Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 11 chân trời Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Lịch sử 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án lịch sử 11 chân trời sáng tạo
BÀI 2. SỰ XÁC LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
Câu 1: Cuối thế kỉ XVIII, chủ nghĩa tư bản
A. được xác lập ở Hà Lan và Anh.
B. mở rộng ra ngoài phạm vi châu Âu.
C. được xác lập ở Pháp.
D. trở thành một hệ thống thế giới.
Đáp án:
A. Sai | B. Đúng | C. Đúng | D. Sai |
Câu 2: Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự kiện nào dưới đây đã góp phần mở rộng phạm vi của chủ nghĩa tư bản ở khu vực châu Á?
A. Nhật Bản tiến hành cuộc Duy tân Minh Trị.
B. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời.
C. Cải cách, canh tân đất nước ở Xiêm.
D. Duy tân Mậu Tuất (1898) ở Trung Quốc thành công.
Đáp án:
Câu 3: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về các tổ chức độc quyền ở các nước tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
A. Tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, như: các-ten, xanh-đi-ca, tơ-rớt,…
B. Đánh dấu chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn độc quyền sang tự do cạnh tranh.
C. Có khả năng chi phối đời sống kinh tế - chính trị của các nước tư bản.
D. Chỉ hình thành các liên kết ngang giữa những xí nghiệp trong cùng một ngành kinh tế.
Đáp án:
Câu 4: Một trong những tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại là
A. thu hẹp được khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội.
B. giải quyết một cách triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội.
C. đã và sẽ tiếp tục có khả năng tự điều chỉnh và thích nghi để tiếp tục tồn tại và phát triển.
D. có khả năng tự điều chỉnh, thích nghi để tồn tại và phát triển.
Đáp án:
Câu 5: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại?
A. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu kém.
B. Không có khả năng giải quyết triệt để những mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng.
C. Tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng mang tính toàn cầu.
D. Thiếu kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế.
Đáp án:
Câu 6: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị đối với Nhật Bản?
A. Giúp Nhật Bản được tránh nguy cơ xâm lược từ các nước thực dân phương Tây.
B. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, đưa tới sự xác lập của chế độ cộng hòa.
C. Thúc đẩy kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ theo hướng tư bản chủ nghĩa.
D. Đưa Nhật Bản từ một nước phong kiến trở thành một nước xã hội chủ nghĩa .
Đáp án:
Câu 7: Chủ nghĩa đế quốc là hệ quả trực tiếp của quá trình xâm lược thuộc địa nhằm
A. thu lợi nhuận và đầu tư tư bản ở nước ngoài.
B. tìm kiếm thị trường, khai thác tài nguyên ở nước ngoài.
C. di dân sang các nước chậm phát triển, giải quyết khủng hoảng dân số.
D. thúc đẩy sự giao lưu kinh tế và văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc.
Đáp án:
=> Giáo án Lịch sử 11 chân trời bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản