Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 9 cánh diều bài 10: Châu Á Từ Năm 1915 Đến Năm 1991
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Lịch sử 9 cánh diều bài 10: Châu Á Từ Năm 1915 Đến Năm 1991. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: =>
Câu 1: Cho tư liệu sau:
“1. Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng, hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á hoà bình và thịnh vượng;
2. Thúc đẩy hoà bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lí và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc,...”
(Tuyên bố Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kí tại Băng Cốc, Thái Lan, 8-8-1967)
a) Một trong những mục tiêu của ASEAN là xây dựng một liên minh quân sự để bảo vệ lợi ích của các quốc gia thành viên.
b) ASEAN ra đời nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực.
c) ASEAN hướng đến việc tăng cường hợp tác giữa các quốc gia Đông Nam Á trên tinh thần bình đẳng và đoàn kết.
d) ASEAN được thành lập nhằm thúc đẩy chiến tranh khu vực để bảo vệ quyền lợi của từng quốc gia thành viên.
Câu 2: Cho bảng thông tin dưới đây:
|
| ||
1966 – 1976 | Diễn ra cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản”, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chính trị, kinh tế và xã hội. | ||
1962, 1969 | Xung đột biên giới với Ấn Độ (1962) và với Liên Xô (1969). Trong khi đó, Trung Quốc bắt đầu hòa dịu quan hệ với Mỹ. | ||
12/1978 | Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cải cách, mở cửa, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm. | ||
1980 – 1991 | GDP Trung Quốc tăng trung bình hơn 9,1% mỗi năm, trở thành mức tăng trưởng cao nhất thế giới. Thành lập các đặc khu kinh tế hướng tới xuất khẩu như Thâm Quyến, Chu Hải,… | ||
1991 | Đẩy lùi khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội và đạt được những thành tựu quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. |
Khi thảo luận về tình hình Trung Quốc từ năm 1966 đến năm 1991, các bạn học sinh đưa ra các nhận định sau:
a) Năm 1962, Trung Quốc xảy ra xung đột biên giới với Ấn Độ, và năm 1969 tiếp tục xảy ra xung đột với Liên Xô.
b) Cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản” (1966 – 1976) đã tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế và xã hội Trung Quốc phát triển mạnh mẽ.
c) Trong giai đoạn 1980 – 1991, GDP Trung Quốc chỉ tăng khoảng 3% mỗi năm, thấp hơn so với các nước đang phát triển khác.
d) Tháng 12/1978, Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cải cách, mở cửa, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
Câu 3: Đọc đoạn thông tin và cho biết những nhận định dưới đây là đúng hay sai:
“Theo Hiến pháp mới, Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao, Nội các chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Thiên hoàng chỉ là người đứng đầu Nhà nước có tính chất tượng trưng... Hiến pháp mới công nhận và đảm bảo quyền tự do, dân chủ của mọi công dân... Nhật Bản không duy trì hải, lục, không quân và các lực lượng chiến đấu khác, không tham gia chiến tranh với bất cứ nước nào”.
(Theo Phan Ngọc Liên, Lịch sử Nhật Bản, NXB Văn hoá Thông tin, 1995, tr. 233)
a) Thiên hoàng Nhật Bản theo Hiến pháp mới chỉ có vai trò tượng trưng, không nắm giữ quyền lực chính trị.
b) Hiến pháp mới công nhận và đảm bảo quyền tự do, dân chủ của mọi công dân Nhật Bản.
c) Theo Hiến pháp mới, Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao, còn Nội các chịu trách nhiệm trước Thiên hoàng.
d) Hiến pháp mới cho phép Nhật Bản thành lập lực lượng hải, lục, không quân để phòng vệ nhưng không được tấn công nước khác.
=> Giáo án Lịch sử 9 cánh diều bài 10: Châu Á từ năm 1945 đến năm 1991