Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 9 cánh diều bài 7: Chiến tranh lạnh (1945 – 1991)
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Lịch sử 9 cánh diều bài 7: Chiến tranh lạnh (1945 – 1991). Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: =>
Câu 1: Cho bảng thông tin dưới đây:
“Dù rằng Nga Xô nuôi ý đồ mở rộng vòng ảnh hưởng bằng mọi phương tiện có thể, cách mạng thế giới không còn nằm trong cương lĩnh của nó, và trong hoàn cảnh nội bộ của Liên bang Soviet, tuyệt đối không còn gì cổ vũ cho việc trở lại truyền thống cách mạng trước đây nữa. Mọi sự so sánh giữa mối họa của nước Đức trước chiến tranh và mối họa Soviet ngày nay phải tính đến [...] những khác biệt cơ bản [...]. Nguy cơ xảy ra một đại họa đột ngột với Nga do đó là vô cùng nhỏ so với Đức”.
(Frank ROBERTS, đại sứ quán Vương quốc Anh tại Moskva, gửi Bộ ngoại giao, London, 1946, trong JENSEN, 1991, tr. 46.
a) Liên bang Soviet luôn đặt cách mạng thế giới là mục tiêu hàng đầu trong cương lĩnh của mình, bất kể hoàn cảnh nội bộ.
b) Mối đe dọa từ Liên bang Soviet hiện nay được đánh giá là tương đương với mối đe dọa từ nước Đức trước Chiến tranh Thế giới thứ hai.
c) Mặc dù Liên bang Soviet muốn mở rộng ảnh hưởng, nhưng trong tình hình nội bộ, không còn động lực quay lại truyền thống cách mạng trước đây.
d) Dù có ý đồ mở rộng ảnh hưởng, Liên bang Soviet không có khả năng thực hiện các cuộc tấn công đột ngột gây đại họa cho thế giới.
Câu 2: Cho tư liệu sau:
a) Sự đối đầu giữa hai phe đối lập trong Chiến tranh lạnh đã làm bùng nổ nhiều cuộc chiến tranh và xung đột cục bộ trên toàn cầu.
b) Nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới đã xuất hiện trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.
c) Chiến tranh lạnh đã tạo ra môi trường hòa bình, ổn định trên toàn thế giới, không xảy ra xung đột hay chiến tranh nào.
d) Chiến tranh lạnh chỉ ảnh hưởng đến các nước lớn, còn các quốc gia nhỏ và khu vực khác không bị tác động.
Câu 3: Cho đoạn thông tin sau:
“Chiến tranh Lạnh được hiểu là thời kì căng thẳng về mặt chính trị và quân sự giữa Mỹ và Liên Xô sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Yếu tố “chiến tranh” ở đây thể hiện sự đối đầu sâu sắc về mặt quyền lực và ý thức hệ giữa 2 nước; trong khi đó “lạnh” phản ánh việc Liên Xô và Mỹ không sử dụng vũ khí “nóng” (các loại vũ khí truyền thống) trong mối quan hệ kình địch này, mà thay vào đó là cuộc chạy đua vũ trang, nổi bật là vũ khí hạt nhân”.
(Walter Lippmann, New York Herald Tribune: Cold War, 1947)
a) Thuật ngữ “lạnh” trong Chiến tranh Lạnh thể hiện việc Mỹ và Liên Xô không sử dụng vũ khí truyền thống trong cuộc đối đầu.
b) Chiến tranh Lạnh là giai đoạn căng thẳng chính trị và quân sự giữa Mỹ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
c) Trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô đã trực tiếp tham gia vào nhiều cuộc chiến tranh lớn bằng vũ khí hạt nhân.
d) Cuộc chạy đua vũ trang, đặc biệt là vũ khí hạt nhân, là một đặc trưng nổi bật của Chiến tranh Lạnh.
=> Giáo án Lịch sử 9 cánh diều bài 7: Chiến tranh lạnh (1947 - 1989)