, chi tiết mù đen, em sẽ làm gì?

A. Cứ đi qua không quan tâm.

B. Quan sát xem có ai nhìn không và chạy vụt thật nhanh.  

C. Giảm tốc độ.  

D. Dừng lại và đi đường khác vì đó là biến báo đường cấm người đi bộ qua lại.  

Câu 2: Em đang đi xe máy thì thấy biển có hình tam giác, màu vàng viền đỏ, chi tiết màu đen thì em sẽ làm gì?

A. Vặn ga vụt nhanh qua.  

B. Giảm tốc độ đi chậm.

C. Quành lại đi đường khác.   

D. Dừng lại.  

Câu 3: Em đi trên đường nhìn thấy biền bảo hình vuông, nền màu xanh dương nhạt, chi tiết màu trắng nằm trong khung tam giác thì em sẽ làm gì?

A. Đi sang ngang.

B. Tiếp tục đi thẳng.

C. Đi chéo.

D. Không có đáp án nào đúng.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1:Khi đi trên đường thấy biển báo có hình tam giác ngược, màu vàng viền đỏ thì em có được đi không? Vì sao?

A. Không được đi vì đó là biển báo không cho phương tiện qua lại.

B. Được đi nhưng cần phải chú ý quan sát xung quanh vì đó là nơi giao nhau với đường ưu tiên.

C. Không được đi vì đó là biến báo dừng lại.

D. Được đi vì biển báo đó không quan trọng.

Câu 2: Để làm đế biển báo thì không thể thiếu công đoạn nào?

A. Trang trí.

B. Dán hình biến báo lên tờ giấy bìa.   

C. Tạo mặt dưới phẳng.  

D. Cắt hình tròn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công nghệ 3 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay