Trắc nghiệm đạo đức 3 chân trời sáng tạo Bài 8: phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân

Bộ câu hỏi trắc nghiệm đạo đức 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

BÀI 8: PHÁT HUY ĐIỂM MẠNH, KHẮC PHỤC ĐIỂM YẾU CỦA BẢN THÂN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: “Tự nhận thức về bản thân” là biết được

A. Điểm mạnh của bản thân mình.  

B. Điểm yếu của bản thân mình.  

C. Khả năng của bản thân mình.  

D. Tất cả các đáp án trên.   

Câu 2: Biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình (về khă năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yểu,…) là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Tự nhận thức về bản thân.  

B. Tố chất thông minh.  

C. Đánh giá về người khác.

D. Lòng tự trọng.

Câu 3: Điểm mạnh và điểm yếu của bản thân có tốn tại mãi mãi không?

A. Tồn tại mãi mãi và không thể thay đổi được.  

B. Không tồn tại mãi mãi mà sẽ thay đổi.

C. Không tồn tại mãi mãi nhưng sẽ không thay đổi gì.

D. Tồn tại mãi mãi, phải có tác động và động lực mới thay đổi được.   

Câu 4: Bạn nữ trong tranh đã khắc phục được điểm yếu nào của bản thân?

 

A. Tự tin trước đám đông.

B. Khoe khoang, tỏ ra mình rất giỏi.

C. Rụt rè, run sợ.  

D. Có trí nhớ tốt.   

Câu 5: Đâu không phải là cách phát huy điểm mạnh của bản thân

A. Chăm chỉ học thuộc lòng để ghi nhớ tốt hơn.

B. Tự tin thể hiện tài năng, bản lĩnh trước đám đông.

C. Ngại ngùng, không dám đứng lên trình diễn trên sân khấu.  

D. Kiểm tra kĩ lưỡng, cẩn thận trước khi làm một việc quan trọng.  

Câu 6: Dựa vào yếu tố nào dưới đây để chúng ta nhận thức đúng về bản thân?

A. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình. 

B. Vào thái độ, hành vi, kết quả trong từng hành động, tình huống cụ thể.

C. Thân thiện, tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện phát triển bản thân.

D. Cả A và B đều sai.  

Câu 7: Bạn nữ trong tranh đã phát huy được điểm mạnh nào của bản thân?

A. Nhút nhát, rụt rè.

B. Đánh đàn rất tốt.

C. Tự tin, sẵn sàng thể hiện tài năng của mình.

D. Cả B và C đều đúng.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta điều gì?

A. Nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy.  

B. Nhận ra điểm yếu của bản thân để khắc phục.   

C. Biết rõ những mong muốn, những khả năng và những khó khăn của bản thân.  

D. Tất cả các đáp án trên.  

Câu 2: Khi chúng ta biết rõ những mong muốn, những khả năng và những khó khăn của bản thân trong việc tự nhận thức về bản thân, chúng ta sẽ

A. Bình tĩnh, tự tin hơn trong mọi tình huống xảy ra trong đời sống xã hội.

B. Nhìn nhận xung quanh và ứng phó được với tất cả mọi người xung quanh.  

C. Đặt ra mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp.  

D. Tìm người phù hợp để giúp đỡ, hỗ trợ mình một cách tốt nhất.   

Câu 3: Ý nào dưới đây đúng khi nói về ý nghĩa của tự nhận thức bản thân?

A. Giúp ta dễ dàng đồng cảm, sẻ chia với người khác.

B. Xác định những việc cần làm để hoàn thiện bản thân.

C. Có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình.

D. Cả A, B, C đều đúng.  

Câu 4: Đâu là mục đích của việc tự nhận thức bản thân?

A. Liệt kê ra chỉ toàn điểm mạnh vì không dám viết điểm yếu của mình.

B. Tự viết ra giấy 3 điểm yếu và 3 điểm mạnh của bản thân.

C. Xin ý kiến của bạn bè để ghi thêm các điểm mạnh và điểm yếu của mình.  

D. Xin ý kiến của thầy, cô giáo (hoặc người thân) để em bổ sung, điều chỉnh lại cho chính xác hơn.

Câu 5: Điều gì sẽ xảy ra nếu như điểm mạnh không được rèn giũa, luyện tập và tích cực học hỏi mỗi ngày?

A. Bị thui chột lại.

B. Không có gì xảy ra cả.

C. Càng ngày càng phát triển.

D. Có ảnh hưởng nhưng không quá nghiêm trọng.

Câu 6: Đâu không phải là cách khắc phục điểm yếu của bản thân?

A. Sẵn sàng tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm.

B. Ỷ lại vào ý kiến người khác mà không biết tự nhìn nhận bản thân.

C. Có kế hoạch chỉnh sửa.

D. Thay đổi hoặc thực hành nhiều lần.

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Hành vi nào dưới đây không thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

A. K thường tìm ra lỗi trong bài kiểm tra của mình để nhờ vả các bạn giải thích.    

B. L thường tỏ ra khó chịu và không quan tâm đến những điều các bạn góp ý.   

C. V rất thích vẽ và nhờ mẹ đăng kí cho mình lớp học vẽ trên thị trấn.  

D. T lấy giấy liệt kê điểm mạnh, điểm yểu để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện. 

Câu 2: Em sẽ đưa ra lời khuyên gì cho một người bạn của em nhút nhát, không dám đăng kí tham gia làm MC dù bạn có khả năng dẫn chương trình rất tốt?

A. Em sẽ khuyên bạn tự tin lên, sẽ có rất nhiều người ủng hộ bạn để bạn thể hiện tài năng của mình.

B. Em sẽ khuyên bạn tốt nhất là đừng nên làm gi nếu đã nhát vậy thì thôi.

C. Em sẽ khuyên bạn đừng tham gia làm gì cả, để dành cơ hội cho người khác.

D. Em không khuyên bạn vì đó không phải là việc của em.    

Câu 3: Vân là một người bạn rất mau quên. Em sẽ làm cách nào để giúp bạn cải thiện tình trạng đó?

A. Mặc kệ bạn vì đó không phải việc của mình.  

B. Trách móc, chê cười bạn là đứa có đầu óc cá vàng. 

C. Khuyên bạn nên áp dụng một số phương pháp để rèn luyện trí nhớ như sử dụng sơ đồ tư duy, ghi chú.

D. Tất cả các đáp án đều sai.

Câu 4: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện thông điệp bài học

“Phát huy …………. bản thân

Khắc phục ……………., em cần siêng năng

Thực hành, rèn luyện thật chăm

Tích cực học hỏi, em hăm hở nào!”

A. Điểm yếu – điểm mạnh.

B. Điểm mạnh – điểm yếu.

C. Điểm yếu – điểm chưa tốt.

D. Điểm nổi bật – điểm tốt.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Việc phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân đem lại cho chúng ta cảm nhận gì?

A. Không có cảm nhận gì.

B. Cảm thấy chẳng có gì thay đổi, bản thân vẫn mãi như vậy.

C. Cảm thấy bản thân có nhiều thay đổi, phát triển theo hướng toàn diện và tích cực hơn.  

D. Cảm thấy buồn chán, thất vọng vì mình chẳng có điểm mạnh nào, lại có quá nhiều điểm yếu.  

Câu 2: Em sẽ làm gì để giúp đỡ một người bạn chưa biết cách phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của mình?

A. Khuyên bạn nên có mục tiêu, kể hoạch rõ ràng để rèn luyện, phát triển.  

B. Mặc kệ bạn vì đó không phải chuyện của mình.  

C. Chê cười bạn là đứa không biết làm gì cho bản thân tốt hơn.

D. Cả B và C đều đúng.    

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đạo đức 3 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay