Trắc nghiệm đúng sai KHTN 6 cánh diều Bài 28: Lực ma sát
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) Bài 28: Lực ma sát sách cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án vật lí 6 sách cánh diều
BÀI 28: LỰC MA SÁT
Câu 1: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d?
a) Lực ma sát làm giảm nhiệt độ của các bề mặt tiếp xúc.
b) Lực ma sát nghỉ có thể bằng 0.
c) Lực ma sát làm cho các vật chuyển động nhanh hơn.
d) Lực ma sát gây ra tiếng ồn khi các vật cọ sát vào nhau.
Đáp án:
a) Sai | b) Đúng | c) Sai | d) Đúng |
Câu 2: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai về cách làm giảm ma sát?
a) Tra dầu mỡ vào các bề mặt tiếp xúc là một cách hiệu quả để giảm ma sát.
b) Làm nhẵn bề mặt tiếp xúc là một cách đơn giản để giảm ma sát.
c) Tăng độ nhám của bề mặt tiếp xúc giúp giảm ma sát.
d) Tăng áp lực lên bề mặt tiếp xúc giúp giảm ma sát.
Đáp án:
Câu 3: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai về cách làm tăng ma sát?
a) Sử dụng các chất bôi trơn như dầu, mỡ giúp tăng ma sát.
b) Trong các động cơ, người ta thường sử dụng dầu nhớt để tăng ma sát giữa các chi tiết máy.
c) Đế giày thường có các rãnh để tăng ma sát giúp chúng ta bám chắc vào mặt đất.
d) Khi kéo một vật nặng trên sàn nhà, chúng ta nên tăng lực ép lên vật để tăng ma sát và dễ kéo hơn.
Đáp án:
Câu 4: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Chất liệu của vật tiếp xúc không ảnh hưởng đến lực ma sát.
b) Vận tốc của vật không ảnh hưởng đến lực ma sát trượt.
c) Lực ma sát giúp ta viết được trên giấy.
d) Lực ma sát giúp ta đi lại được.
Đáp án:
Câu 5: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d về lực ma sát trượt?
a) Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
b) Lực ma sát trượt luôn có chiều cùng chiều với chuyển động của vật.
c) Lực ma sát trượt chỉ xuất hiện trên bề mặt phẳng.
d) Lực ma sát trượt làm giảm tốc độ của vật đang chuyển động.
Đáp án:
Câu 6: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Lực ma sát nghỉ có vai trò giữ cho vật đứng yên, còn lực ma sát trượt có vai trò cản trở chuyển động.
b) Khi vật bắt đầu chuyển động, lực ma sát nghỉ biến thành lực ma sát trượt.
c) Lực ma sát nghỉ không phụ thuộc vào trọng lượng của vật.
d) Lực ma sát nghỉ gây mòn lốp xe.
Đáp án:
Câu 7: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai về lực ma sát trượt?
a) Lực ma sát trượt giúp ta đi lại được dễ dàng.
b) Lực ma sát trượt giúp ta viết được trên giấy.
c) Lực ma sát trượt làm mòn phanh xe.
d) Lực ma sát trượt luôn có hại.
Đáp án:
Câu 8: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d?
a) Lực ma sát không bao giờ có ích.
b) Lực ma sát có thể làm mòn các vật tiếp xúc.
c) Lực ma sát luôn có phương nằm ngang.
d) Để giảm ma sát, người ta thường bôi trơn các bề mặt tiếp xúc.
Đáp án:
Câu 9: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Lực ma sát nghỉ giúp ta cầm nắm các vật.
b) Lực ma sát nghỉ giúp xe ô tô di chuyển.
c) Lực ma sát nghỉ luôn có giá trị bằng trọng lượng của vật.
d) Lực ma sát nghỉ không phụ thuộc vào vật liệu của hai bề mặt tiếp xúc.
Đáp án:
Câu 10: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai về lực ma sát?
a) Lực ma sát là lực cản trở chuyển động của vật.
b) Lực ma sát xuất hiện khi hai vật tiếp xúc và tương tác với nhau.
c) Lực ma sát luôn có lợi.
d) Lực ma sát chỉ xuất hiện khi vật chuyển động.
Đáp án: