Trắc nghiệm đúng sai Công dân 6 kết nối Bài 3: Siêng năng, kiên trì
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục công dân 6 Bài 3: Siêng năng, kiên trì sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án Công dân 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
BÀI 3: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
Câu 1: Trong các câu thành ngữ sau, đâu là câu đúng, đâu là câu sai khi nói về siêng năng, kiên trì?
a) Đói cho sạch, rách cho thơm
b) Có công mài sắt, có ngày nên kim
c) Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
d) Liệu cơm gắp mắm
Đáp án:
a) Sai | b) Đúng | c) Đúng | d) Sai |
Câu 2: Trong các phát biểu sau đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai khi nói về biểu hiện của đức tính siêng năng, kiên trì?
a) Chỉ làm việc nhà khi bố mẹ nhắc nhở
b) Chủ động tưới cây, cho mèo ăn khi bố mẹ đi vắng
c) Tìm các bài tập trên mạng để làm thêm
d) Nếu gặp bài tập khó thì nên bỏ qua để có thời gian làm việc khác
Đáp án:
Câu 3: Đọc các trường hợp dưới đây. Theo em, đâu là đáp án đúng, đâu là đáp án sai khi nói về trường hợp siêng năng, kiên trì?
a) Dù sắp thi nhưng Việt vẫn chơi game đến tận 3 giờ sáng.
b) Minh đăng kí tham gia lớp học bơi và rất chăm chỉ đến tập.
c) Thế Anh thường xuyên giúp đỡ mẹ làm việc nhà.
d) Mẹ giao nhiệm vụ rửa bát, đĩa sau khi cả gia đình ăn cơm xong nhưng Mai chẳng mấy khi hoàn thành.
Đáp án:
Câu 4: Trong các phát biểu sau, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai về biểu hiện của người có đức tính siêng năng trong học tập?
a) Đi học đều đặn và làm bài tập đầy đủ.
b) Chỉ học khi có bài kiểm tra quan trọng.
c) Kiên trì học và làm bài tập dù gặp bài khó.
d) Bỏ qua các bài khó để tiết kiệm thời gian.
Đáp án:
Câu 5: Trong các phát biểu sau, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai: người có đức tính kiên trì sẽ hành động như thế nào khi gặp khó khăn trong lao động?
a) Tự giác hoàn thành công việc dù gặp trở ngại.
b) Bỏ cuộc ngay khi gặp khó khăn.
c) Tiếp tục làm việc và tìm cách giải quyết vấn đề.
d) Chỉ làm việc khi có sự trợ giúp của người khác.
Đáp án:
Câu 6: Theo em, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai về những lợi ích mà siêng năng, kiên trì mang lại cho con người?
a) Giúp con người đạt được thành công trong công việc và cuộc sống.
b) Giúp con người tránh né được mọi khó khăn trong cuộc sống.
c) Giúp con người được tin tưởng, yêu quý bởi người khác.
d) Giúp con người không cần nỗ lực nhưng vẫn thành công.
Đáp án:
Câu 7: Em hãy cho biết đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai về biểu hiện của một người không có đức tính siêng năng, kiên trì?
a) Bỏ dở công việc khi gặp khó khăn.
b) Chỉ làm việc khi có sự ép buộc từ người khác.
c) Chăm chỉ và kiên trì làm việc cho đến khi đạt được mục tiêu.
d) Thường xuyên làm việc đều đặn, tự giác.
Đáp án:
Câu 8: Em hãy cho biết đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai về câu hỏi sau: Vì sao siêng năng, kiên trì là những đức tính cần được phát huy trong cuộc sống?
a) Vì giúp con người dễ dàng đạt được thành công mà không cần cố gắng nhiều.
b) Vì giúp con người vượt qua khó khăn và đạt được mục tiêu đề ra.
c) Vì giúp xây dựng lòng tin và mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với nhau.
d) Vì giúp con người không phải đối mặt với thử thách.
Đáp án:
Câu 9: Mai gặp rất nhiều khó khăn khi học môn Toán, cô bé thường xuyên không hiểu bài. Để rèn luyện tính kiên trì và đạt kết quả tốt hơn, Mai nên làm gì?
Em hãy cho biết đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai về những việc Mai nên làm.
a) Tham gia lớp học thêm hoặc hỏi thầy cô, bạn bè để hiểu bài sâu hơn.
b) Bỏ qua các bài tập khó và chỉ tập trung vào những bài dễ
c) Tạm ngưng học Toán một thời gian để tập trung vào các môn khác.
d) Lên kế hoạch học tập cụ thể và kiên trì làm bài tập mỗi ngày.
Đáp án:
Câu 10: Nam đã dành nhiều thời gian và công sức để luyện thi học sinh giỏi. Tuy nhiên, kết quả không như mong đợi khi cậu không đạt giải. Nếu là Nam, em sẽ làm gì để thể hiện tính kiên trì và tiếp tục phấn đấu?
Em hãy cho biết đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai về việc làm để thể hiện tính kiên trì và tiếp tục phấn đấu nếu là Nam?
a) Chấp nhận kết quả và quyết định không thi học sinh giỏi vào năm sau nữa.
b) Tìm nguyên nhân thất bại, từ đó điều chỉnh lại phương pháp học tập cho phù hợp.
c) Tạm ngưng việc học để tìm những sở thích khác ít thử thách hơn.
d) Tiếp tục luyện tập, rèn luyện thêm các kỹ năng cần thiết để cải thiện kết quả.
Đáp án: