Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 9 cánh diều bài 21: Cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Lịch sử 9 cánh diều bài 21: Cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: =>

Câu 1: Đọc tư liệu sau:

“Nước Mỹ là quốc gia khởi đầu và tiến hành thực hiện cách mạng công nghiệp lần ba trong khoảng nửa sau thế kỉ XX. Đặc trưng của cuộc cách mạng này là sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba đạt được nhiều thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực như Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học… góp phần thay đổi đời sống con người, đặt nền tảng cho sự ra đời và phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ tư.”

(Trích từ bài viết: Cách mạng khoa học-công nghệ và tác động của nó đến con người và xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam)

a) Cách mạng công nghiệp lần thứ ba còn được gọi là Cách mạng kĩ thuật số.

b) Trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối (Iot) và dữ liệu lớn (Big Data) là những thành tựu cơ bản của cách mạng công nghiệp lần thứ ba.

c) Cách mạng 3.0 là tên gọi khác của cách mạng công nghiệp lần thứ 3.

d) Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 là cuộc cách mạng diễn ra vào thời kì cận đại.

Câu 2: Đọc tư liệu sau đây:

“Khi máy có thể giảm bớt lao động bằng cơ bắp thì lao động phụ nữ và trẻ em được sử dụng rộng rãi. Tiền lương của họ rất thấp so với lương nam giới. Chủ nghĩa tư bản với những ống khói ngất trời, những thành phố sầm uất cũng không làm cho đời sống của người lao động tốt đẹp hơn. Phần lớn công nhân đến 40 tuổi đều bị mất khả năng lao động, cũng có người đến 45 tuổi nhưng hầu như không ai sống tới 50. Chínhvì vậy, họ phải đứng lên đấu tranh đòi hỏi quyền lợi và địa vị con người. Ban đầu, họ rất căm thù máy móc, tiến hành phá máy, phá xưởng. Họ không hiểu rằng nguồn gốc của mọi sự đau khổ không phải là máy mà là chủ nghĩa tư bản sử dụng máy.”

(Vũ Dương Ninh: Lịch sử thế giới cận đại,Nxb Giáo dục, 2009, trang 39)

a) Mặt trái của cách mạng công nghiệp là sự bóc lột sức lao động của phụ nữ, trẻ em.

b) Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đã dẫn đến sự bùng nổ của cách mạng tư sản.

c) Bóc lột tàn tệ người lao động là bản chất của chủ nghĩa tư bản không thể thay đổi.

d) Để chấm dứt sự bóc lột của tư bản với người lao động, cần phá hủy hết máy móc.

Câu 3: Đọc tư liệu sau đây:

“Cách mạng công nghiệp thời hiện đại giúp việc tìm kiếm, chia sẻ thông tin trở nên thuận lợi, con người có thể trao đổi, giao tiếp thông qua các ứng dụng trên Internet một cách nhanh chóng, quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, khu vực cũng diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn. Tuy nhiên nó cũng phát sinh các vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin cá nhân, tính chính xác của thông tin được chia sẻ, làm gia tăng sự xung đột giữa giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại. Nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.”

(Trích từ bài viết Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam, tạp chí Cộng sản)

a) Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại giúp tìm kiếm, chia sẻ thông tin một cách dễ dàng, thuận lợi.

b) Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại phát sinh các vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin cá nhân, tính chính xác của thông tin được chia sẻ.

c) Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại thúc đẩy quá trình xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.

d) Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại làm tăng nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

Câu 4: Đọc tư liệu sau đây:

Cùng với nhận thức về toàn cầu hóa, Việt Nam từng bước tiến hành hội nhập quốc tế. Đại hội IX của Đảng đã đề ra chủ trương: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường”

(Nguyễn Mạnh Hùng, Về hội nhập quốc tế và tham gia tiến trình toàn cầu hóa của Việt Nam, Tạp chí Cộng sản)

a) Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế với tinh thần phát huy tối đa nội lực.

b) Hội nhập quốc tế đồng nghĩa với việc từ bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa.

c) Hội nhập quốc tế đi đôi với bảo vệ lợi ích dân tộc và an ninh quốc gia.

d) Bản sắc văn hóa dân tộc là yếu tố được chú trọng nhất trong hội nhập quốc tế.

Câu 5: Đọc tư liệu sau đây:

Toàn cầu hóa buộc các dân tộc muốn tiếp tục tồn tại và phát triển phải hòa nhập vào trào lưu chung để tiếp thu những thành tựu văn hóa - văn minh chung của nhân loại. Nói cách khác, dù phản đối hay ủng hộ toàn cầu hóa về phương diện văn hóa, các quốc gia đều phải tìm phương thức ứng xử mới với toàn cầu hóa. 

(Nguyễn Thị Thường, Toàn cầu hóa từ góc nhìn văn hóa, Tạp chí Cộng sản)

a) Toàn cầu hóa là một trong những điều kiện bắt buộc để các dân tộc tồn tại và phát triển.

b) Các quốc gia cần điều chỉnh chính sách để phù hợp với xu thế toàn cầu hóa.

c) Muốn đi theo xu thế toàn cầu hóa đồng nghĩa với việc từ bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa.

d) Việc tiếp thu thành tựu văn hóa - văn minh của nhân loại là một trong những thách thức của toàn cầu hóa.

=> Giáo án Lịch sử 9 cánh diều bài 21: Cách mạng khoa học - kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 9 cánh diều cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay