Trắc nghiệm đạo đức 3 chân trời sáng tạo Bài 12: việt nam tươi đẹp
Bộ câu hỏi trắc nghiệm đạo đức 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 12: việt nam tươi đẹp. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án đạo đức 3 chân trời sáng tạo (bản word)
CHỦ ĐỀ: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAMBÀI 12: VIỆT NAM TƯƠI ĐẸP
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Đây là địa danh nào ở Việt Nam?
A. Động Phong Nha – Kẻ Bảng (Quảng Bình).
B. Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).
C. Đảo Phú Quốc.
D. Hồ Gươm (Hà Nội).
Câu 2: Đâu là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới?
A. Sơn Đoòng.
B. Thiên Cung.
C. Phong Nha.
D. Đầu Gỗ.
Câu 3: Chúng ta có cần phải bảo vệ thiên nhiên không?
A. Không cần.
B. Rất cần.
C. Cần nhưng đó là việc của lãnh đạo, không phải của người dân chúng ta.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 4: Thành phố nào nổi tiếng là nơi du khách có thể trải nghiệm bốn mùa trong một ngày?
A. Sa Pa.
B. Tam Đảo.
C. Nha Trang.
D. Đà Lạt.
Câu 5: Để bảo vệ thiên nhiên, chúng ta cần làm gì?
a. Trồng nhiêu cây xanh, bảo vệ môi trường.
b. Vứt rác bừa bãi.
c. Bảo tồn các loài động vật quý hiếm.
d. Giữ gìn cảnh quan thiên nhiên.
e. Viết lên bờ tưởng, vách đá các khu di tích, danh lam thắng cảnh.
f. Nhắc nhở nhau phải bảo vệ quê hương.
g. Tham gia dọn dẹp vệ sinh ở khi di tích, tượng đài lịch sử.
A. a, b, d, f, g
B. a, c, d, e, g
C. a, c, d, f, g
D. a, b, c, f, g
Câu 6: Bức tranh nào thể hiện sự yêu quý, bảo vệ thiên nhiên?
Tranh 1 Tranh 2
A. Tranh 1.
B. Tranh 2.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 7: Đâu là hành động phá hoại môi trường thiên nhiên?
A. Tự ý hái hoa trong khuôn viên trường học.
B. Nhặt rác trên bờ biển.
C. Tuyên truyền giới thiệu về vẻ đẹp của Việt Nam.
D. Trồng cây gây rừng.
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Tại sao phải bảo vệ cảnh quan thiên nhiên xung quanh?
A. Giữ gìn cho môi trường xanh, sạch đẹp.
B. Tạo mĩ quan, cảnh đẹp cho con người tham quan và thưởng thức.
C. Chất lượng cuộc sống cải thiện, phát triển.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2: Ý nghĩa của tên cầu Thê Húc ở hồ Hoàn Kiếm là gì?
A. Ngưng tụ hào quang.
B. Tình vợ chồng keo son.
C. Ánh bình minh đỏ.
D. Không có ý nghĩa gì.
Câu 3: Việt Nam có những vẻ đẹp nào mà chúng ta cần trân trọng và tư hào?
A. Là đất nước có nhiều di sản thiên nhiên thế giới, sản vật phong phú với trái cây quanh năm.
B. Con người rất cần cù, chăm chỉ và ham học hỏi.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 4: Vì sao em không đồng tình với hành vi của bạn nào trong bức tranh sau?
A. Vì các bạn vẽ bậy lên bia đá như thế sẽ gây mất mĩ quan thiên nhiên.
B. Vì các bạn muốn giữ lại dấu ấn khi đến đây.
C. Vì các bạn không sợ bị ai bắt được.
D. Vì các bạn là những bạn trẻ ưa thích trải nghiệm.
Câu 5: Nếu như không biết cách bảo vệ, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên thì sẽ dễ dẫn đến hậu quả gì?
A. Không dẫn đến hậu quả gì.
B. Thiên nhiên ngày càng tươi đẹp và nhiều người đến tham quan.
C. Thiên nhiên bị tàn phá, xuống cấp nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống người dân.
D. Xuất hiện càng nhiều cảnh quan thiên nhiên hơn.
Câu 6: Nếu có hành động như các bạn trong bức tranh thì có phải là không biết cách bảo vệ môi trường xung quanh không?
A. Có vì các bạn đang phá hoại các loài cây.
B. Không vì các bạn đang trồng cây để bảo vệ môi trường và làm đẹp cho quê hương.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Tại sao bào vệ môi trường thiên nhiên là cách để giữ gìn vẻ đẹp cho quê hương, đất nước?
A. Vì bảo vệ môi trường thiên nhiên là trách nhiệm của tất cả mọi người.
B. Vì bảo vệ môi trường thiên nhiên giúp bảo tồn, giữ gìn những giá trị tốt đẹp của quê hương, đất nước.
C. Vì bảo vệ môi trường thiên nhiên giúp cho cuộc sống con người ngày càng tươi đẹp, phát triển hơn.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 2: Em sẽ nói gì nếu em là bạn nữ trong bức tranh sau?
A. Khuyên bạn nữ bên cạnh không nên nói như vậy và cổ vũ cho các bạn cùng tham gia nhặt rác.
B. Mặc kê các bạn, bỏ đi chỗ khác không quan tâm.
C. Trách móc các bạn là đồ không biết giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên.
D. Đồng tình với bạn nữ bên cạnh và không chịu nhắt rác cùng các bạn khác.
Câu 3: Bạn K rất thích vẽ bậy lên tường chỗ bảng tin ở khu phố. Bạn bảo rằng vì bạn vẽ đẹp nên bạn muốn vẽ lên đó cho mọi người cùng chiêm ngưỡng. Nếu là bạn của K, em sẽ khuyên bạn như thế nào?
A. Ủng hộ hành động cuả K.
B. Khuyên K không nên làm như vậy và mau chóng xóa đi, vì việc làm của bạn đang phá hoại cảnh quan thiên nhiên khu phố, bảo bạn có thể vẽ ở những nơi khác phù hợp hơn.
C. Bắt chước hành động của K.
D. Lôi kéo các bạn làm giống K.
Câu 4: Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu thơ?
“Việt Nam ………… ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”.
A. Tổ quốc.
B. Non sông.
C. Đất nước.
D. Giang sơn.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1:Việt Nam là đất nước có nhiều vẻ đẹp về cả thiên nhiên và con người. Vậy nên em cần có thái độ như thế nào?
A. Không cần có thái độ gì vì cảm thấy Việt Nam rất bình thường.
B. Cảm thấy trân trọng, tự hào về đất nước, quê hương.
C. Cảm thấy chán ghét, muốn rời xa khỏi quê hương.
D. Cảm thấy đất nước chẳng có gì để mình phải bảo vệ, giữ gìn.
Câu 2: Em sẽ làm gì nếu thấy bạn của mình đang có những hành vi phá hoại vẻ đẹp của thiên nhiên?
A. Ủng hộ hành động của bạn.
B. Bắt chước hành động giống bạn.
C. Chạy đến khuyên bạn không được làm như vậy, vì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của chính bạn cũng như mọi người xung quanh.
D. Mặc kệ không quan tâm vì đó không phải là việc của mình.
=> Giáo án đạo đức 3 chân trời bài 12: Việt Nam tươi đẹp