Trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn hóa học 8 kết nối bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác
Tài liệu trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Hoá học 8 kết nối bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác. Dựa trên kiến thức của bài học, bộ tài liệu được biên soạn chi tiết, đúng trọng tâm và rõ ràng. Câu hỏi đa dạng với các mức độ khó dễ khác nhau. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: =>
Câu hỏi 1: . Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào?
Trả lời: tốc độ phản ứng
Câu hỏi 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là gì?
Trả lời: nồng độ, nhiệt độ và áp suất.
Câu hỏi 3: Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang) thì yếu tố nào đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng?
Trả lời: nồng độ
Câu hỏi 4: Yếu tố nào dưới đây được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn..) để ủ ancol (rượu)?
Trả lời: chất xúc tác
Câu hỏi 5: Tốc độ phản ứng là đại lương đặc trưng cho điều gì?
Trả lời: sự nhanh chậm của phản ứng hóa học
Câu hỏi 6: Đối với các phản ứng có chất khí tham gia, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng là do yếu tố nào?
Câu hỏi 7: Chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng sau phản ứng vẫn có khối lượng không đổi là chất gì?
Câu hỏi 8: Chất làm tăng tốc độ phản ứng hóa học nhưng vẫn không bị biến đổi về mặt hóa học được gọi là chất gì?
Câu hỏi 9: Điền từ, cụm từ thích hợp hoàn thiện khái niệm về chất xúc tác:
“Chất xúc tác là chất làm ...(1)... tốc độ phản ứng nhưng ...(2)... trong quá trình phản ứng”.
Câu hỏi 10: Khi tăng nhiệt độ thì tốc độ của phản ứng sẽ thay đổi như thế nào?
Câu hỏi 11: Yếu tố nào đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu?
Câu hỏi 12: Hoàn thành phát biểu về tốc độ phản ứng sau:
“Tốc độ phản ứng được xác định bởi độ biến thiên ...(1)... của ...(2)... trong một đơn vị ...(3)...”
Câu hỏi 13: Cho các yếu tố sau: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt, chất xúc tác. Trong những yếu tố trên, có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
Câu hỏi 14: Than (Carbon) cháy trong bình khí oxygen nhanh hơn cháy trong không khí. Yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng đốt cháy than?
Câu hỏi 15: Than cháy trong bình khí oxygen nhanh hơn cháy trong không khí. Yếu tố đã làm tăng tốc độ của phản ứng này là gì?
Câu hỏi 16: Cho cân bằng hoá học . N2 + 3H2 ⇌ 2NH3 . Phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi thay đổi điều kiện gì?
Câu hỏi 17: Kẽm ở dạng bột khi tác dụng với dung dịch HCl 1M ở thì tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn so với kẽm ở dạng hạt. Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên là gì?
Câu hỏi 18: Cho hai miếng kẽm giống nhau vào hai ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4. Ống nghiệm 1 nồng độ dung dịch H2SO4 là x(M), ống nghiệm 2 nồng độ dung dịch H2SO4 là y(M). Người ta thực hiện phản ứng ở 2 ống nghiệm cùng thời gian và nhiệt độ, bấm giờ cho thấy
Thời gian bắt đầu xuất hiện bọt khí ở ống nghiệm 1: 5 giây
Thời gian bắt đầu xuất hiện bọt khí ở ống nghiệm 2: 8 giây.
Nêu nhận xét về x và y.
Câu hỏi 19: Người ta sử dụng các biện pháp sau để tăng tốc độ phản ứng:
(1) Dùng khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang).
(2) Nung đá vôi ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống.
(3) Nghiền nguyên liệu trước khi nung để sản xuất clanhke.
(4) Cho bột sắt làm xúc tác trong quá trình sản xuất NH3 từ N2 và H2.
Trong các biện pháp trên, có bao nhiêu biện pháp đúng?
Câu hỏi 20: Cho các phát biểu sau:
(a) Khi đốt củi, nếu thêm một ít dầu hỏa, lửa sẽ cháy mạnh hơn. Như vậy, dầu hỏa là chất xúc tác cho quá trình này.
(b) Trong quá trình sản xuất rượu từ gạo, người ta rắc men lên gạo đã nấu chín (cơm) trước khi đem đi ủ vì men là chất xúc tác có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng chuyển hóa tinh bột thành rượu.
(c) Một chất xúc tác có thể là chất xúc tác cho tất cả các phản ứng.
(d) Có thể dùng chất ức chế để làm giảm tốc độ của phản ứng.
Số phát biểu đúng là
=> Giáo án Hoá học 8 kết nối bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác