Trắc nghiệm đạo đức 3 chân trời sáng tạo Bài 8: khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Bộ câu hỏi trắc nghiệm đạo đức 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án đạo đức 3 chân trời sáng tạo (bản word)
CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ BẢN THÂNBÀI 8: KHÁM PHÁ ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA BẢN THÂN
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (8 câu)
Câu 1: “Khám phá bản thân” là gì?
A. Là quá trình tự nhận thức, tự tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
B. Là quá trình phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của mình.
C. Là quá trình khám phá những điểu bản thân chưa biết hoặc đang muốn biết về năng lực của mình.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: “Điểm mạnh” là gì?
A. Là những lợi thế, điểm nổi trội cần được phát huy.
B. Là những điểm mà bản thân chưa tốt.
C. Là những điểm vừa tốt, vừa xấu.
D. Là những điểm thiếu sót trong tính cách cần phải sửa.
Câu 3: “Điểm yếu” là gì?
A. Là những điểm nổi bật của bản thân cần được rèn luyện và phát triển.
B. Là những ưu điểm cần phải được phát huy một cách tối đa.
C. Là những điểm không nổi trội, điểm xấu cần phải khắc phục để hoàn thiện.
D. Là những điểm không tốt, cũng không xấu.
Câu 4: Đâu là cách khám phá bản thân?
A. Tự mình tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, không cần hỏi ý kiến người khác.
B. Từ chối tham gia mọi hoạt động ở trường, ở lớp, nơi ở.
C. Luôn tự đánh giá mình qua kết quả của các hoạt động hằng ngày.
D. Chỉ cần lắng nghe nhận xét của bố mẹ mình.
Câu 5: Điền vào chỗ trống trong câu sau
“Mỗi cá nhân đều có điểm ……., điểm ……. của riêng mình”.
A. xấu – không tốt.
B. mạnh – yếu.
C. đạt – xuất sắc.
D. thông minh – chăm chỉ.
Câu 6: Điểm nổi trội cần phát huy là điểm nào?
A. Điểm yếu.
B. Điểm mạnh.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 7: Đâu không phải là điểm yếu của bản thân?
A. Nhút nhát, rụt rè.
B. Ghi nhớ không tốt.
C. Lười biếng.
D. Tự tin, năng động.
Câu 8: Có mấy bước tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?
A. 2 bước.
B. 3 bước.
C. 4 bước.
D. 5 bước.
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Tại sao phải nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân?
A. Giúp tự tin hơn.
B. Giúp khắc phục các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu.
C. Giúp bản thân trở nên hoàn thiện hơn.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Tìm ra điểm mạnh của bản thân sẽ mang lại điều gì?
A. Thành công hơn trong học tập và cuộc sống.
B. Không mang lại điều gì cả.
C. Bản thân ngày càng yếu kém, tụt lùi.
D. Không xác định được hướng đi thích hợp cho bản thân.
Câu 3: Ý nghĩa của việc tìm ra điểm yếu của bản thân là gì?
A. Bản thân cảm thấy mình là giỏi nhất, không có ai là sánh bằng.
B. Bản thân cảm thấy tự tin, phát triển theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
C. Không mang lại ý nghĩa gì cả.
D. Bản thân cảm thấy buồn, thất vọng vì có quá nhiều điểm yếu.
Câu 4: Điểm mạnh, điểm yếu không được bộc lộ và thể hiện ở đâu?
A. Trong hoạt động học tập.
B. Trong nhà vệ sinh.
C. Trong hoạt động năng khiếu nghệ thuật, thể thao.
D. Trong phẩm chất, năng lực cá nhân.
Câu 5: Đâu không phải là bước để thực hiện việc tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?
A. Liệt kê ra chỉ toàn điểm mạnh vì không dám viết điểm yếu của mình.
B. Tự viết ra giấy 3 điểm yếu và 3 điểm mạnh của bản thân.
C. Xin ý kiến của bạn bè để ghi thêm các điểm mạnh và điểm yếu của mình.
D. Xin ý kiến của thầy, cô giáo (hoặc người thân) để em bổ sung, điều chỉnh lại cho chính xác hơn.
Câu 6: Tại sao chúng ta cần phải tham khảo ý kiến của người khác để nhận ra các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?
A. Vì sự đánh giá của người khác luôn khách quan và chính xác hơn mình.
B. Vì người khác nói gì là mình phải nghe theo răm rắp.
C. Vì mình không biết nên thay đổi như thế nào nên phải nghe lời người khác và làm theo ngay lập tức.
D. Vì ý kiến của người khác quan trọng hơn ý kiến của mình.
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Tự nhận thức bản thân là kĩ năng?
A. Tự nhiên, vốn có của mỗi người.
B. Chỉ người thông minh mới có.
C. Hình thành thông qua rèn luyện.
D. Không ai muốn có.
Câu 2: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?
A. Em có nhiều điểm mạnh rồi nên không cần cố gắng nữa.
B. Điểm yếu của mỗi người cần phải giấu đi, không cần sửa chữa.
C. Nếu em nói cho người khác biết điểm yếu của mình, họ sẽ cười chê.
D. Nhận ra điểm mạnh, điểm yếu sẽ giúp em hoàn thiện bản thân.
Câu 3: Hoa rất thích hát, nhưng lại không dám đăng kí tham gia vào tiết mục văn nghệ của lớp. Em sẽ khuyên bạn như thế nào?
A. Chê bai bạn là người không dám lên hát.
B. Mặc kệ bạn vì đó không phải là chuyện của mình.
C. Động viên bạn mạnh dạn, tự tin đăng kí tham gia tiết mục văn nghệ của lớp để bạn có cơ hội thể hiện tài năng của bản thân.
D. Bảo bạn tham gia trên tinh thần ép buộc.
Câu 4: Đâu là một trong những việc chúng ta cần làm để nhận thức đúng về bản thân?
A. Bản thân mình tự ý thức không cần phải để ý người khác nói về mình.
B. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.
C. Sống nội tâm, không cần phải chia sẻ những cảm nhận của mình.
D. Nhận thấy mình giỏi thì không cần phải rèn luyện hay học hỏi thêm gì nữa.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1:Em cảm thấy thế nào sau khi nhận ra được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?
A. Không có cảm nhận gì.
B. Cảm thấy bản thân thay đổi theo hướng tốt đẹp, tích cực hơn.
C. Cảm thấy tồi tệ, buồn chán và không muốn làm gì sau đó.
D. Cảm thấy bình thường, không có gì thay đổi.
Câu 2: Để nhận thức đúng về bản thân, chúng ta cần phải làm gì?
A. Thân thiện, tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện phát triển bản thân.
B. Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong hành động, tình huống cụ thể.
C. So sánh nhận xét của người khác về mình với tự đánh giá của mình.
D. Cả A, B, C đều đúng.
=> Giáo án đạo đức 3 chân trời bài 8: Khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân