Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 9 cánh diều bài 19: Châu Á Từ Năm 1991 Đến Nay
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Lịch sử 9 cánh diều bài 19: Châu Á Từ Năm 1991 Đến Nay. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: =>
Câu 1: Cho đoạn thông tin sau:
Trong buổi thảo luận về Quá trình phát triển của ASEAN từ năm 1991 đến nay, các bạn học sinh đưa ra các ý kiến như sau:
a) Kế hoạch xây dựng ba trụ cột trong hợp tác ASEAN được thông qua vào năm 2004.
b) "Tầm nhìn ASEAN 2020" được thông qua vào năm 1997.
c) Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995, cùng thời điểm với Lào và Myanmar.
d) Việt Nam là quốc gia đầu tiên gia nhập ASEAN sau khi tổ chức này được thành lập.
Câu 2: Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết những nhận định sau là đúng hay sai:
(Đức Anh, Nền kinh tế 40 nghìn tỷ USD của châu Á qua một biểu đồ, 2025)
a) Ấn Độ là quốc gia có GDP cao thứ hai châu Á sau Trung Quốc, với giá trị lên đến 4.1 nghìn tỷ USD, vượt qua cả Nhật Bản.
b) Năm 2024, Trung Quốc có nền kinh tế lớn nhất châu Á với GDP đạt 18.3 nghìn tỷ USD, cao gấp hơn bốn lần so với Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực.
c) Indonesia là nền kinh tế lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, với GDP đạt 1.4 nghìn tỷ USD, cao hơn so với các quốc gia như Thái Lan và Việt Nam.
d) GDP của Hàn Quốc trong năm 2024 thấp hơn GDP của Indonesia, khiến Indonesia trở thành nền kinh tế lớn thứ tư châu Á.
Câu 3: Đọc tư liệu dưới đây:
"Chúng ta (Trung Quốc) sẽ thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá theo hướng mới và tiến nhanh hơn để tăng cường sức mạnh của Trung Quốc trong sản xuất, chất lượng sản phẩm, hàng không vũ trụ, giao thông vận tải, không gian mạng và phát triển kĩ thuật số. Chúng ta sẽ (...) chuyển sang sản xuất cao cấp hơn, thông minh hơn và xanh hơn".
(Báo cáo của Tổng Bí thư Tập Cận Bình tại Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc, 2022)
a) Trung Quốc đang tập trung đẩy mạnh công nghiệp hóa theo hướng mới, nâng cao sức mạnh trong sản xuất, chất lượng sản phẩm và công nghệ.
b) Quá trình công nghiệp hóa của Trung Quốc không chú trọng đến giao thông vận tải và không gian mạng.
c) Trung Quốc chỉ tập trung vào công nghiệp nặng mà không quan tâm đến phát triển kỹ thuật số.
d) Trung Quốc hướng tới sản xuất thông minh hơn, thân thiện với môi trường và ứng dụng công nghệ cao.
=> Giáo án Lịch sử 9 cánh diều bài 19: Châu Á từ năm 1991 đến nay