Trắc nghiệm đúng sai sinh học 7 kết nối Bài 30: trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn sinh học 7 kết nối Bài 30: trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập trong chương trình mới. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: =>
Câu 1: Ở đa số thực vật, sự hấp thụ nước và chất khoáng diễn ra chủ yếu ở các tế bào lông hút ở rễ. Sự phát triển của bộ rễ ảnh hưởng lớn đến quá trình hấp thụ nước và muối khoáng của cây. Nước và chất khoáng hòa tan trong đất được lông hút hấp thụ sẽ được vận chuyển đi qua các tế bào vỏ rễ rồi vào mạch gỗ của cây đi đến các bộ phận khác (dòng đi lên). Khi nói về sự hấp thụ nước và chất khoáng từ môi trường ngoài và rễ, nhận định nào đúng, nhận định nào sai?
a) Cây hấp thụ nước và chất khoáng chủ yếu qua lông hút của rễ.
b) Bộ rễ không ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và chất khoáng.
c) Nước và chất khoáng sau khi được hấp thụ sẽ đi trực tiếp vào mạch gỗ mà không qua các tế bào vỏ rễ.
d) Dòng vận chuyển nước và chất khoáng trong cây diễn ra theo hướng đi lên.
Câu 2: Quan sát hình sau và cho biết nhận định nào đúng?
a) Thân cây có hai loại mạch là mạch gỗ và mạch rây.
b) Mạch gỗ vận chuyển nước và chất khoáng từ lá xuống rễ.
c) Mạch rây vận chuyển chất hữu cơ từ lá đến các bộ phận khác của cây.
d) Mạch gỗ và mạch rây có chức năng giống nhau.
Câu 3: Mỗi nhận định sau là đúng hay sai khi nói về mục đích của việc cắt bỏ bớt lá khi chuyển một cây gỗ lớn đi trồng một nơi khác?
a) Giảm tối đa lượng nước thoát ra, tránh cho cây bị thiếu nước.
b) Hạn chế hiện tượng cành bị gãy khi vận chuyển.
c) Giảm bớt khối lượng để dễ vận chuyển.
d) Hạn chế bộ lá bị hỏng khi vận chuyển.
Câu 4: Khi nói về nguyên nhân làm cho những giống cây không chịu mặn mất khả năng sinh trưởng trên đất có nồng độ muối cao, mỗi mệnh đề sau là đúng hay sai?
a) Thế nước của đất thấp.
b) Hàm lượng oxi trong đất thấp.
c) Các ion khoáng gây độc đối với cây.
d) Các tinh thể muối trong đất gây khó khăn cho hệ rễ hút nước và sinh trưởng bình thường.
Câu 5: Mỗi mệnh đề sau là đúng hay sai khi nói về đặc điểm cấu trúc trong hình bên dưới?
a) Đây là con đường thoát hơi nước duy nhất của cây.
b) Mỗi tế bào chứa nhiều lục lạp.
c) Tốc độ thoát hơi nước phụ thuộc vào độ mở của cấu trúc này.
d) Mỗi cấu trúc như vậy có hai tế bào hình hạt đậu xếp úp vào nhau.
Câu 6: Cây xương rồng, một loại cây mọng nước chuyên sống ở vùng khô hạn. Dựa vào những hiểu biết của mình, em hãy cho mỗi nhận định sau là đúng hay sai khi nói về đặc điểm của cây xương rồng giúp nó có thể sống được ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt như vậy?
a) Lá nhỏ hoặc tiêu biến để tránh mất nước.
b) Cơ thể mọng nước để dự trữ nước.
c) Có tầng cutin dày bao quanh thân để hạn chế mất nước.
d) Chủ yếu hấp thụ hơi nước trong không khí.
Câu 7: Hình bên biểu diễn quá trình thoát hơi nước của một cây C3 trong một ngày nắng ráo. Các đường cong A, B chỉ các con đường thoát hơi nước qua lá. Hãy cho biết nhận định nào sau đây đúng hay sai?
a) Đường cong A mô tả sự thoát hơi nước qua cutin.
b) Đường cong B mô tả sự thoát hơi nước qua khí khổng.
c) Thoát nước bằng đường cong A có thể điều chỉnh được và là động lực chính cho rễ hút nước.
d) Thoát nước bằng đường cong B ít hơn đường cong A và xảy ra tốc độ chậm hơn.
=> Giáo án KHTN 7 kết nối bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật